Văn hóa

Performance of Yeomillak (“Joy of the People”), court music composed during the reign of King Sejong in the 15th century.

Hình ảnh biểu diễn "yeomillak" (có nghĩa là niềm vui của bách dân) được sáng tác từ thời vua Sejong của Joseon.


Gugak

Thuật ngữ Gugak, nghĩa đen là “quốc nhạc”, đề cập đến âm nhạc và các điệu múa truyền thống Hàn Quốc. Âm nhạc Hàn Quốc có lịch sử phát triển từ lâu đời nhưng phải đến đầu thế kỷ 15, khi vua Sejong thuộc Triều đại Joseon (1392 - 1910) chỉnh đốn lại âm nhạc cung đình, mốc phát triển của dòng nhạc truyền thống mới được chính thức ghi chép lại. Vua Sejong đã sáng tạo ra hệ thống ghi chép âm nhạc của riêng Hàn Quốc (gọi là jeongganbo), tạo nên "Jongmyo Jeryeak" - âm nhạc tế lễ trong các nghi lễ tổ tiên hoàng gia tại điện thờ Jongmyo (được liệt kê vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO vào năm 2001). Ông cũng sáng tác tác phẩm âm nhạc "Yeomillak" (nghĩa là niềm vui của bách dân). Thuật ngữ "Gugak" lần đầu được sử dụng bởi Jangagwon, một tổ chức triều đình thời hậu Joseon chịu trách nhiệm về âm nhạc, để phân biệt âm nhạc truyền thống Hàn Quốc với nhạc nước ngoài.

Âm nhạc truyền thống Hàn Quốc được chia thành: nhạc chính thống (được gọi là jeongak và jeongga) được sử dụng trong cung đình và tầng lớp quý tộc Joseon; pansori của dân thường; nhạc dân gian sanjo; nhạc jeongjae được trình diễn cho nhà vua tại các nghi lễ quốc gia; nhạc và điệu múa dân gian như salpuri, seungmu. Jeongak là tên chung của các loại âm nhạc cung đình, youngsanhwesang, gagok, sijo... dành cho tầng lớp thượng lưu xưa. Các thể loại nhạc khác như nhạc Phật giáo (nhạc shaman, beompae) hay nhạc dân ca, pansori, japga và sanjo của tầng lớp bình dân được gọi chung là minsogak (nhạc dân gian).

Trong số các bài hát dân ca, Arirang là bài hát thể hiện rõ nhất cảm xúc của dân tộc Hàn Quốc và đã được UNESCO liệt kê vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2012. Có hàng ngàn biến thể của lời bài hát và giai điệu Arirang theo các khu vực như Miryang, Jeongseon, Jindo….

Nhạc cụ truyền thống gugak cũng rất đa dạng. Nhạc cụ âm nhạc truyền thống bao gồm hơn 60 loại khác nhau như sáo, các loại đàn dây, các loại trống, nhạc cụ gõ… cùng hòa âm với nhau để tạo ra âm thanh đa dạng. Các nhạc cụ dây bao gồm gayageum, geomungo, ajaeng, pipa và haegeum. Nhạc cụ gió bao gồm daegeum, sáo, danso và taepyeongso. Nhạc cụ gõ như trống, kkwaenggwari, janggu, jing… cũng là những nhạc cụ truyền thống phổ biến.

<b>Buchaechum (Fan Dance).</b> A traditional form of Korean dance usually performed by groups of female dancers holding fans with floral designs on them.

Buchaechum (múa quạt).Loại hình múa quạt truyền thống của Hàn Quốc thường được biểu diễn theo nhóm các vũ công mặc hanbok.


Múa dân gian

Tùy thuộc vào nội dung muốn thể hiện, có rất nhiều điệu múa dân gian đa dạng như salpurichum (điệu múa làm trong sạch linh hồn), gutchum (điệu múa nghi lễ Shaman), taepyeongmu (điệu múa hòa bình), hallyangchum (điệu múa của người lười), buchaechum (múa quạt), geommu (múa gươm), seungmu (điệu múa của nhà sư). Trong số này, talchum (múa mặt nạ), hình thức biểu diễn nhằm châm biếm tầng lớp quý tộc Joseon và cầu mùa màng bội thu là đại diện tiêu biểu nhất cho âm nhạc nhà nông. Các nhạc cụ như kkwaenggwari và trống được sử dụng cho múa mặt nạ và múa nhà nông để làm cho không khí sôi động.

