Chính sách về Hàn bán đảo của Tổng thống Moon Jae-in

Ba
mục tiêu lớn

  • 1) Giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và xây dựng nền hòa bình vĩnh viễn

    Việc giải quyết hòa bình vấn đề hạt nhân của Triều Tiên là mục tiêu và cũng là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu nhất định phải đạt được để tạo dựng nền hòa bình ở bán đảo Triều Tiên.
    Chúng ta sẽ chuyển đổi từ thể chế đình chiến bất ổn kéo dài liên tục hơn 60 năm sang thể chế hòa bình vĩnh viễn, lâu dài.

    Chính phủ của chúng ta từ lúc ra đời cho tới nay vẫn luôn quyết tâm và giữ vững nguyên tắc nhất quán khi đối diện với vấn đề trên bán đảo Triều Tiên.
    Và sau này cũng sẽ như vậy.

    • 01

      Một là tạo dựng nền hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

    • 02

      Hai là phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

    • 03

      Ba là giải quyết mang tính chủ đạo vấn đề giữa hai miền Triều Tiên.

    • 04

      Bốn là giải quyết mang tính hòa bình về vấn đề hạt nhân Triều Tiên.

    • 05

      Năm là cương quyết đối phó với sự khiêu khích từ phía Triều Tiên.

    Ngày 1/11/2017 Bài phát biểu giải trình tại Quốc hội
  • 2) Phát triển quan hệ bền vững giữa Hàn Quốc và Triều Tiên

    Để phát triển quan hệ giữa hai miền, chính quyền trước đây đã phải rất khó khăn và trải qua thời gian dài, bằng sự nỗ lực mới đạt được thành công bằng các thỏa thuận giữa hai miền như Tuyên bố chung liên Triều ngày 4/7, Hiệp định cơ bản liên Triều, Tuyên ngôn chung ngày 15/6, Tuyên ngôn chung ngày 4/10. Vì vậy chúng ta phải tôn trọng và giữ gìn những kết quả đó.
    Tiếp đó sẽ tiến tới xóa bỏ những mâu thuẫn nội bộ đang phủ vây vấn đề thống nhất và chính sách Triều Tiên trong xã hội của chúng ta, tạo nên sự đồng thuận trong toàn dân.

    Thỏa thuận liên Triều do chính quyền trước đây xúc tiến là tài sản đáng quý mà chúng ta nhất định phải tôn trọng dù có sự thay đổi bộ máy chính quyền.
    Chính phủ sẽ đương đầu trên nguyên tắc hai miền Triều Tiên phải cùng quay trở lại các thỏa thuận liên Triền của chính phủ trước đây.
    Ngoài ra, sẽ tìm ra cách giải quyết vấn đề mà hai miền đang gặp phải và vấn đề trên bán đảo Triều Tiên từ các thỏa thuận trong thời gian qua.

    Ngày 15/8/2017 Chúc thư nhân Lễ kỷ niệm 17 năm Hội đàm thượng đỉnh liên Triều
  • 3) Xây dựng cộng đồng kinh tế mới trên bán đảo Triều Tiên

    Hình thành một thị trường duy nhất mà hai miền cùng tồn tại và cùng thịnh vượng, tạo ra động lực phát triển kinh tế mới, và hơn nữa là tạo ra cộng đồng kinh tế Nam Bắc vững mạnh.
    Vẽ ra ‘Bản đồ kinh tế mới trên bán đảo Triều Tiên’ để có bước nhảy vọt trong tương lai, đưa nền kinh tế của Hàn Quốc vượt ra khỏi khuôn khổ châu lục và tiến ra thế giới thông qua kiến tạo 3 vành đai kinh tế lớn.
    Chúng ta sẽ tạo ra trật tự kinh tế mới của hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên và Đông Bắc Á thông qua dự án hợp tác trong nhiều lĩnh vực đa dạng được kết nối về mặt kinh tế, vượt ra khỏi lãnh thổ liên Triều tới các quốc gia láng giềng trong khu vực Đông Bắc Á như Trung Quốc, Nga.

    Tôi đã làm sáng tỏ ‘Bản đồ kinh tế mới trên bán đảo Triều Tiên’ và ‘Tầm nhìn kinh tế phương Bắc mới’ rất nhiều lần.
    Tôi tin tưởng rằng có thể bắt đầu nền hòa bình và thịnh vượng đích thực của khu vực Đông Bắc Á khi tạo dựng nền tảng cho cộng đồng kinh tế Đông Bắc Á ở một trục, còn ở trục khác thì cụ thể hóa việc hợp tác an ninh giữa các bên.

    Ngày 22/9/2017
    Bài diễn văn trong kì họp thứ 72 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc
    • Vành đai kinh tế Đông Hải

      Vành đai năng lượng – tài nguyên kết nối với Wonsan, Hamheung, Dancheon, Naseon, Nga.

    • Vành đai kinh tế Tây Hải

      Vành đai giao thông – vận chuyển – công nghiệp kết nối với khu vực thủ đô, Gaesung, Haeju, Bình Nhưỡng, Nampo, Sinuiju, Trung Quốc.

