Năm 2007, vượt qua biên giới
Cựu Tổng thống Roh Moo-hyun lần đầu tiên vượt qua đường ranh giới quân sự vào tháng 10 năm 2007
“Chúng tôi sẽ nỗ lực để bước đi này sẽ mở ra
con đường dẫn đến hòa bình và thịnh vượng”.
7 năm kể từ sau năm 2000, ‘Hội nghị thượng đỉnh liên Triều’ lần thứ hai đã được tổ chức tại Bình Nhưỡng. Ngày 2 tháng 10 năm 2007, cả thế giới đã hướng ánh mắt về phía bước chân Tổng thống Roh Moo-hyun khi ông bước qua đường phân chia ranh giới quân sự giữa hai miền Triều Tiên. Đường phân chia một mảnh đất thành hai đất nước riêng biệt. Tổng thống Roh đã trở thành vị Tổng thống đầu tiên bước qua đường ranh giới cấm kỵ, chứng cứ của sự chia cắt.
Tổng thống Roh Moo-hyun và Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Kim Jong-il gặp gỡ nhau lần đầu tiên
trong lễ đón chính thức diễn ra tại Quảng trường Hội quán văn hóa 25 tháng 4 ở Bình Nhưỡng
Cựu Tổng thống Roh Moo-hyun đến thăm Bắc Triều Tiên
Tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa cựu Tổng thống Kim Dae-jung và cựu Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Kim Jong Il
Công bố thông qua
‘Tuyên bố vì hòa bình thịnh vượng và phát triển quan hệ liên Triều
(Tuyên bố ngày 4 tháng 10)’
Bước đi hòa bình
3 ngày của hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2007
“Tôi sẽ nỗ lực hết mình để hoàn thành trách nhiệm đã được giao phó dựa trên nhận định khách quan về các tình huống vây quanh chúng ta trong thời kỳ này”.
Lời chào gửi đến toàn dân của Tổng thống Roh Moo-hyun khi rời Seoul trong chuyến thăm Bình Nhưỡng vào ngày 2 tháng 10 năm 2007
“Lần này, tôi sẽ trở thành Tổng thống đầu tiên vượt qua đường ranh giới cấm kỵ. Bước đi này sẽ kéo theo dấu chân của nhiều người nữa về sau. Và cứ như thế, cuối cùng chúng ta sẽ dần dần xóa bỏ được đường ranh giới cấm kỵ này. Bức tường ngăn cách sẽ được phá hủy”.
Ngày 2 tháng 10 năm 2007, ngay trước khi Tổng thống Roh Moo-hyun bước chân qua đường phân chia ranh giới quân sự
“Hơn bất cứ điều gì khác, hội nghị thượng đỉnh lần này đã nhắc nhở tôi một lần nữa về tầm quan trọng của niềm tin. Tôi cũng đã có thể xác nhận lại sự thật là bản thân thái độ tôn trọng đối phương, nỗ lực hiểu nhau và biết đặt mình vào địa vị của người khác chính là con đường tắt xóa tan bức tường của sự hoài nghi, thiếu tin tưởng”.
Đêm mùng 3 tháng 10 năm 2007, Tổng thống Roh Moo-hyun đã có bài diễn văn đáp từ tại bữa tiệc tối
“Tôi nghĩ rằng mình đã gặt hái được những thành quả tốt đẹp đến mức túi vải tôi chuẩn bị trước lúc lên đường đã trở nên nhỏ bé, không đủ để gói hết những hành lý của ngày trở về”.
Ngày 4 tháng 10 năm 2007, Tổng thống Roh Moo-hyun thông báo với toàn dân
Ngày 4 tháng 10 năm 2007
Nội dung chính của ‘Tuyên bố vì hòa bình thịnh vượng và phát triển quan hệ liên Triều (Tuyên bố ngày 4 tháng 10)’
Tại hội nghị, hai miền Nam Bắc đã cùng đồng tình về tính cần thiết của việc chấm dứt trạng thái đình chiến và xây dựng thể chế hòa bình vĩnh viễn, thỏa thuận sẽ cùng hợp tác để xúc tiến giải quyết vấn đề tuyên bố chấm dứt chiến tranh qua cuộc gặp gỡ giữa những nhà lãnh đạo của bên thứ 3 hoặc thứ 4 có liên quan trực tiếp trong khu vực bán đảo Hàn Quốc. Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo cũng đã thỏa thuận sẽ tiến hành các dự án chung trên nhiều lĩnh vực như chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội. Lãnh đạo hai miền đã cùng đồng thuận về ‘Tuyên bố vì hòa bình thịnh vượng và phát triển quan hệ liên Triều (Tuyên bố ngày 4 tháng 10)’ có bao hàm các thỏa thuận trên.
Ý nghĩa của hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2007
Hội nghị này đã đưa ra tầm nhìn bao quát nhằm khắc phục các yếu tố gây cản trở trong thời gian trước đó và phát triển mối quan hệ song phương dựa trên nền tảng kinh nghiệm giao lưu trong suốt 7 năm kể từ sau khi thông qua bản Tuyên bố chung ngày 15 tháng 6. Nhờ đó, khung cơ bản của mối quan hệ liên Triều được tạo dựng thông qua Hội nghị thượng đỉnh năm 2000 trước đó đã được làm cho vững chắc hơn.
Đặc biệt, các vấn đề còn tồn đọng chưa được chính quyền hai miền Nam Bắc thảo luận một cách toàn diện như vấn đề quân sự, thể chế hòa bình cũng đã bắt đầu được đưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh năm 2007.
Hai nhà lãnh đạo đã tái khẳng định ý chí mong muốn phi hạt nhân hóa và tái thiết hòa bình trên bán đảo Hàn Quốc, cùng nhất trí về những nỗ lực chung nhằm hiện thực hóa điều này. Hai bên cùng nhận thức được rằng phải xây dựng được nền hòa bình trên bán đảo Hàn Quốc thì mới có được sự thịnh vượng chung của toàn dân tộc. Thêm vào đó, Ngoài ra, Tổng thống Roh Moo-hyun đã trở thành vị lãnh đạo tối cao đầu tiên của Hàn Quốc đi qua đường phân chia ranh giới quân sự bằng đường bộ kể từ sau khi hai miền bị chia cắt và đây là sự kiện mang ý nghĩa lịch sử lớn. Việc này đã bộc lộ niềm khát khao băng qua bức tường của sự đối đầu và chia cắt trong nửa thế kỷ để tiến lên con đường dẫn đến hòa bình và thịnh vượng của hai miền Nam Bắc.