Xã hội

Đặc điểm địa lý và địa hình

Bán đảo Triều Tiên (vĩ độ 33˚ - 43˚; kinh độ 124˚ - 132˚) nằm ở trung tâm Đông Bắc Á, giáp Trung Quốc về phía Tây và Nhật Bản về phía Đông. Bán đảo Triều Tiên có đường kinh độ dài 950km, vĩ độ rộng 540km, diện tích Hàn Quốc là 100.364km². Trừ phía Bắc tiếp giáp với đại lục Châu Á, ba mặt còn lại của bán đảo giáp biển. Địa hình bán đảo chủ yếu là núi chiếm 70% và đồng bằng chỉ chiếm 30% toàn bộ lãnh thổ. Mặc dù có nhiều núi, nhưng chỉ có 15% số núi cao trên 1.000m so với mực nước biển và núi thấp dưới 500m chiếm hơn 65%.

Bán đảo Triều Tiên có địa hình không đối xứng, cao ở phía Đông và thấp ở phía Tây, với cột sống là dãy núi Taebaeksanmaek trải dài từ Nam đến Bắc. Các dòng sông bắt nguồn từ các khu vực núi cao ở phía Đông và chảy vào bờ biển phía Tây và phía Nam, tạo thành các đồng bằng phù hợp cho canh tác lúa và ngũ cốc.

Korean Peninsula


Tổng quan về Hàn Quốc (tính đến năm 2019)

· Tên gọi chính thức: Đại Hàn Dân Quốc
· Thủ đô: Seoul (từ năm 1394)
· Quốc ca: Aegukga (Ái quốc ca)
· Quốc kỳ: Taegeukgi (Cờ Thái cực)
· Quốc hoa: Mugunghwa (Hoa dâm bụt kép)
· Ngôn ngữ: Tiếng Hàn
· Diện tích: 100.364km²
· Vị trí địa lý: Vĩ độ Bắc 33 - 43˚, kinh độ Đông 124 - 132˚
· Dân số: 51,71 triệu người
· Chế độ chính trị: Nền dân chủ tự do, chế độ tổng thống
· Tổng thống: Yoon Suk Yeol (từ năm 2022)
· Chỉ số kinh tế
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): 1.646,3 tỷ USD
- Tổng thu nhập (GNI) bình quân đầu người: 32.115 USD
- Tỷ lệ tăng trưởng GDP: 2,0%
- Tiền tệ: won (1 USD = 1.156,4 KRW)


Khí hậu của vùng núi phía Đông có liên quan mật thiết đến sinh hoạt của người dân. Gió đông thổi qua mạch núi tạo ra hiệu ứng Foehn (Phơn) gây ra gió mạnh khô và nóng. Thành núi cao khiến giao thông bất tiện và cản trở sự phát triển. Tuy nhiên, chính điều đó đã mang đến lợi thế cho dân cư địa phương với phong cảnh được bảo tồn nguyên sơ và trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch.

Biển Đông có bờ biển tương đối thẳng, bằng phẳng và mức chênh lệch thủy triều chỉ khoảng 30 cm. Tuy nhiên, đường duyên hải lại có mực nước sâu hơn 1.000 m. Theo kết quả định vị thủy âm được thực hiện bởi Cơ quan Thủy văn và Hải dương học Hàn Quốc, phần sâu nhất của biển Đông nằm ở khu vực phía Bắc đảo Ulleungdo (sâu 2.985m). Trái lại, bờ biển Tây lại nông, dẫn đến sự hình thành các bãi lầy rộng.

Vào mùa nghỉ hè, bãi biển Haeundae ở Busan có khoảng 1 triệu khách du lịch mỗi ngày. Các bãi tắm biển Gyeongpodae ở Gangneung và Daecheon ở vùng biển phía Tây cũng là điểm du lịch mùa hè nổi tiếng ở Hàn Quốc.

