Contributions From Experts

Nước mắt của người tha hương : "Tôi mong rằng nơi gặp mặt gia đình ly tán sẽ được thành lập"

17.04.2018
180417_displacedfamily_1.jpg

Korea.net đã gặp Seo Kyu Hoe – người tha hương của thế hệ thứ nhất tại Bảo tàng trung ương quốc gia vào ngày 16/4. Ông Seo nói: “Tôi thực lòng hoan nghênh việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh liên Triều trên lập trường người tha hương. Tôi đặt kỳ vọng lớn vào hội nghị lần này”.



Phóng viên Lee Hana, Park Hye Ri hlee10@korea.kr
Ảnh=Phóng viên Jeon Han hanjeon@korea.kr

Rakseon-li, huyện Onjeong, quận Yeonbaek, tỉnh Hwanghae.

Tuy đã hơn 70 năm trôi qua sau khi rời khỏi quê hương nhưng một người tha hương của thế hệ thứ nhất Seo Kyu Hoe (82 tuổi) vẫn giữ chặt địa chỉ của ngôi nhà mà ông đã sống khi thuở nhỏ trong lòng.

Ông Seo đã lên đường tị nạn khi hàn quốc và quân đội Liên hiệp quốc lui binh ngày 4/1 và quân đội Bắc Triều Tiên tràn vào cướp thành phố Seoul vào năm 1951- cuộc chiến tranh Hàn Quốc kéo dài diễn ra đầy biến động (chiến tranh ngày 25/6). Ông là người thứ ba trong gia đình bảy anh chị em, khi đó ông 14 tuổi.

Ông Seo nói: “Mẹ tôi đã bảo tôi, anh trai và chị gái của tôi đi tị nạn trong một tháng nên chúng tôi đã lên đường tị nạn trong lúc mơ màng. Khi đó, chúng tôi mang 2 bao gạo và sang đảo Gyodong, quận Ganghwa với người lớn khác, và đến bây giờ tôi vẫn không thể trở lại quê hương của mình”.

Sau khi đi tị nạn ở đảo Gyodong, Ông chưa bao giờ gặp lại gia đình đã ly tán của mình. Trong thời gian ông ăn hàng cứu trợ, thi kiểm tra chất lượng và chuyển phát bức thư, ông chỉ nghe tin các anh chị em của ông được bỏ lại ở Bắc Triều Tiên sơ tán tới quận Bukcheong, tỉnh Hamgyeongbuk.

Ông đặt tay chứa vết tích của thời gian lên ngực, đồng thời nói: “Tôi chỉ biết cháu đích tôn của anh trai tôi đang sống ở quê hương là quận Yeonbaek. Nếu tôi có thể gặp anh chị em được bỏ lại ở Bắc Triều Tiên, tôi muốn gửi lời xin lỗi về việc tôi không thể ở bên cạnh. Ước nguyên cuối của tôi là giải tỏa nỗi bận tâm trong lòng”.

Ông Seo Kyu Hoe đã phụ trách hội trường hội người dân trong quận Yeonbaek, phó hội trưởng hội người dân trong tỉnh Hwanghae để đứng hàng đầu trong các hoạt động của những người tha hương. Korea.net đã gặp ông Seo Kyu Heo và nghe những hy vọng về hội nghị thượng đỉnh liên Triều 2018 của những người tha hương vào ngày 14/4.

180417_displacedfamily_2.jpg

Ngày 16/4, cựu hội trưởng hội người dân trong quận Yeonbaek Seo Kyu Hoe nói: “Tôi hy vọng hai lãnh đạo Nam-Bắc sẽ mở ra cơ hội gặp gỡ gia đình ly tán, thăm quê hương và đi viếng mộ tổ tiên. Làm ơn hãy tặng 3 món quà như vậy cho các gia đình ly tán và những người tha hương có nỗi bận tâm”.



- Tình cảm với hội nghị thượng đỉnh liên Triều 2018 của ông thế nào ?

Tôi thực lòng hoan nghênh việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh liên Triều và đặt kỳ vọng lớn trên lập trường người tha hương. Tôi hy vọng có thể gặp gỡ các thành viên trong gia đình ly tán của mình và Hàn Quốc sẽ trở thành đất nước phồn vinh. Tôi cũng cầu chúc Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in giành quyền chủ đạo và đạt những kết quả tốt.

- Ông đang mong đợi điều gì với hội nghị thượng đỉnh liên Triều ?

Hai phần ba của những người gia đình ly tán đã qua đời với nỗi bận tâm. Chúng tôi cũng chỉ còn từ 5 năm đến 10 năm.

Tôi muốn nhờ Tổng thống Moon Jae-in bằng nước mắt và nỗi bận tâm của gia đình ly tán. Ước nguyện thứ nhất là cho chúng tôi gặp gỡ các gia đình ly tán của mình đươc bỏ lại ở Bắc Triều Tiên. Tôi mong muốn thành lập nơi gặp gỡ gia đình ly tán trước khi tôi chết. Thứ hai là thăm quê hương và cuối cùng là đi viếng mộ tổ tiên.

- Những người tha hương và gia đình ly tán họ có suy nghĩ giống với ông không ?

Chúng tôi đều trôi qua thời gian bằng nước mắt. Chúng tôi không thể trở về quê hương suốt đời và cũng không thể trở lại sau khi chết. Tôi nghĩ rằng mọi người tha hương có tình cảm giống nhau. Đó là một điều đáng buồn và chúng ta không nên để điều này xảy ra trong lịch sử nhân loại.

- Chúng tôi thấy ông có vẻ mong đợi nhiều điều với hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần này.

Chúng tôi không có nơi trở về sau khi chết. Thời gian đau khổ nhất là khi đến gần ngày tết và trung thu. Tại vì những người tha hương không có quê hương để về và gia đình để gặp gỡ nên chúng tôi luôn nén khóc một mình. Đây là hiện thực của chúng tôi.

Tất nhiên có những vấn đề hạt nhân, nhưng từ quan điểm của những người tha hương, gặp gỡ gia đình ly tán, thăm quê hương và đi viếng mộ tổ tiên là một thành quả lớn. Đây là món quà chính cho một người tha hương. Đó là đạo lý và nhiệm vụ cuối cùng của chúng tôi.

*Theo Ủy ban 5 tỉnh phía Bắc Triều Tiên của Bộ an toàn hành chính Hàn Quốc, người tha hương xuất thân từ Bắc Triều Tiên của thế hệ thứ nhất là khoảng 750 ngàn người. Khi tính toán cùng với thế hệ thứ hai, thứ ba và thứ tư thì hơn 800 ngàn người.