    • Vành đai kinh tế khu vực tiếp giáp

      Vành đai môi trường – du lịch kết nối với Khu du lịch sinh thái – an ninh hòa bình DMZ, Đặc khu kinh tế thống nhất.

    3 Vành đai kinh tế lớn

Bốn
chiến lược lớn

  • 1) Tiếp cận mang tính tổng quát theo từng giai đoạn

    Vấn đề hạt nhân của Triều Tiên sẽ được giải quyết một cách hòa bình thông qua việc áp dụng trừng phạt, gây sức ép đi đôi với đối thoại cũng như tiếp cận theo từng giai đoạn.
    Khi các điều kiện đối thoại được thiết lập, chúng ta sẽ phối hợp chặt chẽ với các quốc gia có liên quan, bắt đầu từ việc đóng băng hạt nhân và từng bước tiến đến bãi bỏ hoàn toàn hạt nhân của Triều Tiên.
    Trong quá trình giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, chúng ta sẽ giải quyết các đe doạ an ninh một cách căn bản bằng cách thiết lập niềm tin chính trị và quân sự giữa hai miền Triều Tiên, thiết lập chế độ hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, cải thiện quan hệ giữa Triều Tiên và cộng đồng quốc tế, v.v.

    Một giải pháp cơ bản hơn chính là giải quyết tận gốc vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Vấn đề hạt nhân ngày càng trở nên cao độ và khó khăn hơn nhiều so với trước đây. Do vậy, cần có phương thức tiếp cận từng bước và toàn diện.
    Chính phủ sẽ cùng với cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề còn tồn tại của bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á một cách toàn diện, bao gồm việc bãi bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên và thiết lập chế độ hòa bình, giải quyết các mối lo ngại về an ninh và kinh tế của Triều Tiên, cải thiện quan hệ Triều Tiên – Mỹ và Triều Tiên – Nhật Bản, v.v.

    Ngày 6/7/2017 Bài phát biểu khi nhận lời mời của Quỹ Korber của Đức
  • 2) Tiến triển song song mối quan hệ hai miền Nam Bắc và vấn đề hạt nhân

    Việc giải quyết vấn đề hạt nhân và cải thiện quan hệ liên Triều không phải là vấn đề mang tính trước sau hoặc mang tính chọn một trong hai, mà cả hai việc này có thể tiến triển trong vòng tuần hoàn tích cực thông qua việc bổ trợ cho nhau.
    Thông qua đối thoại và trao đổi giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, phải thiết lập mối quan hệ tin cậy nền tảng, thì chúng ta mới có thể chủ động lôi kéo sự hợp tác của các nước xung quanh như Mỹ và Trung Quốc trong các cuộc đàm phán nhiều bên để giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

    Chúng ta phải ghi nhớ rằng thời điểm Triều Tiên quyết định trì hoãn việc thử nghiệm tên lửa hoặc ngưng thử nghiệm hạt nhân thì đó chính là thời điểm mà quan hệ giữa hai miền đã rất tốt đẹp. Những lúc đó, những cuộc đối thoại giữa Triều Tiên – Mỹ và Triều Tiên – Nhật Bản đã được xúc tiến và ngoại giao đa phương ở khu vực Đông Bắc Á cũng đã diễn ra rất tích cực.
    Đây cũng là lý do mỗi khi có cơ hội tôi thường nói rằng cốt lõi của vấn đề trên bán đảo Triều Tiên là chúng ta.

    Ngày 15/8/2017 Trích Thư mừng Lễ kỷ niệm 72 năm ngày Quang Phục
  • 3) Đảm bảo tính bền vững thông qua thể chế hóa

    Chúng ta sẽ xúc tiến ‘Hiệp ước dân tộc thống nhất’ dựa trên sự thỏa thuận mang tính toàn dân và thiết lập điều kiện thúc đẩy chính sách đối với Triều Tiên có tính bền vững và nhất quán.
    Thông qua việc pháp chế hoá các thoả thuận liên Triều và ký kết ‘Hiệp định cơ bản Nam-Bắc’, chúng ta sẽ thiết lập mối quan hệ liên Triều, trong đó cam kết vẫn được giữ vững ngay cả khi có sự thay đổi trong bộ máy chính phủ.
    Các nước có liên quan trực tiếp ký kết ‘Hiệp định hòa bình trên bán đảo Triều Tiên’nhằm chuyển hóa mối quan hệ thù địch giữa hai miền Nam Bắc thành mối quan hệ hoà bình và hợp tác, và tạo nên nền tảng hòa bình vĩnh viễn.

    Sẽ thúc đẩy pháp chế hóa của các thỏa thuận liên Triều từ bên trong. Mọi thỏa thuận giữa Hàn Quốc và Triều Tiên được khẳng định rõ ràng là tài sản căn bản của bán đảo Triều Tiên, và phải được kế thừa, phát huy dù bộ máy chính quyền có thay đổi.