Vào mùa đông, tuyết rơi và đóng băng ở khắp Hàn Quốc, do đó mọi người có thể tận hưởng thú vui trượt băng hay trượt tuyết. Đặc biệt nổi tiếng là khu trượt tuyết ở tỉnh Gangwon-do. Lượng tuyết rơi mùa đông ở những khu vực núi ở đây rất lớn, có khi trong 1, 2 ngày mà tuyết đã rơi dày 50 - 60cm. Nhiệt độ ban ngày trung bình vào mùa xuân và mùa thu duy trì ở mức 15 - 18˚C. Vào những mùa này, bầu trời trong và thời tiết dễ chịu rất phù hợp cho các hoạt động tham quan, dã ngoại ngoài trời.

Gần đây, do sự nóng lên toàn cầu, bán đảo Triều Tiên đã có dấu hiệu biến đổi thành khí hậu cận nhiệt đới. Vào mùa hè, nhiệt độ có thể lên đến trên 35˚C. Vào mùa xuân, hoa đỗ quyên và hoa kenari nở sớm hơn so với trước đây. Trong vòng 4 - 5 năm qua, rất nhiều diễn biến liên tục và bất thường về khí hậu đã được ghi nhận.

Những đợt nóng gắt vào mùa hè trở nên phổ biến hơn, mô hình mưa cũng đang thay đổi. Trước đây vào mùa mưa, mưa thường rơi trên toàn quốc do ảnh hưởng của mưa dầm, nhưng gần đây lại xuất hiện hiện tượng mưa rào trên các khu vực nhỏ. Ngoài ra, hiện tượng tuyết rơi dày đặc ở các địa phương cũng đang xuất hiện. Khoảng 10 năm trước, hiện tượng khí hậu thay đổi vào mùa đông theo chu kì bảy ngày gồm “ba ngày lạnh và bốn ngày ấm” lặp đi lặp lại rất phổ biến, nhưng đặc điểm này đến nay gần như đã biến mất.

Dân số

Các nhà khảo cổ học cho rằng con người bắt đầu định cư ở bán đảo Triều Tiên vào khoảng 700.000 năm TCN, từ thời kỳ đồ đá cũ. Theo kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2018, tổng dân số Hàn Quốc năm 2019 là 51,71 triệu người và tỷ lệ dân số ở thủ đô và khu vực lân cận tăng 0,7% lên 49,8% so với 49,1% năm 2010, thể hiện rõ hiện tượng tập trung dân số tại các thành phố lớn.

Tỷ lệ sinh thấp của Hàn Quốc đang trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng. Tổng tỷ suất sinh, tức là số trẻ em trung bình mà một người phụ nữ sinh trong đời, là 0,92 con vào năm 2019. Đây là mức thấp nhất trong lịch sử. Chỉ số này sau một thời gian dài tăng lên nhờ các biện pháp khuyến khích sinh sản của chính phủ nay lại giảm xuống. Số trẻ em sinh năm 2019 là 302.700 người, mức thấp nhất từ trước đến nay. Mặt khác, tuổi thọ trung bình của người Hàn Quốc là 82,7 tuổi (năm 2018), cao hơn tuổi thọ trung bình (80,7 tuổi) của các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).


Việc di dân ra nước ngoài của người Hàn Quốc bắt đầu vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với những người dân di cư đến Trung Quốc và Nga. Khoảng giữa thế kỷ 20 sau Giải phóng Triều Tiên năm 1945, bên cạnh Mỹ là điểm đến nổi bật, người Hàn cũng bắt đầu di cư đến các khu vực khác nhau trên khắp thế giới bao gồm Châu Âu, Trung Đông và Nam Mỹ.

Kết quả là có 7,49 triệu kiều bào Hàn Quốc đang sinh sống ở nước ngoài (tính đến năm 2019). Thống kê cho thấy số người Hàn Quốc cư trú tại Hoa Kỳ là cao nhất với 2,54 triệu người, tiếp theo lần lượt là Trung Quốc (2,46 triệu), Nhật Bản (820.000).

