Quốc sự

05.04.2012

Tuyên bố  1

Nhật Bản tuyên bố: Nhật Bản công nhận từ lâu đời sự tồn tại của Takeshima

Sự công nhận của Nhật Bản được khẳng định bằng những tài liệu viết và bản đồ như bản đồ Kaisei Nippon Yochi Rotei Zenzu của Sekisui Nagakubo, một hệ thống bản đồ địa chính tiêu biểu nhất của Nhật Bản.


Sự thật
Trong bản gốc của Kaisei Nippon Yochi Rotei Zenzu (Bản đồ hoàn chỉnh có sửa đổi những vùng đất và đường của Nhật Bản), một bản đồ được vẽ riêng vào năm 1779, Ulleungdo và Dokdo không được đánh dấu vì là Bán đảo Hàn. Hai hòn đảo cũng nằm ở ngoài mạng lưới đường kinh độ và vĩ độ của Nhật Bản nghĩa là những hòn đảo này nằm ngoài lãnh thổ của Nhật Bản.

Trong khi đó, có một số những bản đồ cổ của Nhật Bản do chính phủ Nhật Bản xuất bản như Chosen Tokai Kaiganzu (“Bản đồ về Bờ biển phía Đông của Hàn Quốc”, 1876) do Bộ Hải quân Nhật Bản in thì hai hòn đảo đó nằm trong lãnh thổ Hàn Quốc.

Kể từ năm 1696, khi Tướng quân Mạc phủ Tokugawa chính thức cấm ngư dân Nhật Bản đi qua Biển đông tới đảo Ulleungdo thì người Nhật dần nhầm lẫn về hai hòn đảo này và họ không chỉ nhắc đến hòn đảo này với nhiều cái tên khác nhau như Matsushima, đảo Riyanko, đảo Ranko và Takeshima mà cuối cùng vị trí địa lí của những hòn đảo này còn bị lãng quên hoàn toàn.




Tuyên bố số 2

Nhật Bản tuyên bố: Không có bằng chứng gì chứng minh Hàn Quốc công nhận từ lâu đời sự tồn tại của Takeshima.
Không có bằng chứng rõ ràng ủng hộ tuyên bố của Hàn Quốc rằng Usando là hòn đảo Dokdo hiện nay.


Sự thật:
Hàn Quốc đã công nhận sự tồn tại của đảo Dokdo ngay từ khi Ulleungdo có cư dân sinh sống đầu tiên. Ghi chép về Dokdo trong Dongguk Munheon Bigo (1770) và Mangi Yoram (1808) cho thấy một sự mô tả đặc biệt rõ ràng rằng “Ulleungdo và Usando là đất của Usanguk và Usando là hòn đảo mà Nhật gọi là Songdo (Matsushima).” Những ghi chép khác của thời kỳ này bao gồm những báo cáo rõ ràng chỉ ra rằng Usando là tên gọi cổ của Dokdo.

Một tài liệu của Nhật Bản về vụ An Yong-bok “Biên bản ghi nhớ liên quan đến thuyền Hàn Quốc đi dọc bờ biển vào năm thứ 9 của Genroku”, đã được tìm thấy ở đảo Oki vào năm 2005 chỉ ra rõ ràng rằng Ulleungdo và Dokdo là những hòn đảo thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Gangwon-do thời kỳ Joseon.




Tuyên bố số 3

Nhật Bản tuyên bố: Nhật Bản sử dụng Takeshima như một cảng dừng chân trên tuyến đường tới đảo Utsuryo và như một ngư trường. Bởi vậy đó là chủ quyền lãnh thổ của Nhật đối với Takeshima vào giữa thế kỷ 17.

Năm 1618, đầu thời kỳ Tokugawa, các gia đình Oya và Murakawa ở Yonago của Tottori-han đã được Tướng Quân Mạc phủ Tokugawa cho phép vượt biển tới Đảo Utsuryo. Bởi vậy, Takeshima nghiễm nhiên được sử dụng là điểm dừng chân trên tuyến đường tới đảo Utsuryo như một ngư trường.


