Du lịch

Gyeongju, thủ đô nghìn năm

Thành phố Gyeongju ở tỉnh Gyeongsangbuk-do xưa từng là cái nôi và cũng là kinh đô của nhà nước Silla (57 TCN – 935 SCN) trong khoảng một thiên niên kỷ. Di sản lịch sử và văn hóa hiện còn tồn tại nguyên trạng tại đây đã giúp thành phố được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2000 dưới tên gọi là “Khu vực di tích lịch sử thành phố Gyeongju”. Các minh chứng di sản phản ánh hào quang của nền văn hóa Silla gồm chùa Bulguksa - được xây dựng để thể hiện thế giới lý tưởng của Đạo Phật mà người Silla tôn sùng; động Seokguram - một hang động nhân tạo được tôn vinh vì kiến trúc độc đáo và các tác phẩm điêu khắc nổi bật; đài thiên văn Cheomseongdae, được xem là đài thiên văn cổ nhất châu Á; di tích còn lại của chùa Hwangnyongsa và chùa Bunhwangsa đóng vai trò là trung tâm văn hóa của Phật Giáo thời kì Silla.

Đặc biệt, nơi đây còn lại rất nhiều ngôi mộ của hoàng gia và quý tộc ở khu vực đồng bằng Gyeongju. Các nhà khảo cổ đã khám phá ra các kho tàng vô giá trong một vài lăng mộ này, như hình ảnh của một con thiên mã được vẽ trên vỏ cây gỗ roi trắng (lăng mộ Cheonmachong), vương miện vàng và đồ trang sức bằng vàng thể hiện nghệ thuật mỹ nghệ tinh tế của Silla (lăng mộ Geumgwanchong). Bên cạnh giá trị khảo cổ học, bản thân những lăng mộ này ở trung tâm thành phố Gyeongju cũng tạo nên cảnh quan đẹp dị thường và hấp dẫn.

Các tín đồ Phật giáo Silla vào thế kỷ 8 đã làm một cái chuông cực lớn được gọi là “chuông thần của đại đế Seongdeok”. Cũng như kích thước đồ sộ của nó, chiếc chuông nổi tiếng vì có âm thanh kéo dài rõ ràng khi đúc nhờ “ống âm” và hoa văn trang trí chạm trổ công phu ở bề mặt bên ngoài thân chuông. Núi Namsan nằm ở phía Nam của thành phố Gyeongju, đóng vai trò như một thành trì bảo vệ kinh đô và cho đến nay ở đây vẫn còn lưu lại rất nhiều di tích Phật giáo. Những di tích này thể hiện rõ đặc trưng nền văn hóa Phật giáo gắn với tín ngưỡng coi trọng núi và tín ngưỡng am thạch của thời kì Silla.

Namsan Mountain in Gyeongju. A seated Buddha image carved on a rock face on Namsan Mountain

Núi Namsan, Gyeongju (thành phố Gyeongju-si, tỉnh Gyeongsangbuk-do). Một bức tượng Phật khắc trong đá trên núi Namsan.


Tomb of King Muryeong (Gongju, Chungcheongnam-do). The burial chamber of the tomb of King Muryeong, the 25th ruler of Baekje, and his consort shows the influence of the Chinese Southern Dynasties.

Lăng mộ của vua Muryeong, còn gọi là Muryeongwangleung (Gongju, tỉnh Chungcheongnam-do). Đây là lăng mộ của vua Muryeong, vua thứ 25 của Baekje và các hoàng phi, cho thấy ảnh hưởng của các triều đại phía Nam Trung Quốc.



Gongju và Buyeo, thủ đô của Baekje

Gongju và Buyeo là hai thành phố thuộc tỉnh Chungcheongnam-do, là thủ đô của nước Baekje. Các dấu tích văn hóa Baekje trong giai đoạn này được thể hiện rõ nhất qua lăng mộ của vua Muryeong và quần thể các lăng mộ cổ khác ở Gongju, tảng đá Nakhwaam và hồ Gungnamji ở Buyeo.

