Văn hóa

12.05.2014

Thành Namhansanseong của Hàn Quốc có triển vọng sẽ được công nhận là di sản văn hóa thế giới của UNESCO. Cơ quan tư vấn của Ủy ban di sản thế giới UNESCO là ICOMOS (Hội đồng quốc tế về các di sản và danh lam) đã được ra quyết định 'yêu cầu công nhận' di sản thế giới đối với Namhansanseong vào ngày 25/04 vừa qua.

Hầu hết các đơn đệ trình khi đã nhận được quyết định của ICOMOS đều được công nhận nên việc công nhận di sản của thành Namhansanseong gần như đã chắc chắn. Quyết định cuối cùng sẽ được Ủy ban di sản thế giới thông báo tại phiên họp thứ 38 tổ chức tại Doha, Qata vào giữa tháng 6. Nếu như được công nhận thì thành Namhansanseong sẽ trở thành di sản thế giới thứ 11 của Hàn Quốc.

Theo Cục di sản văn hóa, thành Namhansanseong đáp ứng đầy đủ 2 tiêu chí bình chọn. Thứ nhất, thành là minh chứng của sự giao lưu giá trị nhân loại trong phát triển kĩ thuật, văn hóa kiến trúc,... và thứ 2 là được công nhận là một ví dụ điển hình vượt trội về mặt cảnh quan cho thấy rõ nét giai đoạn của lịch sử nhân loại qua tổng thể kĩ thuật kiến trúc của nó. Thêm vào đó thành còn là một di sản quân sự cho thấy bằng chứng về sự tương tác giữa quy hoạch và kĩ thuật xây dựng thành trong khu vực Đông Á, là nơi tập hợp của chiến thuật phòng ngự cùng kĩ thuật xây dựng thành lợi dụng địa hình và đã được công nhận là mang những giá trị đầy đủ của một di sản thế giới. Thành cũng nhận được đánh giá tích cực về tình trạng bảo tồn nhờ việc quản lí có hệ thống thông qua hệ thống bảo vệ và chính sách bảo tồn theo pháp luật một cách hiệu quả.

Namhansanseong_Fortress_Article_01.jpg

Namhansanseong_Fortress_Article_02-1.jpg

(맨 위부터) 남한산성(南漢山城)의 동문과 서문, 성벽. (사진: 전한)

(Từ tranh đầu tiên) Cửa Đông, cửa Tây và tường thành của thành Namhansanseong (南漢山城). (Ảnh: Jeon Han)



Namhansanseong ở Gwangju, Gyeonggido cùng với thành Bukhansanseong (北漢山城) của thời đại Josun (1392-1910) là một trong những thành trên núi bảo vệ khu vực Seoul ở hai phía nam bắc và hiện vẫn còn để lại dấu tích của việc xây thành kéo dài từ thế kỉ thứ 7 đến thời vua Anh Tổ (trị vì 1724-1776) của thời đại Shilla thống nhất. Bên trong thành quách dài 11.76㎞ còn các cơ sở vật chất đa dạng như Hành cung (行宮) là biệt cung vua ở lại mỗi khi đi vi hành bên ngoài cung hay điện Thủ ngự trường đại (守禦將臺) được xây dựng với mục đích quân sự.

Tòa thành được nhận định là bắt nguồn từ thành Joojangseong (晝長城) được xây dựng vào đời vua Munmu (文武王) đời vua thứ 30 của triều đại Shinlla. Năm 1623, từng theo đuổi nền ngoại giao cân bằng giữa nhà Minh và nhà Thanh sau khi Gwanghaegun (trị vì 1608-1623) xuống ngôi, đất nước thực hiện nền chính quyền ủng hộ nhà Minh khiến nguy cơ bị nhà Thanh xâm lược tăng cao. Đối phó với tình hình đó từ năm 1624 (vua Nhân Tổ năm thứ 2), thành được xây dựng dựa trên những đoạn thành cũ vốn có và thành được hoàn tất vào năm 1626. Năm 1636 sau khi hoàn tất xây dựng thành, lần đầu tiên 12,700 người đã được điều động và huấn luyện nhằm đối phó với các tình huống khẩn cấp những vẫn không ngăn nổi khi nhà Thanh mang theo 10 vạn quân vào tháng 12 năm đó. Josun đã không đủ thời gian để chuẩn bị cho chiến tranh và ngay cả quân viện trợ cũng bị thất bại đồng thời bị cô lập trong thành Namhansanseong khiến họ không thể chiến đấu và cuối cùng đã phải mở cổng thành và đầu hàng chỉ sau 47 ngày. Tuy bị thất bại trong chiến tranh nhưng thành Namhansanseong là một kinh nghiệm quan trọng trong việc xây dựng một thành quách trên núi cực lớn để đối phó trong các cuộc chiến trường kì trên quy mô lớn. Hơn thế nữa, thành là thành phố hành chính-quan sự hiểm trở đồng thời là một hình mẫu của lịch sử phát triển trong xây dựng thành quách phương Đông cho đến thời trung cổ.

Namhansanseong_Fortress_Article_04.jpg

(위) 왕이 궁궐 밖 행차 때 잠시 머무르던 별궁인 남한산성의 행궁. (아래) 군사 지휘소로 지어진 누각인 수어장대 (사진: 전한)

(trên) Hành cung của thành Namhansanseong-biệt cung vua hay lui tới mỗi khi đi vi hành. (dưới) Thụ ngự trường đại nơi được xây dựng làm căn cứ chỉ huy quân sự (Ảnh: Jeon Han)



Ủy viên chấp hành của ICOMOS giáo sư khoa giáo dục địa lí của trường ĐH Dongguk Lee Hye Eun giải thích: "Tuy Hành cung của thành Namhansanseong chỉ là nơi nghỉ chân của vua tuy nhiên khi cuộc xâm lược Triều Tiên lần thứ hai của Mãn Châu (Byeongjahoran) diễn ra, đây lại là nơi vua lưu lại trong thời gian dài và là trung tâm của hoàng cung có đặt Jwajeon(Tả điện) và Woosil (Hữu thất) là bản thu nhỏ của miếu Jongmyo. Dường chính đặc trưng không có ở nơi đâu trên thế giới này mà Hành cung được đánh giá rất cao".

Để đến thành Namhansanseong ra cửa số 2 ga Sanseong line 8 tàu điện ngầm sau đó bắt xe bus số 9 hoặc 25 và xuống bến Namhansanseong Loteori. Thông tin chi tiết truy cập trang web của Cơ quan văn hóa và du lịch Namhansanseong (www.ggnhss.or.kr) hoặc gọi điện thoại đến số +82-31-777-7500.  

Namhansanseong-140512-6.jpg

(위) 상공에서 본 남한산성의 남쪽, (아래) 남한산성의 행궁 (사진: 문화재청)

(Trên) Phía nam thành Namhansanseong nhìn từ trên cao, (dưới) Hành cung của thành Namhansanseong (Ảnh: Cục di sản văn hóa)



Phóng viên Lim Jae Un của Korea.net
jun2@korea.kr