“Myeong-Seon (Meditation with Tea)

“Myeong-seon (suy ngẫm cùng trà)” của tác giả Kim Jeong-hui (bút danh: Chusa, 1786 - 1856) (Joseon, thế kỷ 19)

Hội họa và thư pháp

Hội họa Hàn Quốc cho đến nay đã không ngừng thay đổi cùng với lịch sử Hàn Quốc. Thông qua những bức họa trong các lăng mộ cổ, chúng ta có thể thấy kỹ năng vẽ phức tạp nhưng tinh xảo của người Goguryeo, Baekje, Silla. Theo dòng lịch sử, các tư tưởng và phong cách này đã bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc và sau đó được truyền bá đến Nhật Bản. Đặc biệt, hội họa Phật giáo phổ biến trong Triều đại Goryeo và muninhwa (tranh thủy mặc) phổ biến trong Triều đại Joseon. Riêng tranh sơn thủy phổ biến ở mọi thời đại. Giới trí thức Joseon ưa thích tranh tứ bình với chủ đề tứ quân tử (gồm lan, cúc, trúc, mai) và động vật như hổ, hươu, hạc....

Hội họa Hàn Quốc vào thế kỷ 18 phổ biến là tranh phong cảnh miêu tả cuộc sống của người dân thường chứ không phải hoàng tộc. Họa sĩ thiên tài của thể loại tranh này tiêu biểu là Kim Hong-do và Sin Yun-bok với những bức họa đầy phá cách chưa từng có vào thời điểm đó, ví dụ như hình ảnh người phụ nữ để lộ đùi khi làm dịu cái nóng bên dòng suối.

Thư pháp là nghệ thuật điều chỉnh bút lông và mực tàu để viết chữ đẹp bên cạnh nghệ thuật hội họa, loại hình nghệ thuật này rất được người Hàn Quốc yêu thích. Thư pháp sử dụng "văn phòng tứ bảo" gồm bút lông, mực tàu, giấy và nghiên mài mực.

Kim Jeong-hui (1786 - 1856) là một nghệ sĩ thư pháp chiếm vị trí độc tôn trong lịch sử nghệ thuật thư pháp Hàn Quốc cũng như trên thế giới. Ông đặc biệt nổi tiếng vì đã phát triển một phong cách tạo hình đột phá trong tác phẩm của mình, đến mức độ ngay cả thời hiện đại cũng phải ngạc nhiên khi chiêm ngưỡng những tác phẩm của ông, phong cách này được đặt tên theo bút danh của ông là phong cách Chusa.

<b>Ssireum (Korean Wrestling) by Kim Hong-do (1745-1806).</b> This genre painting by Kim Hong-do, one of the greatest painters of the late Joseon Period, vividly captures a scene of traditional Korean wrestling where two competing wrestlers are surrounded by engrossed spectators.

"Ssireum" (đấu vật Hàn Quốc) của Kim Hong-do (1745 - 1806) (Joseon, thế kỷ 18) . Bức họa này phác họa khung cảnh của trò chơi đấu vật, môn thể thao truyền thống của Hàn Quốc, từ góc nhìn của người ngồi xem xung quanh và gợi tưởng cảnh đấu vật thực tế. Ngoài việc miêu tả thực khung cảnh, tác phẩm còn cho thấy sự sống động từ những biểu cảm và ngoại hình khác nhau của các nhân vật trong tranh.


Đồ gốm

<b>Kiln Site in Gangjin, Jeollanam-do.</b> The remains of ancient kilns can be seen in Gangjin, which was one of the main producers of celadon wares during the Goryeo period.

Khu vực lò nung ở Gangjin, tỉnh Jeollanam-do. Tàn tích còn lại được bảo tồn nguyên vẹn của các lò nung cổ xưa ở Gangjin, một trong những trung tâm sản xuất đồ gốm tráng men ngọc bích thời kỳ Triều đại Goryeo

Đồ gốm truyền thống của Hàn Quốc được chia thành cheongja (gốm sứ xanh) và baekja (gốm sứ trắng). Gốm xanh ngọc bích là đại diện cho gốm sứ Hàn Quốc trong khoảng 700 đến 1.000 năm trước. Gốm xanh ngọc bích được chú ý bởi bề mặt xanh màu ngọc bích hấp dẫn và kỹ thuật khắc chìm độc đáo. Gangjin ở tỉnh Jeollanam-do và Buan ở tỉnh Jeollabuk-do là hai lò gốm sứ xanh nổi tiếng.