Cho đến năm 2010, số người di cư vẫn nhiều hơn số người nhập cư, nhưng kể từ năm 2011, xu hướng này đã đảo chiều. Đặc biệt, kể từ năm 2000, số lượng người nước ngoài nhập cảnh vào Hàn Quốc đã tăng lên đáng kể. Theo thống kê về di cư quốc tế của Cục Thống Kê, số lượng người nước ngoài vào Hàn Quốc lần lượt đạt 293.000 người vào năm 2010, 373.000 người vào năm 2015 và 438.000 người vào năm 2019.

Lý do người nước ngoài nhập cảnh vào Hàn Quốc lần lượt là lưu trú ngắn hạn (34,5%), làm việc (26%), du học (14,9%), kiều bào ở nước ngoài (12%). Mặc dù không nằm trong bảng xếp hạng chính, nhưng số lượng người nhập cảnh vào nước này vì hộ khẩu thường trú và kết hôn tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái (tính đến năm 2019).

Ngôn ngữ và chữ viết

Hàn Quốc sử dụng ngôn ngữ đặc trưng là tiếng Hàn và sử dụng chữ viết Hangeul, bảng chữ cái được vua Sejong (1397 - 1450) của triều đại Joseon sáng tạo ra. Trong số các hệ thống chữ viết trên thế giới, Hangeul nổi tiếng là hệ thống chữ viết giàu tính khoa học, dễ học, dễ viết.

Hangeul gồm 14 phụ âm (ㄱㄴㄷㄹㅁㅂㅅㅇㅈㅊㅋㅌㅍㅎ) và 10 nguyên âm (ㅏㅑㅓㅕㅗㅛㅜㅠㅡㅣ). Hangeul được đánh giá là một hệ thống chữ viết xuất sắc về mặt khoa học, có thể biểu đạt rất nhiều âm thanh bằng cách kết hợp 24 chữ cái.

Hàng năm, tổ chức UNESCO đều tiến hành trao tặng “Giải thưởng Xóa nạn mù chữ Vua Sejong” cho những người có công lớn trong việc đẩy lùi nạn mù chữ trên toàn thế giới. Việc lấy tên Vua Sejong để đặt tên cho giải thưởng quốc tế thể hiện sự ghi nhận tính khoa học ưu việt của hệ thống chữ viết này.

20180928_4_sejong.jpg

1. Bảo tàng Quốc gia Hangeul
Đây là một bảo tàng được thành lập để bảo tồn, phổ biến và tái tạo các giá trị của Hangeul và văn hóa Hangeul. Trong hình là khu vực chụp ảnh Hangeul được đặt trong phòng triển lãm của bảo tàng.

2. Vua Sejong
Vua Sejong là vị vua thứ tư của triều đại Joseon và được tôn kính như là một trong những vị vua vĩ đại nhất của Hàn Quốc. Ông đã phát minh ra rất nhiều thành tựu vĩ đại trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, quốc phòng, nghệ thuật và văn hóa. Một trong những thành tựu vĩ đại nhất của vua Sejong là làm ra bảng chữ cái Huấn dân chính âm (Hangeul) vào năm 1443. Đây là hệ thống chữ viết vô cùng dễ học, hiệu quả và khoa học.



Quốc kỳ (Taegeukgi)

Taegeukgi (Thái cực kỳ), quốc kỳ của Hàn Quốc, bao gồm 1 vòng thái cực với màu xanh và đỏ, 4 góc là 4 hình bát quái màu đen nổi bật trên nền trắng tượng trưng cho 4 quẻ trong bát quái. Kể từ khi Đế Quốc Đại Hàn được thành lập vào cuối triều đại Joseon vào năm 1897, Taegeukgi đã được sử dụng làm quốc kỳ. Taegeukgi hiện tại đã thay đổi hoa văn một chút so với quốc kỳ được sử dụng vào thời điểm đó.