Cụm lăng mộ Songsan-ri là nơi có tổng cộng 7 lăng mộ hoàng gia, trong đó có lăng mộ vua Muryeong, vị vua thứ 25 của Triều đại Baekje và các hoàng phi. Đây là nơi chúng ta có thể cảm nhận được bước chân của lịch sử của Baekje. Đặc biệt là, trong lăng mộ của vua Muryeong, các nhà khảo cổ học đã khám phá được nhiều vật phẩm quý giá chôn cùng được bảo tồn gần như nguyên vẹn, cung cấp nhiều manh mối quan trọng về lối sống của người Baekje. Buyeo, thủ đô cuối cùng của Baekje trong 123 năm, còn lưu giữ nhiều di tích có giá trị từ thời hoàng kim của một vương quốc có ảnh hưởng mạnh mẽ.

Nhiều di sản thời Baekje khác được bảo tồn trong thành phố, như cụm lăng mộ Neungsan-ri; tảng đá Nakhwaam liên quan đến thời kì bị diệt vong của Baekje; vườn sen Gungnamji có những đặc trưng của vườn thượng uyển Baekje. Ngày nay, các địa điểm này đều trở thành các khu du lịch hấp dẫn đối với những du khách yêu lịch sử.


Outside_Seoul_03.jpg

Nghệ thuật lên đồng Hahoe byeolsingut tallori. Điệu múa đeo mặt nạ truyền thống theo hình thức lên đồng được bảo tồn ở làng Hahoe, huyện Pungcheon-myeon, thành phố Andong-si nhằm mục đích phê phán, châm biến giai cấp thống trị.


Yangdong Village in Gyeongju. A village that has maintained the traditional lifestyle for over 500 years

Làng Yangdong, Gyeongju. Ngôi làng hiện vẫn duy trì lối sống truyền thống được bảo tồn, gìn giữ suốt 500 năm.


Làng Hahoe ở Andong và làng Yangdong ở Gyeongju

Vào năm 2010 hai làng cổ Hahoe ở Andong và Yangdong ở Gyeongju đã được UNESCO công nhận là “làng lịch sử Hàn Quốc”. Hai ngôi làng này vừa là nơi sinh sống của Yangban – tầng lớp thượng lưu trong triều đại Joseon, vừa được coi là làng quý tộc tiêu biểu. Hiện nay, nơi này vẫn duy trì, lưu giữ các không gian sinh hoạt nguyên vẹn của giai cấp thượng lưu thời Joseon cũng như cảnh quan xung quanh.

Các ngôi làng tiêu biểu của Hàn Quốc có nét chung ở chỗ đều được xây dựng ở những vị trí chọn theo phong thủy "núi gối đầu, sông trước mặt". Mỗi ngôi làng là một quần thể các ngôi nhà xen kẽ với các miếu thờ, gia đình, trường học, đình làng. Bao quanh làng là các cánh đồng trồng trọt cung cấp lương thực cần thiết cho người dân trong làng.

Làng Hahoe ở Andong được hình thành vào thế kỷ 17 khi một số gia đình của gia tộc Pungsan Ryu đến định cư ở đó. Ngôi làng hiện vẫn bảo tồn được hơn 450 ngôi nhà mái tranh và mái ngói truyền thống. Sông Nakdonggang là con sông uốn lượn bao quanh ngôi làng với đôi bờ là những rặng thông san sát tạo nên một quang cảnh đồng quê tuyệt đẹp. Làng Hahoe còn giữ lại được một loại hình biểu diễn truyền thống của làng là nghệ thuật lên đồng kết hợp múa mặt nạ được gọi là Hahoe byeolsingut tallori. Đây là nghi lễ gửi gắm lời cầu nguyện thần linh phù hộ cho sự bình an, thịnh vượng của làng. Ngoài ra, còn có trò chơi dân gian được tổ chức ờ khu vực bờ sông Nakdonggang, gọi là seonyu julbullori vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay.

Saemangeum Embankment. South Korea constructed a 33.9km–long seawall that connects Gunsan to Buan in Jeollabuk-do Province, turning wetland and sea into reclaimed land. Saemangeum was certified by Guinness World Records as the longest man-made sea barrier in the world. The project added a total area of 409 square kilometers to the Korean Peninsula.

Cổng cống Garyeok và kè Saemangeum thứ 2