Sự thật:
Không cần thiết phải có một giấy phép để vượt biển tới một hòn đảo nằm trong lãnh thổ nước đó. Việc Tướng Quân của Nhật Bản cấp một giấy phép lưu thông để tới đảo Utsuryo cho các thương gia Nhật Bản càng chỉ rõ ràng rằng Tướng Quân không coi Ulleungdo và Dokdo là lãnh thổ của Nhật Bản.


Chosenkoku Kosai-Shimatsu Naitansho (Tài liệu mật về các chi tiết trong quan hệ ngoại giao Hàn Quốc-Nhật Bản, 1870) Tài liệu này được Bộ Ngoại giao Nhật Bản đưa ra vào năm 1870 chỉ ra rõ ràng rằng cả Ulleungdo và Dokdo là lãnh thổ của Hàn Quốc.

Hơn thế, tài liệu Onshu Shicho Goki của Nhật Bản (Các ghi chép về Quan trắc tại tỉnh Oki) phát hành vào giữa thế kỷ thứ 17 mô tả việc Nhật bản không xem Dokdo là lãnh thổ của Nhật Bản: “Đảo Oki đánh dấu biên giới phía tây bắc của Nhật”. Vào năm 1877, Daijokan (Hội đồng Nhà nước cấp cao của Nhật) chính thức thừa nhận dựa trên hiệp định Hàn - Nhật được ký vào thế kỷ thứ 17 rằng Dokdo không phải lãnh thổ của Nhật Bản: “Về Takeshima và hòn đảo còn lại, phải hiểu rằng đất nước chúng ta không có liên quan gì đến những hòn đảo đó”. Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng đưa ra một báo cáo tương tự là Chosenkoku Kosai-Shimatsu Naitansho (Tài liệu mật về các chi tiết trong quan hệ ngoại giao Hàn Quốc-Nhật Bản) sau khi một cuộc điều tra bí mật được tiến hành dựa trên căn cứ về việc Takeshima (Ulleungdo) và Matsushima (Dokdo) sáp nhập vào Joseon như thế nào, do đó công khai thừa nhận Matsushima (Dokdo) là lãnh thổ của Hàn Quốc.



Tuyên bố số 4

Nhật Bản tuyên bố: Cuối thế kỷ 17, Nhật Bản cấm các tàu vượt biển tới Đảo Utsuryo chứ không phải Takeshima.
Một cuộc đàm phán Hàn - Nhật về việc đánh bắt cá quanh Utsuryo vào năm 1696 đã dẫn đến việc Tướng quân cấm các tàu của Nhật Bản vượt biển tới Đảo Utsuryo chứ không phải cấm các con tàu đi đến Takeshima.


Sự thật:
Khi ban hành lệnh cấm vượt biển tới Ulleungdo, Tướng quân Tokugawa đã hỏi Totori-han liệu có mảnh đất nào thuộc Tottori-han ngoài Ulleungdo hay không. Tottori-han đã trả lời rằng “không có mảnh đất nào khác thuộc về han (phiên trấn) bao gồm cả Takeshima và Matsusima”, nghĩa là cả hai hòn đảo này đều không nằm trong phạm vi quản lý của Tottori-han. Cũng như đã được giải thích rõ ràng trong tiêu đề tài liệu của Nhật Bản “Matsushima (Dokdo) ở Takeshima (Ulleungdo)” và “Matsushima ở Vùng phụ cận của Takeshima”, Dokdo đã và vẫn được xem rộng rãi như là một hòn đảo gắn liền với Ulleungdo. Lệnh cấm vượt biển tới Ulleungdo nghiễm nhiên cũng có nghĩa là cấm vượt biển tới đảo Dokdo.




Tuyên bố số 5

Nhật Bản tuyên bố: Bằng chứng đưa ra trong sự việc Ahn Yong-Bok mà phía Hàn Quốc lấy đó làm căn cứ cho tuyên bố của mình có nhiều điểm mâu thuẫn với những chứng cứ thực tế.

Báo cáo về sự việc Ahn là không đáng tin cậy bởi vì những chứng cứ đó không khớp với những ghi chép của Nhật Bản về vụ việc này.


