Quốc sự

04.04.2012

CH1. Dokdo có thể là đối tượng của cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản không?

Dựa trên nguyên tắc “kiểm soát hiệu quả” là yêu cầu chính đối với việc thiết lập chủ quyền lãnh thổ trong suốt thời kỳ lịch sử và trong luật pháp quốc tế, quyền lãnh thổ của Hàn Quốc đối với Dokdo là không thể tranh cãi được. Theo đó, Dokdo không phải là một đối tượng của cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản.

 

CH2. Điều gì gây tranh cãi trong đề xuất của  Nhật Bản về việc đưa vụ tranh chấp lãnh thổ đổi với hòn đảo Dokdo ra Toà Án Công lý Quốc tế?

Cuộc tranh chấp hòn đảo Dokdo là một vấn đề về lịch sử phát sinh từ thời kỳ xâm chiếm Hàn Quốc theo chủ nghĩa bành trướng của Nhật Bản, và do vậy đó không phải là một cuộc tranh chấp có thể xét xử tại toà. Về mặt lịch sử, Dokdo cùng với Ulleungdo, đã hình thành nên Usanguk trong suốt thời kỳ Silla. Usanguk đã bị chinh phục vào năm thứ 13 triều đại Vua Jijeung. Sau đó, qua thời kỳ Goryeo và Joseon đến bây giờ, Dokdo chắc chắn là lãnh thổ của Hàn Quốc và thuộc sự quản lý của Hàn Quốc. Bởi vậy, giải pháp phù hợp nhất đối với cuộc tranh chấp hòn đảo Dokdo là Nhật Bản hãy xem xét lại lịch sử xâm lược trong quá khứ của mình và ngừng việc khẳng định quyền lãnh thổ của nước này đối với đảo Dokdo dựa trên lịch sử xâm lược Hàn Quốc của Nhật Bản.

 

CH3. Dựa trên Thông báo số 40 của Quận Trưởng Shimane, Nhật Bản khẳng định đã sáp nhập hợp pháp đảo Dokdo tuân theo luật pháp quốc tế. Có điều gì chưa đúng trong sự khẳng định này?

Sự sáp nhập một lãnh thổ có thể chỉ bao gồm những lãnh thổ mà không có chủ sở hữu tồn tại. Tuy nhiên, sự sở hữu của Hàn Quốc đối với đảo Dokdo đã được chứng minh qua những hoạt động của An Yong-bok vào cuối thế kỷ thứ 17 và qua tài liệu ngoại giao của Nhật Bản năm 1870 mang tên “Tài liệu mật về các chi tiết trong quan hệ ngoại giao Hàn Quốc”. Ngoài ra, mệnh lệnh 1877 của Daijokan, Cơ quan Hành chính Cao nhất Nhật Bản, rõ ràng khẳng định rằng Dokdo không phải là một phần của lãnh thổ Nhật Bản. Thêm vào đó, Chiếu thư Hoàng đế số 41 năm 1900 của Vua Gojong, Hàn Quốc cho phép quận trưởng Ulleungdo cai trị Dokdo. Khẳng định của Nhật Bản rằng Quận Trưởng Shimane đã sáp nhập Dokdo, một lãnh thổ không thể tranh cãi của Hàn Quốc, là sự vi phạm rõ ràng đối với luật pháp quốc tế.

 

CH4. Tuyên bố Cairo và Potsdam có liên quan gì trong việc trả lại đảo Dokdo cho Hàn Quốc?

Do Tuyên bố Potsdam (1945) đơn thuần chỉ là một tuyên bố chung của 4 nước nằm trong Lực lượng Đồng Minh, nên nó không có giá trị về mặt pháp lý. Tuy nhiên, Tuyên bố Potsdam lại đưa ra những điều khoản đầu hàng đối với Nhật Bản và việc trả lại những vùng đất Nhật chiếm đóng sau chiến tranh là nghĩa vụ mà Nhật phải thực hiện theo Tuyên bố Cairo (1943). Do đó, Tuyên bố Potsdam là một điều khoản cho nền độc lập của Hàn Quốc và việc trao trả lại Mãn Châu và Đài Loan cho Trung Quốc.