    Ngày 6/7/2017 Bài phát biểu khi nhận lời mời của Quỹ Korber, Đức
  • 4) Xây dựng nền tảng thống nhất mang tính hòa bình thông qua sự hợp tác hỗ trợ lẫn nhau

    Chúng ta sẽ tạo ra cộng đồng liên Triều thông qua mở rộng trao đổi và hợp tác đa dạng, đem lại lợi ích không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn cho người dân của hai miền Nam Bắc.
    Vấn đề các gia đình ly tán đang phải chịu nỗi đau do chia cắt sẽ được giải quyết trước nhất, hơn cả các công việc cần cân nhắc mang tính chính trị.
    Ngoài ra, chúng ta sẽ tăng cường, khuyến khích giao lưu hợp tác đa phương diện như giao lưu tổ chức tư nhân, đoàn thể địa phương, v.v. nhằm khôi phục quan hệ liên Triều và tính đồng nhất dân tộc.
    Chúng ta hướng đến sự thống nhất theo phương thức hòa bình và dân chủ, dưới sự thỏa thuận của tất cả các thành viên hai miền Nam Bắc.

    Các dự án hợp tác giao lưu mang tính phi chính trị sẽ được tách biệt với tình hình chính trị - quân sự, và sẽ được xúc tiến một cách nhất quán.
    Các dự án hợp tác giao lưu giữa hai miền Nam Bắc là việc chữa lành những vết thương của từng thành viên trên bán đảo Triều Tiên, vừa là quá trình mang lại sự hòa hợp và là việc tạo nên nền hòa bình từ bên trong.

    Ngày 6/7/2017 Bài phát biểu khi nhận lời mời của Quỹ Korber, Đức

Năm nguyên tắc lớn

  • 1) Chúng ta chủ đạo

    Là bên liên quan của các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên, chúng ta sẽ chủ động nỗ lực vì sự hợp tác hòa giải và hòa bình - thịnh vượng của hai miền.
    Chúng ta sẽ tạo ra một trật tự hoà bình và thịnh vượng mới cùng với cộng đồng quốc tế bằng thái độ cởi mở dựa trên nền tảng mở cửa và hợp tác.

    Sự chia cắt chính là nỗi bất hạnh còn sót lại từ thời kì thuộc địa, là thời kì mà chúng ta đã không thể tự quyết định được vận mệnh của mình giữa sự chèn ép của chiến tranh lạnh. Nhưng giờ đây, sức nước đã mạnh để chúng ta có thể tự quyết định vận mệnh của mình. Chúng ta sẽ phải tạo nên nền hòa bình của bán đảo Triều Tiên, phải khắc phục sự chia cắt bằng chính sức mạnh của chúng ta.

    Ngày 15/8/2017 Trích Thư mừng Lễ kỷ niệm 72 năm ngày Quang Phục
  • 2) An ninh vững mạnh

    Bằng cách duy trì động thái an ninh vững chắc trên nền tảng liên minh Hàn – Mỹ kiên cố và các lực lượng quốc phòng, chúng ta sẽ hạn chế các cuộc khiêu khích của Triều Tiên và xây dựng nền hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

    Trên cả việc ‘gìn giữ nền hòa bình’, chúng ta sẽ tiến tới ‘xây dựng nền hòa bình’ bằng các công việc như giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên trong hòa bình, xây dựng nền hòa bình vĩnh viễn, v.v.

  • 3) Tôn trọng lẫn nhau

    Chúng ta thừa nhận những điểm khác biệt và chênh lệch giữa hai miền Nam Bắc, và chúng ta sẽ không hướng đến sự thống nhất mang tính giả tạo, thống nhất trên cơ sở sát nhập hay xóa sổ Triều Tiên.

    Trên tinh thần tôn trọng lẫn này, chúng ta sẽ xây dựng một cộng đồng liên Triều cùng thịnh vượng thông qua việc kế thừa và phát triển các thỏa thuận hiện có giữa hai miền Triều Tiên, thúc đẩy giao lưu hợp tác mang tính tương hỗ.

  • 4) Đối thoại với nhân dân

    Chính phủ không đơn phương thực hiện chính sách mà sẽ củng cố và hoàn thiện chính sách thông qua sự tham gia và đối thoại song phương của người dân.

    Chúng ta sẽ thể chế hóa việc tham gia và đối thoại của các chủ thể đa dạng như Quốc hội, chính quyền địa phương, các đoàn thể nhân dân, các chuyên gia, v.v. và thu hút sự đồng thuận mang tính toàn dân cũng như sự đồng thuận xã hội về vấn đề thống nhất.

  • 5) Hợp tác quốc tế

    Chúng ta sẽ hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế trong quá trình giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

    Chúng ta sẽ theo đuổi sự thịnh vượng cùng với các nước láng giềng thông qua ‘Bản đồ kinh tế mới của bán đảo Triều Tiên’ và thu hút sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế về việc thống nhất hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.