Năm 2000, vượt qua bức tường ngăn cách

Tháng 6 năm 2000:
Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên, vượt qua bức tường chia cắt

Rất vui được gặp ông. Tôi đã rất mong mỏi cuộc gặp gỡ này.

Ngày 13-15 tháng 6 năm 2000

‘Hội đàm thượng đỉnh liên Triều’ đã được tổ chức tại Bình Nhưỡng lần đầu tiên
kể từ sau khi bán đảo Hàn Quốc bị chia cắt.


Hai vợ chồng cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung đang xuất phát đến Bắc Triều Tiên

Ngày 13 tháng 6 năm 2000, 10 giờ 27 phút sáng, sân bay Sunan, Bình Nhưỡng. Tổng thống Kim Dae-jung bước xuống chuyên cơ và Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Kim Jong-il đã chờ sẵn ở cuối cầu thang để chào mừng và bắt tay ông bằng cả hai tay. “Rất vui được gặp ông, tôi đã rất mong mỏi cuộc gặp gỡ này” - Lời chào của Tổng thống Kim Dae-jung rất ngắn gọn và rõ ràng. Hai vị lãnh đạo của hai miền Triều Tiên đã gặp gỡ nhau lần đầu tiên kể từ sau khi đất nước chia cắt như vậy.

  • 13tháng 6

    Tổng thống Kim Dae-jung
    đến thăm Bắc Triều Tiên

  • 14tháng 6

    Tổ chức
    hội đàm thượng đỉnh
    giữa Tổng thống Kim Dae-jung
    và Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Kim Jong-il

  • 15tháng 6

    Công bố
    Tuyên bố chung liên Triều ngày 15 tháng 6
    đã được thông qua

4 ngày của hội nghị thượng đỉnh liên Triều 2000

  • Tổng thống Kim Dae-jung cùng phu nhân đang nhận bó hoa chào mừng từ tay các em nhỏ Bắc Triều Tiên

  • Hình ảnh hai nhà lãnh đạo đang trò chuyện trong bữa tiệc tối do Tổng thống Kim chủ trì tại Mộc Lan Quán, Bình Nhưỡng.

  • Hai nhà lãnh đạo đang nắm tay nhau sau khi ký kết Tuyên bố chung liên Triều gồm 5 nội dung tại Baekhwawon (Bách Hoa Viên), Yeongbingwan (Nghênh Tân Quán).

  • Hai nhà lãnh đạo và đoàn đại biểu hai bên đang cùng hợp xướng bài hát ‘Ước nguyện của chúng ta’ tại bữa tiệc trưa chia tay.

“Chúng ta không thể giải tỏa hết ngay trong một lần những mối ác cảm chất chồng trong nửa thế kỷ qua. Thế nhưng bắt đầu làm nghĩa là đã hoàn thành được một nửa”

Ngày 13 tháng 6 năm 2000, ngay sau khi Tổng thống Kim Dae-jung đến Bình Nhưỡng

“Có câu nói là ‘Nếu hợp sức hợp lòng thì thắng được cả trời xanh’. Nếu dân tộc chúng ta hợp nhất làm một thì không có gì là không đạt được. Vậy nên, tôi tin rằng một lúc nào đó chúng ta sẽ có thể nhìn lại thời kỳ chia cắt như một trang lịch sử đã qua”

Ngày 13/6, Tổng thống Kim Dae-jung có bài diễn văn đáp từ tại bữa tiệc tối tổ chức ở Cung văn hóa nhân dân

“Tôi cho rằng bây giờ là lúc một ngày mới chiếu sáng cho đất nước chúng ta. Tôi trở về và mang trong lòng niềm tin tưởng rằng chúng ta có thể đặt dấu chấm hết cho 55 năm chia cắt và thù địch cũng như mở ra khả năng hòa giải, hợp tác, thống nhất.”

Ngày 15/6, Tổng thống Kim Dae-jung thông báo kết quả chuyến thăm Bắc Triều Tiên cho toàn dân

Xuất phát từ niềm mong mỏi có thể xóa tan đi bi kịch của sự chia cắt, hai miền Nam Bắc đã không bỏ lỡ sợi dây hòa giải và hợp tác ngay cả khi chìm trong mâu thuẫn và căng thẳng. Kết quả là cuộc gặp gỡ thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo tối cao của hai miền đã lần đầu tiên được tác thành kể từ sau khi chia cắt. Hội nghị thượng đỉnh liên Triều này đã kết thúc với bản ‘Tuyên bố chung liên Triều ngày 15 tháng 6’ được hai bên ký kết.

