Chế độ tự trị địa phương được áp dụng hoàn toàn từ tháng 6 năm 1995. Mặc dù luật tự trị địa phương được ban hành vào năm 1949, nhưng luật này đã bị đình chỉ hiệu lực hoặc cuộc bầu cử đã bị trì hoãn do bất ổn chính trị bởi chiến tranh liên Triều, cách mạng ngày 19 tháng 4 và đảo chính quân sự ngày 16 tháng 5. Các chính quyền tự trị địa phương được phân chia thành chính quyền đô thị lớn và chính quyền địa phương cơ bản. Tổng cộng có 16 chính quyền đô thị lớn bao gồm thành phố đặc biệt Seoul, 6 thành phố lớn, 8 tỉnh và tỉnh tự trị đặc biệt Jeju. Tháng 7 năm 2012, thành phố phức hợp trung tâm hành chính - thành phố tự trị đặc biệt Sejong đã được thành lập nâng tổng số chính quyền đô thị lớn lên 17. Có 226 chính quyền địa phương cơ bản gồm thành phố (si), huyện (gun), quận (gu). Người đứng đầu các chính quyền địa phương và đại biểu hội đồng địa phương được người dân bầu thông qua bỏ phiếu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm.
Hiến pháp
Cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp
Cơ quan định hiến độc lập
Chính quyền địa phương
Quan hệ quốc tế
Chính quyền Yoon Suk Yeol mở ra thời đại Yongsan
Khởi đầu hợp tác hòa giải Nam - Bắc Triều, "Tuyên bố Bàn Môn Điếm"
Bối cảnh lịch sử của sự phân chia Nam - Bắc
Giao lưu hợp tác liên Triều
Nỗ lực thiết lập hòa bình
Chính sách Nam-Bắc của Tổng thống Yoon Suk Yeol