Phóng viên danh dự

14.10.2024

Xem nội dung bằng ngôn ngữ khác
  • 한국어
  • English
  • 日本語
  • 中文
  • العربية
  • Español
  • Français
  • Deutsch
  • Pусский
  • Tiếng Việt
  • Indonesian
Thủ công xà cừ là một di sản văn hóa truyền thống của Hàn Quốc, luôn cần được gìn giữ và bảo tồn cho đến tận mai sau. (Ảnh: Trang Facebook chính thức của Học viện King Sejong Bình Dương, Nguyễn Thùy Linh / Biên tập: Nguyễn Thùy Linh)

Thủ công xà cừ là một di sản văn hóa truyền thống của Hàn Quốc, luôn cần được gìn giữ và bảo tồn cho đến tận mai sau. (Ảnh: Trang Facebook chính thức của Học viện King Sejong Bình Dương, Nguyễn Thùy Linh / Biên tập: Nguyễn Thùy Linh)



Bài viết từ Phóng viên danh dự Korea.net Nguyễn Thùy Linh

Những năm gần đây, văn hóa Hàn Quốc đang dần có sức ảnh hưởng và thu hút sự quan tâm của rất nhiều anh, chị, em, bạn bè trên thế giới. Để có được những nét tinh hoa ấy thì từ xưa, người dân xứ sở Kim Chi cũng đã không ngừng xây dựng và bảo tồn các di sản văn hóa thông qua các lễ hội hay những hoạt động trải nghiệm. Hằng năm, có không ít các sự kiện quảng bá được tổ chức, nhằm tôn vinh bản sắc và thể hiện sự đa dạng của văn hóa Hàn Quốc. Và trong hành trình nuôi dưỡng tình yêu dành cho quốc gia này, mình đã được biết đến một di sản mang tính truyền thống, có nguồn gốc lâu đời và vẫn còn phát triển đến ngày hôm nay, đó chính là thủ công xà cừ.

◌ Nguồn gốc của thủ công xà cừ

Vào tối ngày 24 tháng 9 năm 2024, Học viện King Sejong Bình Dương đã tổ chức lớp học văn hóa với trải nghiệm trang trí giá đỡ điện thoại bằng xà cừ. Sự kiện này đã thu hút hơn 50 học viên tham gia. Mọi người đã được 5 thầy, cô người Hàn giới thiệu về nguồn gốc của di sản văn hóa truyền thống này. Theo như thầy giáo đã chia sẻ, thủ công xà cừ xuất hiện từ thời nhà Đường ở Trung Quốc. Sau đó, nó dần được biết đến và phát triển thành một nghề thủ công độc đáo vào triều đại Goryeo và Joseon. Tuy nhiên, cách làm của 2 thời kỳ này lại có sự khác nhau.

Vào thời Goryeo, người ta thường chọn những xà cừ nhỏ và các mảnh được gắn sát nhau. Còn với triều Joseon, họ chọn những mảnh lớn và khi đính lên khoảng cách sẽ thưa hơn. Xà cừ thực chất là mảnh vỏ của các loại trai, nghêu, ốc. Qua nhiều công đoạn xử lý như ngâm, bào, tráng mỏng,... thì mới cho ra được những xà cừ đẹp, đầy màu sắc. Người ta thường lấy nó để trang trí lên các tấm phản, tủ quần áo, bàn, ghế, hộp trang sức,... Và cho đến ngày hôm nay, nền di sản văn hóa truyền thống này vẫn đang rất phát triển và người dân Hàn Quốc đã sáng tạo hơn khi dùng xà cừ để đính lên bình nước, gương, ốp lưng hay giá đỡ điện thoại.

Vào tối ngày 24 tháng 9 năm 2024, Học viện King Sejong Bình Dương đã tổ chức lớp học văn hóa trang trí giá đỡ điện thoại bằng xà cừ, với sự giảng dạy của 5 thầy, cô đến từ Hàn Quốc. (Ảnh: Trang Facebook chính thức của Học viện King Sejong Bình Dương)

Vào tối ngày 24 tháng 9 năm 2024, Học viện King Sejong Bình Dương đã tổ chức lớp học văn hóa trang trí giá đỡ điện thoại bằng xà cừ, với sự giảng dạy của 5 thầy, cô đến từ Hàn Quốc. (Ảnh: Trang Facebook chính thức của Học viện King Sejong Bình Dương)



◌ Thực hành trang trí xà cừ lên giá đỡ điện thoại


Sau khi giới thiệu khái quát về nguồn gốc thì 5 thầy, cô sẽ bắt đầu chỉ dẫn cho các học viên cách trang trí xà cừ lên giá đỡ điện thoại. Ở trước mặt mỗi người sẽ có một chiếc hộp nhỏ, trong đó là các nguyên vật liệu bao gồm có: Những mảnh xà cừ lớn, nhỏ, nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau; một lọ keo dán; một cây đính xà cừ bằng gỗ; và một giá đỡ điện thoại màu đen. Các bước trang trí được thầy, cô hướng dẫn như sau:

Bước 1: Lấy các mảnh xà cừ mà mình cần trang trí ra. Sau đó, định hình những vị trí xà cừ mà mình muốn gắn, đặt chúng trên một tờ giấy.