Nội dung chính và ý nghĩa của Tuyên bố chung liên Triều ngày 15 tháng 6

  1. 1Hai miền Nam Bắc nhất trí sẽ cùng hợp sức để tự giải quyết vấn đề thống nhất với tư cách là những người cùng chung dân tộc và là chủ nhân của đất nước.Hai miền Nam Bắc nhất trí sẽ cùng hợp sức để tự giải quyết vấn đề thống nhất với tư cách là những người cùng chung dân tộc và là chủ nhân của đất nước.
  2. 2Hai miền Nam Bắc thừa nhận rằng có điểm chung trong đề xuất về thể chế liên minh của miền Nam và thể chế liên bang ở giai đoạn thấp của miền Bắc.
  3. 3Hai miền Nam Bắc nhất trí sẽ nhanh chóng giải quyết vấn đề nhân đạo như việc trao đổi các đoàn thăm thân, gia đình ly tán và vấn đề về tù nhân chính trị kiên định bị giam dài hạn ở miền Nam.
  4. 4Hai miền Nam Bắc phát triển cân bằng nền kinh tế dân tộc qua việc hợp tác kinh tế, thúc đẩy giao lưu hợp tác trên tất cả các lĩnh vực như xã hội, văn hóa, thể thao, y tế, môi trường, v.v. và tạo dựng sự tin tưởng lẫn nhau.
  5. 5Hai miền Nam Bắc tổ chức các cuộc đối thoại cấp chính quyền trong thời gian sớm nhất nhằm nhanh chóng đưa các nội dung thỏa thuận trên đi vào thực tiễn.

Nguồn = Hội nghị thượng đỉnh liên Triều : Con đường đi đến hòa hợp dân tộc (Bộ sưu tập ảnh, Cơ quan Thông tin Chính phủ)

Xem thêm
  • Hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2000 bắt đầu lúc 3 giờ chiều và kết thúc 11 giờ tối.

  • Tổng thống Kim Dae-jung và Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Kim Jong-il đang trao đổi bản Tuyên bố chung liên Triều mà hai bên đã cùng ký tên. (14.6.2000)

Ý nghĩa chính của Hội nghị thượng đỉnh năm 2000

Chỉ riêng với việc tạo cơ hội để lãnh đạo hai miền Nam Bắc gặp gỡ nhau lần đầu tiên kể từ sau khi chia cắt, ‘Hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2000’ đã mang một ý nghĩa hết sức lớn lao. ‘Tuyên bố chung liên Triều ngày 15 tháng 6’ là kết quả của Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên và đã trở thành cột mốc lịch sử đánh dấu sự chuyển đổi từ quan hệ đối đầu trong thời kỳ chiến tranh lạnh thành quan hệ tìm kiếm sự cùng tồn tại của hai miền Nam Bắc.

  • Tổng thống Kim Dae-jung và Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Kim Jong-il đang tươi cười tại bữa tiệc tối do Tổng thống Kim chủ trì

  • Các trang tin tức nổi tiếng thế giới như Asashi, Nihon Keizai, Mainichi của Nhật Bản và New York Times, Newsweek, Time của Mỹ hay Le Monde của Pháp đã đồng loạt đưa tin về Hội nghị thượng đỉnh liên Triều trên trang nhất.

Tổng thống Kim Dae-jung và Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Kim Jong-il đang ôm tạm biệt nhau.

Tại cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã khẳng định rằng không có ý định xâm lược lẫn nhau và nhất trí sẽ kiềm chế các hành vi uy hiếp đối phương. Ngoài ra, hai bên lần đầu tiên thừa nhận rằng có điểm chung trong phương án thống nhất của hai miền và thỏa thuận về sau sẽ chuẩn bị các điều kiện để đưa phương án thống nhất của hai bên xích lại gần nhau hơn thông qua đối thoại. Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo có cùng chung quan điểm cho rằng việc tăng cường hợp tác giao lưu giữa hai miền là phù hợp với sự phát triển cũng như lợi ích của toàn dân tộc, qua đó mà các cuộc đoàn tụ của gia đình ly tán, dự án hợp tác kinh tế liên Triều, chương trình giao lưu văn hóa xã hội Nam Bắc đã có thể được thúc đẩy thực hiện.