Chặng đường đã đi qua
Hai miền Nam Bắc đã trải qua nhiều mâu thuẫn trong quãng thời gian bị chia cắt, nhưng cũng đã không ngừng cho thấy các nỗ lực đối thoại và giao lưu nhằm chữa lành những vết thương và bi kịch của sự phân ly.
Từ năm 1971- năm bắt đầu lại các cuộc đối thoại giữa hai nước sau khi công bố đình chiến ‘Chiến tranh Hàn Quốc’ vào năm 1953 cho đến ngày 4 tháng 6 năm 2018, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã có buổi gặp mặt chính thức tổng 660 lần.
668 lần
Tổng số lần đối thoại giữa chính quyền hai miền Nam Bắc
268 lần
Cuộc hội đàm chính trị
154 lần
Cuộc hội đàm liên quan đến chủ nghĩa nhân đạo
60 lần
Cuộc hội đàm văn hóa và xã hội
51 lần
Cuộc hội đàm quân sự
135 lần
Cuộc hội đàm kinh tế
Nỗ lực đối thoại giữa hai miền Nam Bắc nhằm xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau và thiết lập hòa bình đã kéo dài trong hơn 50 năm. Hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2000 và năm 2007 là những mốc lịch sử quan trọng được khắc chạm trên hành trình đối thoại mà hai bên đã duy trì cho đến nay trong bối cảnh đối đầu và thù địch.
Năm 1970
Những năm 1970
Hai miền Nam-Bắc không thể tổ chức cuộc đối thoại do ảnh hưởng của chiến tranh lạnh quốc tế cho đến năm 1960 nhưng bắt đầu vào năm 1970, bầu không khí hòa giải và hợp tác được tạo nên trong xã hội quốc tế nên hai bên đã mở ra cơ hội đối thoại.
Năm 1971
Cuộc hội đàm chữ thập đỏ giữa Nam-Bắc
Cuộc đối thoại lần đầu tiên giữa Nam-Bắc là hội đàm chữ thập đỏ hai miền Nam Bắc được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 năm 1971 để giải quyết vấn đề gia đình ly tán. Tiếp đó, hội đàm chữ thập đỏ hai miền Nam Bắc diễn ra 7 lần có 5 nội dung như địa chỉ và sinh tử của gia đình ly tán từ tháng 8 năm 1972 đến tháng 7 năm 1973.
Năm 1972
Tuyên bố chung liên Triều ngày 4 tháng 7
Trong khi đó tháng 5 năm 1972 đại diện của hai miền Nam-Bắc đã có cuộc hội đàm tại Seoul và Bình Nhưỡng và kết quả là ‘Tuyên bố chung Nam-Bắc 4/7’ – biên bản thỏa thuận đầu tiên sau khi chia cắt và thiết lập Ủy ban điều chỉnh Nam-Bắc. Trong tuyên bố này có nội dung là ngăn chặn các vụ vu khống đối tác, đề phòng xung đột về mặt quân sự, thiết lập một đường dây điện thoại trực tiếp giữa Seoul-Bình Nhưỡng và 3 nguyên tắc thống nhất : tự chủ, hòa bình, đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, hai bên không đạt được kết quả tốt trong quan hệ liên Triều.
Năm 1980
Năm 1984
Ngày 18 tháng 9 năm 1984
Chính phủ Hàn Quốc đã chấp nhận sự đề nghị hỗ trợ hàng cứu trợ phía Bắc Triều Tiên, đây là sự thỏa thuận mang tính nhân đạo đầu tiên sau khi chia cắt. Thêm vào đó, bắt đầu từ cuộc hội đàm kinh tế liên Triều vào tháng 11 cùng năm, hai nước đã tiến hành cuộc hội đàm Chữ thập đỏ, cuộc hội đàm trù bị để cuộc hội đàm Quốc hội và cuộc hội đàm thể thao, v.v.
Năm 1985
Ngày 27 tháng 5 năm 1985
Vào ngày 27/05/1985, cuộc hội đàm Chữ thập đỏ liên Triều lần thứ 8 đã được tổ chức, và đã đặt thỏa thuận diễn ra cuộc đoàn tụ gia đình ly tán đầu tiên sau khi chia cắt. Tiếp theo, những người dân giữa hai nước đã cùng nhau giao lưu nhờ có chuyến thăm của đoàn gia đình ly tán cũng như đoàn nghệ thuật tới thành phố Seoul và Bình Nhưỡng trong 4 ngày từ ngày 20/09.
- Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã không ngừng nỗ lực để duy trì bầu không khí đối thoại giữa hai nước dù có mối quan hệ thù địch, và cũng đạt được kết quả như đa dạng hóa kênh đối thoại so với trước đây vào những năm 1980.Vào tháng 9 năm 1990
Sau khi bị gián đoạn từ tháng 9 năm 1990, cuộc hội đàm cấp thủ tướng đầu tiên ‘Hội đàm cấp cao liên Triều’ đã được tổ chức, và ‘Bản thỏa thuận về vấn đề giao lưu hợp tác và hòa giải, không xâm phạm lẫn nhau giữa hai miền Nam Bắc (Bản thỏa thuận cơ bản Nam Bắc)’ đã phát huy hiệu lực vào tháng 2 năm 1992 qua 8 lần Hội đàm cấp cao liên Triều.
Trong ‘Bản thỏa thuận cơ bản giữa Nam-Bắc’,
hai miền đã tái xác nhận nguyên tắc của ‘Tuyên bố chung 4/7 Nam-Bắc’ và thảo luận về việc tôn trọng thể chế của hai nước và nỗ lực thay đổi tình hình đình chiến thành tình hình hòa bình. Thêm vào đó, ‘Bản thỏa thuận cơ bản giữa Nam-Bắc’ và ‘Tuyên bố chung liên quan đến phi hạt nhân hóa trên báo đảo Hàn Quốc’ có 3 nội dung là ‘hòa giải’, ‘không thể vi phạm’, ‘giao lưu hợp tác’ được ký kết trong cuộc hội đàm cấp cao Nam-Bắc.
Năm 2000
Những năm 2000
Hai miền Nam Bắc đã tổ chức ‘Hội nghị thượng đỉnh liên Triều’ mang tính lịch sử đầu tiên kể từ sau khi bị chia cắt tại Bình Nhưỡng từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 6 năm 2000. Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung và Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên Kim Jong-il đã thể hiện nỗ lực giải quyết vấn đề gia đình ly tán và thỏa thuận về các vấn đề như mở rộng giao lưu trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội trong ‘Tuyên bố chung liên Triều ngày 15 tháng 6’.
Năm 2000
Tuyên bố chung liên Triều ngày 15 tháng 6
Hai lãnh đạo đã quyết định sẽ tiếp tục thảo luận về vấu đề thống nhất thông qua việc xác nhận điểm chung của ‘sự đề nghị liên bang trong giai đoạn thấp’ của Bắc Triều Tiên và ‘sự đề nghị liên hợp’ của Hàn Quốc trong ‘Tuyên bố chung liên Triều 15/6’. Tức là, hai miền Nam-Bắc không phải thực hiện ngay thống nhất về mặt chế độ và pháp luật mà là công nhận thể chế của hai nước, chung sống một các hòa bình và sẽ thực hiện thống nhất từng bước thông qua giao lưu hợp tác.
Năm 2007
Tuyên bố chung liên Triều ngày 4 tháng 10
Ngày 8 tháng 8 năm 2007, hai miền Triều Tiên đã đồng thời công bố việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh liên Triều từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 8 năm 2007. Tuy nhiên, vào ngày 18 tháng 8, Bắc Triều Tiên đã yêu cầu hoãn lịch trình hội nghị lại do lũ lụt và hội nghị thượng đỉnh liên Triều đã được tổ chức tại Bình Nhưỡng từ ngày 2 đến ngày 4 tháng 10 năm 2007. Tại hội nghị, cựu Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun và cựu Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên Kim Jong Il đã cùng đồng tình về tính cần thiết của việc chấm dứt trạng thái đình chiến và xây dựng thể chế hòa bình vĩnh viễn, thỏa thuận sẽ cùng hợp tác để xúc tiến giải quyết vấn đề tuyên bố chấm dứt chiến tranh qua cuộc gặp gỡ giữa những nhà lãnh đạo của bên thứ 3 hoặc thứ 4 có liên quan trực tiếp trong khu vực bán đảo Hàn Quốc. Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo cũng đã thỏa thuận sẽ khởi động các dự án chung trên nhiều lĩnh vực như chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội. Hội nghị thượng đỉnh này đã mang lại kết quả là ‘Tuyên bố vì hòa bình thịnh vượng và phát triển quan hệ hai miền Nam Bắc (Tuyên bố ngày 4 tháng 10)’ đã được thông qua. ‘Tuyên bố ngày 4 tháng 10’ là bản thỏa thuận bao hàm các phương án thực hiện cụ thể những nội dung chi tiết của ‘Tuyên bố chung liên Triều ngày 15 tháng 6’.