Đây là các nguyên vật liệu được sử dụng để trang trí bao gồm: Những mảnh xà cừ lớn, nhỏ, nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau; một lọ keo dán; một cây đính xà cừ bằng gỗ; và một giá đỡ điện thoại màu đen. (Ảnh: Nguyễn Thùy Linh)

Đây là các nguyên vật liệu được sử dụng để trang trí bao gồm: Những mảnh xà cừ lớn, nhỏ, nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau; một lọ keo dán; một cây đính xà cừ bằng gỗ; và một giá đỡ điện thoại màu đen. (Ảnh: Nguyễn Thùy Linh)



Hình dáng và kích thước của các mảnh xà cừ rất đa dạng và phong phú. Đó có thể là hoa, lá, con gấu, ngôi sao, trái tim, nghêu, ốc,... Ngoài ra còn có những mảnh vụn khác được dùng để trang trí xung quanh bề mặt giá đỡ điện thoại. (Ảnh: Nguyễn Thùy Linh)

Hình dáng và kích thước của các mảnh xà cừ rất đa dạng và phong phú. Đó có thể là hoa, lá, con gấu, ngôi sao, trái tim, nghêu, ốc,... Ngoài ra còn có những mảnh vụn khác được dùng để trang trí xung quanh bề mặt giá đỡ điện thoại. (Ảnh: Nguyễn Thùy Linh)



Bước 2: Quết một lớp keo thật mỏng lên bề mặt của giá đỡ điện thoại. Dùng cây gỗ chấm vào keo và gắn các mảnh xà cừ theo ý mình muốn.

Cô giáo người Hàn Quốc đang hướng dẫn học viên cách quét keo và đính xà cừ lên bề mặt giá đỡ điện thoại. (Ảnh: Trang Facebook chính thức của Học viện King Sejong Bình Dương)

Cô giáo người Hàn Quốc đang hướng dẫn học viên cách quét keo và đính xà cừ lên bề mặt giá đỡ điện thoại. (Ảnh: Trang Facebook chính thức của Học viện King Sejong Bình Dương)



Bước 3: Sau khi gắn xong hết các mảnh vào giá đỡ điện thoại, tiếp theo các thầy, cô sẽ hỗ trợ học viên đổ một lớp keo thật dày. Cuối cùng, dùng cây gỗ để chỉnh lại lớp keo trên bề mặt. Đặt thành phẩm vào trong hộp và để khoảng 2 - 3 tiếng cho khô hẳn. Vậy là chúng ta có thể hoàn thành và sử dụng chiếc giá đỡ điện thoại được trang trí bằng xà cừ.

Đây chính là chiếc giá đỡ điện thoại được trang trí bằng xà cừ mà lần đầu tiên mình làm được. (Ảnh: Nguyễn Thùy Linh)

Đây chính là chiếc giá đỡ điện thoại được trang trí bằng xà cừ mà lần đầu tiên mình làm được. (Ảnh: Nguyễn Thùy Linh)



Một số thành phẩm của các bạn học viên trong lớp thủ công xà cừ. (Ảnh: Trang Facebook chính thức của Học viện King Sejong Bình Dương)

Một số thành phẩm của các bạn học viên trong lớp thủ công xà cừ. (Ảnh: Trang Facebook chính thức của Học viện King Sejong Bình Dương)



Đây là lần đầu tiên mình được trực tiếp trải nghiệm và tìm hiểu về thủ công xà cừ, một di sản văn hóa truyền thống của Hàn Quốc. Trước kia mình cũng đã từng nhìn thấy các vật phẩm được trang trí bằng xà cừ, tuy nhiên lúc đó mình lại không biết rõ được nguồn gốc xuất xứ và cách để tạo ra được những sản phẩm mang tính thẩm mỹ như vậy.

Các thầy, cô đã cho mình một trải nghiệm mới vô cùng bổ ích. Không chỉ riêng mình, mà những học viên khác chắc chắn cũng đã cảm thấy rất thích thú khi được tự tay trang trí xà cừ lên chiếc giá đỡ điện thoại. Mỗi người ai cũng có thể tự do sáng tạo, thiết kế những hình dáng theo ý mình muốn. Sau này, nếu có cơ hội, mình muốn được khám phá thêm nhiều loại hình văn hóa truyền thống của Hàn Quốc giống như vậy.

Thầy, cô và các học viên đã cùng nhau tạo nên một trải nghiệm văn hóa tuyệt vời và vô cùng đáng nhớ. (Ảnh: Trang Facebook chính thức của Học viện King Sejong Bình Dương)

Thầy, cô và các học viên đã cùng nhau tạo nên một trải nghiệm văn hóa tuyệt vời và vô cùng đáng nhớ. (Ảnh: Trang Facebook chính thức của Học viện King Sejong Bình Dương)



Lớp học văn hóa này đã giúp mình hiểu được công việc của các nghệ nhân thủ công xà cừ. Chính họ là những người góp phần quan trọng trong việc duy trì, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống Hàn Quốc.

Hiện nay, các sản phẩm được trang trí bằng xà cừ vẫn còn có giá trị thẩm mỹ, luôn không ngừng đổi mới, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Thêm vào đó, thủ công xà cừ còn thu hút sự quan tâm của rất nhiều người yêu mến xứ sở Kim Chi, trong đó có mình. Mong rằng, nền di sản văn hóa truyền thống này sẽ tiếp tục được gìn giữ và tôn vinh vì những nét đẹp mà nó mang lại.

hrhr@korea.kr

* Bài viết này đã được viết bởi một phóng viên danh dự của Korea.net. Đoàn phóng viên danh dự chúng tôi có mặt ở khắp nơi trên thế giới, và họ luôn nỗ lực để chia sẻ tình yêu và lòng nhiệt huyết đối với tất cả mọi thứ của Hàn Quốc với Korea.net.