Tuyên bố Potsdam, bao gồm một điều khoản quy định Nhật Bản trao trả lại tất cả những lãnh thổ mà nước này chiếm được bằng bạo lực và lòng tham, đã được chấp nhận hoàn toàn thông qua tuyên bố của Nhật Bản trong Tuyên bố Cairo. Theo đó, Nhật Bản phải trả lại Dokdo là mảnh đất mà Nhật Bản có được bằng bạo lực và lòng tham. Tuyên bố này giải thích rằng vì Dokdo bị chiếm đóng vào tháng 2/1905 xuất phát từ bạo lực và lòng tham của Nhật nên Dokdo phải được loại trừ ra khỏi lãnh thổ của Nhật Bản và được khôi phục trở lại là lãnh thổ của Hàn Quốc.



CH5. Chỉ thị số 677 và 1033 của Chỉ huy Tối cao của Lực lượng Đồng minh (SCAPIN)  có liên quan gì đến quyền lãnh thổ đối với đảo Dokdo?

Sau sự thất bại của Nhật Bản vào tháng 8/1945, Chỉ huy Tối cao của Lực lượng Đồng minh bắt đầu trả lại và điều tra những lãnh thổ bị Nhật chiếm đóng bằng bạo lực và lòng tham. Vào ngày 29/1/1946, Chỉ huy Tối cao của Lực lượng Đồng minh, thông qua SCAPIN số 677, xác nhận Dokdo, Ulleungdo và Jejudo là lãnh thổ của Hàn Quốc. Vào ngày 22/6 cùng năm đó, theo SCAPIN số 1033, điều khoản 3, Chỉ huy Tối cao của Lực lượng Đồng minh đã ra lệnh những vùng thuộc quyền đánh bắt cá và săn cá voi của Nhật Bản không thể tới phạm vi bán kính 12 dặm tính từ đảo Dokdo.

 

CH6. Giải thích Điều khoản 2 của Hiệp ước Hoà bình ký với Nhật tại San Francisco

Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, Hiệp ước Hoà bình với Nhật đã được ký tại San Francisco vào tháng 9/1951 để xây dựng nên một nghị quyết về các quốc gia thua trận. Điều khoản 2 của Hiệp ước quy định rằng Nhật Bản phải đồng ý trả lại nền độc lập của Hàn Quốc và từ bỏ tất cả quyền, sự sở hữu và yêu cầu đối với Hàn Quốc bao gồm Jejudo, Geomundo và Ulleungdo; Dokdo đã bị bỏ qua. Dựa trên sự bỏ qua này, Nhật Bản khẳng định rằng Chỉ huy Tối cao của Lực lượng Đồng minh đã công nhận Dokdo là lãnh thổ của Nhật Bản. Mặc dù Dokdo ngay từ đầu đã được chỉ ra là một phần của lãnh thổ Hàn Quốc nhưng Nhật Bản đã tích cực vận động hành lang để gộp đảo Dokdo vào lãnh thổ của Nhật Bản. Kết quả là, Dokdo đã bị bỏ sót trong bản thảo cuối cùng của Hiệp ước. Tuy nhiên, trước khi ký kết Hiệp ước, Chỉ huy Tối cao của Lực lượng Đồng minh đã ban hành SCAPIN số 677, trong đó chỉ rõ ràng rằng loại trừ những vùng lãnh thổ của Hàn Quốc như Jejudo, Ulleungdo và Dokdo khỏi sự cai quản về hành chính và chính trị của Nhật Bản trong giai đoạn sau chiến tranh. Những biện pháp này là sự khẳng định của Chỉ huy Tối cao của Lực lượng Đồng minh về việc yêu cầu Nhật Bản trả lại vùng đất bị chiếm đóng nhờ bạo lực vào vũ trang theo các thoả thuận như Tuyên bố Cairo. Hơn thế, Hiệp ước Hoà bình San Francisco hoàn toàn kêu gọi Nhật chịu trách nhiệm đối với cuộc chiến tranh và sự cai trị thuộc địa phi pháp của mình. Như vậy Nhật đã sai khi trích dẫn Hiệp ước này để khẳng định quyền của mình đối với đảo Dokdo mà nước này đã tước đoạt từ Hàn Quốc trong thời kỳ thuộc địa.