Sự thật:

Nhật Bản hoàn toàn ngạo mạn và không thể chấp nhận được khi khẳng định rằng những ghi chép chính thức của Hàn Quốc là không đáng tin bởi vì thực tế có những ghi chép của Hàn Quốc không có trong những ghi chép của Nhật Bản. Những ghi chép về hoạt động của Ahn tại Nhật Bản có trong một số tài liệu quan trọng dưới triều đại Joseon như Sukjong Sillok, Seungjeongwon Ilgi, và Dongguk Munheon Bigo cũng như là những tài liệu tiếng Nhật như Takeshima Kiji, Takeshima Tokai Yuraiki Basho Hikae, Inpu Nenpyo, và Takeshima Ko.

Lệnh của Tướng quân Nhật cấm người Nhật vượt biển tới Ulleungdo đã được ban hành vào tháng 1/1696 nhưng phải sau gần 8 tháng lệnh này mới thực tế được ban bố tới người dân của Yonago. Cho đến lúc đó, ngư dân Yonago đã có thể lái thuyền tới Ulleungdo. Bởi vậy, thật phi lý khi tranh luận rằng báo cáo của Ahn về việc nhìn thấy ngư dân người Nhật Bản ở Ulleungdo vào tháng 5 năm đó là sai.




Tuyên bố số 6

Nhật Bản tuyên bố:
Nhật Bản tái khẳng định ý định tuyên bố chủ quyền đối với Takeshima bằng việc sáp nhập Takeshima vào với quận Shimane vào năm 1905.

Sau khi nhận được đề xuất từ Nakai Yosaburo, một ngư dân của đảo Oki của Shimane Tottori-han, về việc sáp nhập Đảo Lyanko vào lãnh thổ của Nhật Bản, chính phủ Nhật đã tái khẳng định qua quyết định của Nội các về ý định tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo này.


Sự thật:
Lý lẽ của Nhật Bản thật không hợp logic và đầy mâu thuẫn khi khẳng định về việc sáp nhập Dokdo vào lãnh thổ của mình. Để lý lẽ này trở nên hợp lý một chút, thì Nhật Bản đáng lẽ đã phải có những biện pháp tương tự để tái khẳng định chủ quyền đối với phần còn lại của toàn bộ lãnh thổ của mình. Việc sáp nhập năm 1905 được khởi đầu như một phần của động thái chiến lược nhằm giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật. Đây là nỗ lực phi pháp vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Hàn Quốc đối với đảo Dokdo là hòn đảo vốn đã hoàn toàn được Hàn Quốc thiết lập trước đó.




Tuyên bố số 7

Nhật Bản tuyên bố: Trong quá trình soạn thảo Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản, Mỹ đã phản đối yêu cầu của Hàn Quốc về việc đưa Takeshima vào trong điều khoản tương đương của Hiệp ước như là một trong những khu vực mà Nhật Bản phải từ bỏ, đồng thời tuyên bố rằng Takeshima đã thuộc phạm vi quản lý của Nhật Bản.

Điều này thể hiện rõ trong tài liệu công khai của Mỹ rằng Takeshima không được công nhận là lãnh thổ của Hàn Quốc.


Sự thật:
Chỉ thị SCAPIN 677 được Quân đồng minh áp dụng và chính  phủ Nhật Bản chấp nhận sau khi thông qua Hiệp ước Hoà Bình San Francisco trong đó có chỉ ra rằng Dokdo bị loại trừ ra khỏi phạm vi quản lý của Nhật. Chỉ thị này cho thấy Dokdo cùng với Ulleungdo thuộc về khu vực nằm ngoài thẩm quyền hành chính hay cai trị của chính phủ Nhật: “3. Vì mục đích của Chỉ thị này, Nhật Bản được xác định là có 4 hòn đảo chính (Hokkaido, Honshu, Kyushu và Shikoku) và gần 1.000 hòn đảo nhỏ xung quanh…, và ngoại trừ (a) Đảo Ulleung, Liancourt Rocks...”

Quyết định của lực lượng đồng minh loại trừ Dokdo khỏi lãnh thổ của Nhật Bản là một phần trong những phương sách hậu chiến nhằm thực thi kết quả của Tuyên Bố Cairo (1943) và Tuyên bố Postdam (1945).