Năm 2017
“Chúng ta vốn đã biết con đường đi đến một bán đảo Hàn Quốc hòa bình. Đó là quay trở về ‘Tuyên bố chung ngày 15 tháng 6’ và ‘Tuyên bố thượng đỉnh ngày 4 tháng 10’”.
“Thông qua các bản tuyên bố này, hai miền Nam Bắc đã nêu rõ rằng chủ nhân của các vấn đề ở hai miền Triều Tiên là cùng một dân tộc và hai bên đã cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ nhằm làm dịu bớt căng thẳng và bảo đảm hòa bình trên bán đảo Hàn Quốc. Hai miền Triều Tiên cũng cam kết sẽ cùng tiến đến con đường thịnh vượng chung thông qua các dự án hợp tác trên nhiều lĩnh vực trong xã hội trong đó có kinh tế. Tinh thần thỏa thuận đã được tạo lập dựa trên nền tảng của sự tôn trọng lẫn nhau giữa hai miền Nam Bắc vẫn còn có hiệu lực. Và tinh thần ấy vẫn hiện hữu mãnh liệt. Chúng ta phải quay trở lại tinh thần mong muốn hiện thực hóa một bán đảo Hàn Quốc hòa bình với sự tồn tại song hành của hai miền Nam Bắc.” - Bài diễn thuyết theo lời mời của Quỹ Korber, Đức của Tổng thống Moon Jae-in vào ngày 6 tháng 7 năm 2017
Năm 2018
Ngày 27 tháng 4 năm 2018, sau 11 năm, hai nhà lãnh đạo hai miền Nam Bắc đã gặp nhau tại Bàn Môn Điếm. Tại Pyeongchang, mầm non từ hạt giống hòa bình của bán đảo Hàn đã nở ra thành đóa hoa mùa xuân mang tên hội nghị thượng đỉnh.
Thông qua đối thoại thẳng thắn, Tổng thống Moon Jae-in và Chủ tịch Kim Jong Un đã thận trọng thảo luận về vấn đề phát triển mối quan hệ Nam Bắc bền vững và vấn đề xây dựng thể chế hòa bình lâu dài trên bán đảo Hàn.
Mặc dù hội nghị chỉ diễn ra trong một ngày nhưng đã có rất nhiều nội dung được bàn thảo. Buổi sáng, hội nghị kéo dài hơn 100 phút, sau đó là hơn 40 phút bàn bạc riêng giữa hai nhà lãnh đạo được bắt đầu từ khi đi dạo tại cây cầu tản bộ. Nội dung mà hai nhà lãnh đạo đã bàn đã được đưa vào ‘Tuyên bố Bàn Môn Điếm về nền hòa bình, thịnh vượng và thống nhất trên bán đảo Hàn Quốc’ và do hai nhà lãnh đạo trực tiếp phát biểu, tuyên bố với toàn thế giới “mở ra thời kỳ hòa bình trên bán đảo Hàn Quốc” hoàn toàn khác với quá khứ.
Ngày 26 tháng 5, chỉ sau đó đúng 1 tháng, hai nhà lãnh đạo Nam Bắc lại ngồi đối diện với nhau tại Bàn Môn Điếm.
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 diễn ra nhanh chóng nhằm thảo luận về vấn đề cần giải quyết khẩn cấp trước thềm hội nghị thượng đỉnh Bắc Triều Tiên - Mỹ. Trong hội nghị lần này, Chủ tịch Kim Jong Un đã một lần nữa khẳng định rõ quan điểm phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Hàn Quốc và hai nhà lãnh đạo đã tái xác nhận lại việc cấp tốc thực thi tuyên bố Bàn Môn Điếm. Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai diễn ra như một cuộc gặp gỡ thông thường giữa những người bạn, mở ra con đường mới bên cạnh hội nghị thượng đỉnh định kỳ, nếu cần bất cứ khi nào hai nhà lãnh đạo cũng có thể dễ dàng gặp nhau.