Bên cạnh các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp còn có các cơ quan định hiến độc lập, thực hiện chức năng của mình. Tòa án Hiến pháp được trao quyền thẩm định luật vi phạm Hiến pháp, quyền phán quyết luận tội và quyền quyết định giải tán đảng phái chính trị theo Hiến pháp. Hội đồng thẩm phán gồm có 9 người, trong đó Tổng thống, Quốc hội và Tòa án tối cao mỗi bên bổ nhiệm 3 người. Chánh án Tòa án Hiến pháp được Tổng thống bổ nhiệm trong số các thẩm phán với sự đồng ý của Quốc hội. Ủy ban Bầu cử Trung ương xử lý các công việc liên quan đến quản lý công bằng trong các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý, quỹ chính trị và chính đảng. Ủy viên của Ủy ban này không thể tham gia các đảng chính trị hoặc hoạt động chính trị. Nhiệm kỳ các ủy viên là 6 năm, chủ tịch ủy ban được chọn trong số các thành viên trong ủy ban.
Ủy ban Nhân quyền Quốc gia thực hiện vai trò là thực hiện sự tôn nghiêm và giá trị con người bằng cách bảo vệ và tăng cường nhân quyền cơ bản của cá nhân. Ủy ban này được thành lập vào tháng 11 năm 2001, phản ánh mong muốn của người dân về việc cải thiện nhân quyền trong quá trình dân chủ hóa trong quá khứ. Ủy ban này cũng có quyền xử lý các trường hợp vi phạm nhân quyền và các hành vi phân biệt đối xử với người nước ngoài đang cư trú hoặc làm việc tại Hàn Quốc.
Hiến pháp
Cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp
Cơ quan định hiến độc lập
Chính quyền địa phương
Quan hệ quốc tế
Chính quyền Yoon Suk Yeol mở ra thời đại Yongsan
Khởi đầu hợp tác hòa giải Nam - Bắc Triều, "Tuyên bố Bàn Môn Điếm"
Bối cảnh lịch sử của sự phân chia Nam - Bắc
Giao lưu hợp tác liên Triều
Nỗ lực thiết lập hòa bình
Chính sách Nam-Bắc của Tổng thống Yoon Suk Yeol