Nền trắng của lá cờ tượng trưng cho sự trong sáng, tinh khiết và truyền thống yêu hòa bình của dân tộc Hàn Quốc. Phần trung tâm là biểu tượng thái cực gồm âm (“taegeukgi_symbol_yin.png” màu xanh) và dương (“taegeukgi_symbol_yang.png” màu đỏ) kết hợp với nhau, tượng trưng cho chân lý của tự nhiên rằng tất cả mọi vật trong vũ trụ đều được tạo ra và phát triển theo sự tương tác của âm và dương.

Bốn quẻ ở bốn góc của Taegeukgi thể hiện cụ thể hình ảnh âm dương thay đổi và phát triển lẫn nhau thông qua sự kết hợp của hào (爻). Quẻ taegeukgi_symbol3_geongwae.png Càn tượng trưng cho trời, quẻ taegeukgi_symbol4_gongwae.png Khôn tượng trưng cho đất, quẻ taegeukgi_symbol5_gamgwae.png Khảm tượng trưng cho nước, quẻ taegeukgi_symbol6_igwae.png Ly tượng trưng cho lửa. Bốn quẻ này tạo nên sự hài hòa thống nhất tập trung vào thái cực.

Như vậy, cờ thái cực được tạo ra với trọng tâm là hoa văn thái cực mà tổ tiên họ đã từng sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, chứa đựng lý tưởng của người dân Hàn Quốc luôn khao khát sự sáng tạo và thịnh vượng cùng với vũ trụ.

Quốc ca (Aegukga)

Quốc ca Hàn Quốc được sáng tác vào năm 1935 bởi Ahn Ik-tai, ông đã thêm giai điệu vào phần lời được viết từ đầu những năm 1900. Trước khi phần nhạc được sáng tác, lời bài hát này đã được gắn theo giai điệu của bài hát dân gian Scotland “Old Langsine”. Quốc ca chính thức được công nhận cùng với sự thành lập của chính phủ nước Đại Hàn Dân Quốc vào ngày 15 tháng 8 năm 1948.

Quốc Hoa (Mugunghwa)

Mugunghwa (Hoa dâm bụt kép) là quốc hoa của Hàn Quốc, loại hoa tượng trưng cho những đặc điểm điển hình nhất của người Hàn Quốc: tấm lòng trung thành, sự ân cần và tính bền bỉ. Mugunghwa mang ý nghĩa là “loài hoa nở mãi không tàn”. Loại hoa này cũng đã xuất hiện trong Aegukga (Ái quốc ca): “Sông núi hoa lệ dài ba ngàn lý, mọc đầy mugunghwa”. Biểu tượng của Quốc hội cũng được tạo ra với nền là hình Mugunghwa.


National anthem



National flower (Mugunghwa) and National flg (Taegeukgi)

Quốc hoa (Mugunghwa, hoa dâm bụt kép) and Quốc kỳ (Taegeukgi) của Hàn Quốc.



Chế độ chính trị

Hàn Quốc thực hiện chế độ Tổng thống, trong đó Tổng thống được lựa chọn thông qua bầu cử trực tiếp của người dân với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống Yoon Suk Yeol chính thức nhậm chức, trở thành tổng thống thứ 20 của Hàn Quốc vào ngày 10 tháng 5 năm 2022. Chính phủ Hàn Quốc hoạt động theo phương thức Tam quyền phân lập, trong đó có cơ quan lập pháp gồm 300 nghị sĩ quốc hội với nhiệm kỳ 4 năm và cơ quan tư pháp gồm 14 thẩm phán tòa án tối cao nhiệm kỳ 6 năm. Có 17 chính quyền khu vực và 226 chính quyền địa phương cơ bản. Người đứng đầu của các chính quyền khu vực, địa phương và các thành viên của hội đồng được bầu theo nhiệm kỳ 4 năm.

Sự phân chia hai miền

Năm 1948 là năm ghi dấu sự thành lập của hai chính phủ là Đại Hàn Dân Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) trên bán đảo Triều Tiên. Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên được xác nhận là hai quốc gia độc lập theo luật pháp Quốc tế. Tuy nhiên, Luật của Hàn Quốc lại ghi nhận Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên là một quốc gia theo thể thức một nước hai chế độ.