Du lịch

Thủ đô Seoul vừa là một phần quan trọng trong di sản văn hóa Hàn Quốc vừa là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất đối với du khách nước ngoài khi đến Hàn Quốc. Đây là thành phố có lịch sử hơn 600 năm được xây dựng từ thời Joseon. Trong trung tâm thành phố vẫn còn nhiều dấu tích lịch sử như cung điện và tàn tích của các thành quách. Cảm giác hơi thở của xã hội Hàn Quốc xưa vẫn còn in dấu trên đường phố và các ngõ hẻm tại Seoul.

Cung Gyeongbokgung

Gyeongbokgung Palace. The main Royal Palace of Joseon located at the heart of Seoul

Cung Gyeongbokgung. Toàn cảnh cung Gyeongbokgung của Triều đại Joseon ở trung tâm Seoul




Dancheong is a traditional method of decorating various palace and temple buildings with intricate

Dancheong. Dancheong là một phương pháp trang trí nhà gỗ truyền thống bằng cách vẽ các họa tiết phức tạp bằng năm màu chinh: xanh (tượng trưng cho phía Đông), trắng (Tây), đỏ (Nam), đen (Bắc) và vàng (trung tâm). Phương pháp này cũng có tác dụng bảo vệ cấu trúc gỗ khỏi sự phá hủy của thiên nhiên.



Tọa lạc ở chân núi Bugaksan, ngọn núi chính của Seoul, cung Gyeongbokgung nằm ở khu vực trung tâm thành phố. Cung Gyeongbokgung giữ vai trò là cung điện chính của hoàng gia Joseon trong khoảng 200 năm từ năm 1395. Tuy nhiên, toàn bộ cung đã bị thiêu hủy khi Nhật Bản xâm lược Hàn Quốc vào năm 1592. Cung bị lãng quên trong đống đổ nát trong vòng 275 năm và sau đó được phục hồi lại khang trang hơn vào năm 1867. Nhưng chỉ chưa đầy 50 năm sau, cung điện này lại tiếp tục phải trải qua thử thách dưới sự thống trị của thực dân Nhật. Năm 1910, người Nhật xâm chiếm Triều đại Joseon, phá hủy phần trước của cung Gyeongbokgung và xây dựng Phủ Tổng đốc Triều Tiên - trụ sở của chế độ thuộc địa. Tòa nhà bằng đá này được hoàn thành vào năm 1927 và tiếp tục được sử dụng sau khi giải phóng năm 1945, đến năm 1997 mới bị phá hủy như một phần của nỗ lực xóa bỏ những dấu vết còn lại của giai đoạn thuộc địa. Một phần trong số những tàn tích của tòa nhà đã được đưa đến Đài kỷ niệm độc lập của Hàn Quốc ở Cheonan để làm tư liệu trưng bày.

Công trình khôi phục cung Gyeongbukgung đã được hoàn thiện vào năm 2010. Một số tòa nhà trong cung điện đã được khôi phục nguyên bản và cổng chính của cung, Gwanghwamun, trước bị chuyển sang phía Đông dưới thời thuộc địa, nay đã được chuyển về vị trí ban đầu. Ngày nay, những kiệt tác kiến trúc trong cung như điện Geunjeongjeon (nơi vua thiết triều) và đình Gyeonghoeru (địa điểm tổ chức yến tiệc) là những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan nhờ vẻ đẹp của sự đồ sộ và kiến trúc xuất chúng.




Khu vườn của cung Changdeokgung

Changdeokgung Palace Garden. A view of the rear garden of Changdeokgung Palace, including Buyongjeong and Juhamnu Pavilions, with Buyongji Pond situated between them

Khu vườn của cung Changdeokgung. Quang cảnh khu vườn của cung điện thứ hai được xây dựng sau cung Gyeongbokgung - cung Changdeokgung bao gồm Buyongjeong, Buyongji và Juhamnu.



Vườn sau của cung Changdeokgung - đại diện cho vườn truyền thống của Hàn Quốc cũng là một địa điểm du lịch quan trọng ở Seoul. Khu vườn nhân tạo ở sau cung Changdeokgung được sử dụng làm nơi tổ chức các bữa tiệc hoàng gia và dã ngoại cho hoàng thất. Khu vườn này còn có tên gọi khác là "biwon" hay "geumwon". Đáng chú ý là ngoài ao nhân tạo được đào trong vườn và nhiều hiên hóng mát lớn và nhỏ được xây dựng, người ta không xây dựng vườn hoa riêng mà duy trì cảnh quan thiên nhiên vốn có. Khu vườn đã từng được mở cửa toàn bộ cho người tham quan nhưng do thiệt hại nghiêm trọng nên việc mở cửa công khai đã bị ngừng từ năm 1976. Khu vườn được mở cửa một phần sau khi được phục hồi và sau đó, từ tháng 5 năm 2004, khu vực tham quan đã được mở rộng thêm. Hiện nay, du khách có thể đặt chỗ trước qua mạng internet, tuy nhiên số lượng người tham quan bị giới hạn.