Gốm sứ trắng là đại diện tiêu biểu của gốm sứ Hàn Quốc trong 100 đến 600 năm về trước. Gốm sứ trắng gồm có gốm trắng không pha màu, sứ trắng hoa văn xanh vẽ bằng màu xanh coban, sứ trắng hoa văn đỏ vẽ bằng sắt đã ôxi hóa. Chất nhuộm xanh coban đắt giá được nhập về từ Ba Tư qua Trung Quốc.

Cung đình hoàng gia Joseon cũng vận hành các lò nung riêng ở Gwangju, tỉnh Gyeonggi-do, nơi sản xuất các sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Từ 400 năm trước, các kỹ thuật tiên tiến được sử dụng để sản xuất đồ gốm đã truyền sang Nhật Bản do những thợ gốm Joseon bị bắt cóc trong cuộc xâm lược Hàn Quốc của Nhật Bản (1592 - 1598).

Ngoài gốm sứ xanh và trắng, còn có buncheong là loại gốm thịnh hành trong 500 đến 600 năm trước. Loại gốm sứ này là sản phẩm của những người thợ vốn làm việc trong các lò gốm của triều đình Goryeo, về sau đã bỏ ra làm độc lập khi triều đình bị diệt vong và các lò gốm bị phá hủy. Các tác phẩm nghệ thuật truyền thống như tranh vẽ, thư pháp, đồ gốm... đang được giao dịch rộng rãi ở các cửa hàng bán đồ cổ và các phòng trưng bày ở Insadong, Seoul.

(Clockwise from left top) Celadon Melon-shaped Bottle (Goryeo, 12th century); Celadon Jar with Peony Design (Goryeo, 12th century); White Porcelain Bottle with String Design in Underglaze Iron (Joseon, 16th century); Buncheong Bottle with Lotus and Vine Design (Joseon, 15th century) (Source: National Museum of Korea)

1. Bình gốm xanh hình quả dưa lê vàng (Goryeo, thế kỷ 12)
2. Lọ gốm sứ xanh với họa tiết hoa mẫu đơn (Goryeo, thế kỷ 12)
3. Bình buncheong với họa tiết dây leo hoa sen (Joseon, thế kỷ 15)
4. Bình gốm sứ trắng với họa tiết dây thừng (Joseon, thế kỷ 16)



150209_FAK_traditional_arts_7.jpg

Tủ hai tầng để đựng quần áo. Chiếc tủ gỗ đựng quần áo này không chỉ bền và có tính ứng dụng cao, mà phần trang trí bằng xà cừ ở cửa tủ còn tăng thêm tính nghệ thuật cho cả chiếc tủ.


Thủ công mỹ nghệ

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hàn Quốc đã được sử dụng trong đời sống hàng ngày suốt hàng ngàn năm lịch sử nên rất đa dạng. Các nghệ nhân làm các đồ nội thất như tủ quần áo, bàn ghế... từ gỗ và các vật phẩm hàng ngày từ tre, mây, cỏ dù, đậu tía.... Họ sử dụng giấy hanji để tạo ra mặt nạ và búp bê hoặc ghép giấy hanji lại và sử dụng để trang trí.

Họ còn dùng sơn mài để trang trí bên trong hộp đựng đá quý, hộp trang điểm, hộp đựng đồ may vá hoặc tán sừng bò thành những lớp mỏng như giấy để trang trí thành nhiều hình dạng khác nhau. Các nghệ nhân còn phát triển kỹ thuật trang trí sử dụng các mảnh cắt từ quả bầu đã được tô màu hoặc trang trí đồ nội thất bằng vỏ sò, vỏ bào ngư.

Đồ thủ công của phụ nữ bao gồm thêu thùa và thắt chỉ. Chỉ thêu được sử dụng để tạo hoa văn trên vải trang trí cho hanbok, bình phong và đệm ngồi, ngoài ra còn có norigae (phụ kiện trang trí của phụ nữ) được làm bằng cách thắt các sợi chỉ to thành hình đa dạng. Ngoài thêu và thắt chỉ, kỹ thuật nhuộm vải với nhiều màu sắc khác nhau cũng đã rất thịnh hành.

(Top) Women’s toiletry cases; (middle left) Naturally dyed fabrics; (middle right) Embroidered accessories; (bottom) Korean mulberry paper dolls.

1. Hộp đựng lược chải tóc
2. Vải nhuộm tự nhiên nhiều màu sắc
3. Norigae (maedeup) và thêu thùa, đồ trang sức được làm bằng cách thêu hoa với nhiều chỉ màu khác nhau
4. Búp bê giấy được làm bằng cách dán từng mảnh giấy hanji làm từ vỏ cây dâu tằm và sấy khô