Tuyên bố số 8

Nhật Bản tuyên bố: Vào năm 1952, Takeshima được chỉ định là khu vực thử nghiệm vũ khí dành cho Quân đội Mỹ đóng tại Nhật Bản, điều này có nghĩa là Takeshima được coi là một phần của lãnh thổ Nhật Bản.

Uỷ ban Hợp tác Nhật - Mỹ đã được thiết lập nhằm triển khai Hiệp định Hành chính Nhật - Mỹ, chọn Takeshima là vùng thử nghiệm vũ khí cho quân đội Mỹ đóng tại Nhật Bản.


Sự thật:
Theo ghi chép của Nghị viện Nhật Bản, chính Nhật Bản đã kích động để tiếp tục sử dụng đảo Dokdo là khu vực thử nghiệm vũ khí. Dưới đây là những lời lẽ trao đổi giữa Yamamoto, một thành viên Nghị viện đại diện cho khu vực Shimane và Ishihara, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, trong một cuộc họp của Bộ Ngoại giao tại Hạ Viện hôm 23 tháng 5 năm1952.

 

-Yamamoto: “Về phần chọn khu vực tập trận cho các Lực lượng chiếm đóng, tôi nghĩ là nếu vùng lân cận của Takeshima được chỉ định là khu vực tập trận thì nó sẽ giúp Nhật Bản khẳng định chủ quyền lãnh thổ đối với hòn đảo đó. Hãy nói cho tôi liệu có phải đó là những gì mà Bộ Ngoại giao dự định”
 
-Ishihara: “Dường như sau một vài phương sách khác nhau, mọi việc đã được giải quyết, chủ yếu từ một ý tưởng như thế”.



Tuyên bố số 9

Nhật Bản tuyên bố:
Nhật Bản kiên quyết phản đối việc Hàn Quốc chiếm đóng bất hợp pháp đảo Takeshima .

Sự chiếm đóng Takeshima của Hàn Quốc là hành động phi pháp không hoàn toàn dựa trên nền tảng là luật pháp quốc tế.

Sự thật:
Nhật Bản chưa bao giờ thiết lập chủ quyền đối với đảo Dokdo trong bất cứ giai đoạn nào trong lịch sử. Tuyên bố của Nhật Bản đối với hòn đảo của Hàn Quốc là những nỗ lực đơn phương và phi pháp vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Hàn Quốc đối với đảo Dokdo. Nhật Bản đã từng một lần cố gắng thiết lập chủ quyền đối với hòn đảo Dokdo vào năm 1905 nhưng Hàn Quốc trước đó đã thiết lập chủ quyền với hòn đảo này rồi. Có một số tài liệu lịch sử quan trọng ở cả Hàn Quốc và Nhật Bản chỉ rõ rằng Dokdo là lãnh thổ của Hàn Quốc. 



Tuyên bố số 10

Nhật Bản tuyên bố:
Mặc dù Nhật Bản đã đề xuất với Hàn Quốc đưa vụ tranh chấp Takeshima ra Toà án Công lý Quốc tế nhưng Hàn Quốc phản đối đề xuất này.

Chính phủ Nhật Bản đã gửi đề xuất tới Hàn Quốc 2 lần vào năm 1954 và 1962 để đưa vụ tranh chấp này lên Toà án Công lý Quốc tế nhưng Hàn Quốc đã phản đối đề xuất này.

Sự thật:
Có một mâu thuẫn lớn tồn tại trong lập trường của Nhật Bản, đó là trong khi từ chối đưa vấn đề của đảo Diaoyutai và Senkaku hay là “4 lãnh thổ phía Bắc” ra Toà án Công lý Quốc tế thì Nhật Bản lại khẳng định rằng chỉ có vấn đề về đảo Dokdo cần được giải quyết thông qua quyết định của toà án này. Hàn Quốc hoàn toàn không thấy có lý do gì khiến Hàn Quốc phải đưa vấn đề vốn đã quá rõ ràng này ra xét xử tại một toà án.