Geummamun Gate at the Changdeokgung Palace Garden in Jongno, Seoul

Cổng Geummamun của vườn sau cung Changdeokgung ở Jongno, Seoul



Cung Deoksugung

Đây là cung điện chứa đựng nỗi đau thương của Triều đại Joseon như một ngọn đèn trước gió khi phải đối mặt với cuộc chiến chống ngoại xâm vào những năm cuối thế kỷ 19. Vốn sống tại cung Gyeongbokgung, sau khi chuyển đến đại sứ quán Nga để tránh sự can thiệp của Nhật Bản, vua Gojong đã chuyển đến cung Deoksugung, quyết định này đã thu hút sự chú ý của các nhà ngoại giao. Vào thời điểm đó, xung quanh cung Deoksugung có các đại sứ quán của Mỹ, Nga, Anh và Pháp. Hiện tại, nghi lễ đổi gác cổng cung trong trang phục truyền thống được tái hiện ba lần một ngày vào lúc 11:00 sáng, 2:00 chiều và 3:30 chiều mỗi ngày, trừ thứ Hai. Lối đi dạo dọc theo bức tường của cung điện này đặc biệt nổi tiếng trong giới trẻ, những người luôn yêu thích và muốn tìm kiếm không gian lãng mạn.

Deoksugung Palace. Unlike other Royal Palaces of Joseon, Deoksugung contains both Western style stone buildings and traditional wooden structures.

Cung Deoksugung. Không giống như các cung điện khác trong Triều đại Joseon, cung Deoksugung đặc trưng bởi sự kết hợp của kiến trúc theo phong cách phương Tây và gỗ truyền thống.



Cổng Sungnyemun (Namdaemun)

Đây là cổng chính phía Nam của tòa thành Seoul cũ. "Sungnyemun" có nghĩa là cánh cửa tôn sùng lễ nghĩa. Tất cả sản phẩm hàng hóa và người dân đến từ phía Nam đều phải đi qua cánh cổng này để vào Seoul. Đây là cổng thành lớn nhất hiện có ở Hàn Quốc và được chỉ định là báu vật quốc gia số 1 vào năm 1962. Cổng này đã bị hư hại nghiêm trọng trong một vụ hỏa hoạn vào tháng 2 năm 2008, nhưng sau đó đã được khôi phục lại toàn diện hình dáng ban đầu. Chợ Namdaemun là một địa điểm yêu thích của khách du lịch và người muốn mua hàng giá cả phải chăng. Đó là do chợ này có nhiều cửa hàng bán các mặt hàng đa dạng như quần áo, đồ bếp, thiết bị gia dụng và các hàng hóa khác với mức giá hợp lý và chất lượng tốt. Rất nhiều cửa hàng kinh doanh trong khu vực này có cả xưởng hay nhà máy riêng nhằm giảm thiểu quá trình lưu thông trung gian, giúp duy trì mức giá cạnh tranh.

Historical_Heritage_05.jpg
1. Sungnyemun Gate 2. Heunginjimun Gate Seoul, the capital of the Joseon Dynasty, was protected by a long stone wall with eight gates, two of which, Sungnyemun (Namdaemun or South Gate) and Heunginjimun (Dongdaemun or East Gate), can still be seen today. The first, literally “Gate of Exalted Ceremonies,” is famous for being the Korean National Treasure No. 1, while the second, Heunginjimun, is the only one of the eight fortress gates protected by a semicircular gate-guard wall.

1. Cổng Sungnyemun 2. Cổng Heunginjimun
Thành quách Seoul được xây dựng để bảo vệ Hanseongbu, nơi có các cơ sở triều đình quan trọng trước đây. Sungnyemun (Namdaemun hoặc cổng Nam) và Heunginjimun (Dongdaemun hay cổng Đông) là hai cổng trong số 8 cổng thành, lần lượt là các cổng nằm ở phía Nam và phía Đông. Sungnyemun, có ý nghĩa là "cánh cửa tôn sùng lễ nghĩa", được chỉ định là bảo vật quốc gia số 1. Heunginjimun là cổng duy nhất trong số 8 cổng của pháo đài được bảo vệ bởi một bức tường hình bán nguyệt (tên gọi là ongseong).



Cổng Heunginjimun (Dongdaemun)

Đây là cổng phía Đông của Seoul cũ. "Heunginjimun" có nghĩa là cánh cổng nêu cao lòng nhân từ. Xung quanh cổng có một vài chợ lớn. Các khu chợ Gwangjang, chợ Pyeonghwa, chợ Sinpyeonghwa và chợ tổng hợp Dongdaemun đều được quy về gọi bằng tên chung là chợ Dongdaemun. Tất cả những chợ này đặc biệt nổi tiếng về các mặt hàng thời trang đa dạng, gọi chung là "thời trang Dongdaemun". Trái với các cửa hàng bách hóa nơi thường bán các sản phẩm cao cấp đắt tiền, chợ Dongdaemun dẫn đầu về thời trang cho phụ nữ trung lưu. Khách hàng chính của chợ Dongdaemun là những nhà bán lẻ quần áo trên toàn quốc.



Quảng trường Gwanghwamun

Quảng trường Gwanghwamun dài 555m và rộng 34m là một quảng trường rộng lớn kéo dài từ cổng Gwanghwamun đến tận ngã tư đường Sejong-ro. Với mong muốn trả lại con đường trung tâm của thành phố lịch sử 600 năm tuổi cho người dân, chính quyền thành phố Seoul đã biến nơi từng là một con đường dành cho xe đi lại thành công viên và mở cửa cho người dân từ năm 2009. Tại quảng trường có dựng tượng đồng vua Sejong và tướng quân Yi Sun-shin. Gần quảng trường tập trung rất nhiều công ty truyền thông lớn và khách sạn nổi tiếng.