Kinh tế

Với định hướng nền kinh tế mở, Hàn Quốc đang mở rộng các hiệp định thương mại tự do với các nước trên thế giới và khuyến khích tự do đầu tư. Hàn Quốc khuyến khích và cung cấp các lợi ích đa dạng dành cho các nhà đầu tư vốn nước ngoài bởi vì mục tiêu dài hạn của Hàn Quốc là trở thành trung tâm tài chính và cơ sở hậu cần ở Đông Bắc Á.

Mở cửa thị trường và Hiệp định Thương mại Tự do (FTA)

Hàn Quốc đang thúc đẩy việc mở cửa thị trường hoàn toàn thông qua các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), giúp loại bỏ các rào cản thương mại giữa các quốc gia. Trong đó, gạo – mặt hàng cuối cùng trong việc mở cửa thị trường nông nghiệp cũng đã được mở cửa hoàn toàn vào năm 2015. Hàn Quốc đang có kế hoạch ký kết FTA với hầu hết các quốc gia trên thế giới với khẩu hiệu: “Đất nước nhỏ bé nhưng lãnh thổ kinh tế rộng lớn”.

Năm 2017, FTA giữa Hàn Quốc và 52 quốc gia, bao gồm Chile, EFTA, ASEAN, Ấn Độ, EU, Peru, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, Canada, Trung Quốc, New Zealand, Việt Nam, Colombia,... đã có hiệu lực. Cũng trong năm 2017, Hàn Quốc đã ký kết hiệp định FTA với 5 quốc gia Trung Nam Mỹ gồm Costa Rica, El Salvador, Nicaragua, Honduras và Panama.

A view of Busan Harbour, the largest port in South Korea

Cảng Busan là cảng thương mại tiêu biểu của Hàn Quốc.



Hệ thống hỗ trợ đầu tư trực tiếp nước ngoài

Hàn Quốc không chỉ khuyến khích mở cửa thị trường mà còn khuyến khích đầu tư trực tiếp vốn nước ngoài. Để hỗ trợ điều này, có một luật riêng với tên gọi là “Luật thúc đẩy đầu tư nước ngoài”. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đề cập đến việc người nước ngoài đầu tư ít nhất 100 triệu won để mua hơn 10% cổ phiếu của các công ty trong nước hoặc các công ty đầu tư nước ngoài áp dụng khoản vay dài hạn từ các công ty mẹ nước ngoài trong hơn 5 năm.

“Luật xúc tiến đầu tư nước ngoài” đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư và cung cấp các ưu đãi khác nhau như ưu đãi thuế, hỗ trợ tiền mặt và nới lỏng các quy định liên quan đến đất đai. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đã chuẩn bị một cơ chế để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ quốc tế và giao dịch ngoại hối. Do đó, đảm bảo rằng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được phép chuyển khoản lợi nhuận cao thu được từ việc kinh doanh sáng tạo và hiệu quả ở Hàn Quốc về quê hương mình.

Cụ thể, các nhà đầu tư nước ngoài có thể nhận được hỗ trợ xây dựng nhà máy hay cơ sở nghiên cứu như chi phí mua đất, mua tòa nhà, thuê nhà, chi phí xây dựng, tiền điện, chi phí lắp đặt thiết bị thông tin... Ngoài ra, nếu mua đất thuộc sở hữu của chính phủ hay chính quyền địa phương, các nhà đầu tư có thể trả góp trong tối đa 20 năm.

Ngoài ra, Hàn Quốc cũng hỗ trợ tiền mặt dựa trên quy mô đầu tư và quy mô tuyển dụng của người nước ngoài muốn kinh doanh. Do đó, nếu doanh nghiệp có kỹ thuật tốt, duy trì được việc làm trên một mức nhất định thì chính phủ sẽ hỗ trợ đất đai và vốn cần thiết cho việc thành lập doanh nghiệp.



Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được coi là một trong những chỉ số cho thấy tài chính và thương mại quốc tế của một quốc gia. Trên hết, lợi nhuận đầu tư khi một người nước ngoài đầu tư vào Hàn Quốc cũng được sử dụng như một chỉ số dự đoán về kinh tế trong tương lai. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 và tiếp tục tăng trong những năm gần đây. Đặc biệt, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2019 đã ghi nhận là đạt kỷ lục 23,3 tỷ đô la, đánh dấu năm thứ 5 liên tục vượt qua 20 tỷ đô la.

Hệ thống hỗ trợ đầu tư nước ngoài đang tiếp tục được hoàn thiện. Từ tháng 10 năm 2010, chính phủ đã cải thiện điều kiện đầu tư nước ngoài bằng cách nới lỏng các tiêu chuẩn hỗ trợ tiền mặt, mở rộng phạm vi đất công cộng có thể ký hợp đồng tự do.

Năm 2014, Nghị định thực thi và Quy định thực thi của “Luật xúc tiến đầu tư nước ngoài” đã được sửa đổi, thiết lập các tiêu chuẩn công nhận cho trụ sở công ty toàn cầu và các cơ sở nghiên cứu, phát triển. Năm 2016, “Luật xúc tiến đầu tư nước ngoài” đã được sửa đổi, sát nhập hệ thống khai báo đầu tư nước ngoài vốn được quy định phức tạp sang thành hình thức đầu tư. Chính phủ có kế hoạch chuyển đổi chính sách từ thu hút đầu tư nước ngoài và kích hoạt U-turn sang tập trung vào hiệu quả tuyển dụng (công ty U-turn là những công ty vốn Hàn Quốc, đầu tư ở nước ngoài, nay quay trở về đầu tư tại Hàn Quốc).

Ngoài ra, Hàn Quốc cũng hoan nghênh đầu tư nước ngoài và đầu tư từ các nước mới nổi như Trung Quốc và Trung Đông vào các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Với nỗ lực xây dựng nền tảng thu hút đầu tư nước ngoài, chính phủ tổ chức Tuần lễ đầu tư nước ngoài (FIW), một sự kiện IR (Quan hệ Nhà đầu tư) quốc gia và cung cấp dịch vụ thảm đỏ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ cũng điều hành các dự án hỗ trợ thu hút đầu tư nước ngoài vào địa phương thông qua việc hỗ trợ thương mại hóa các nhóm xúc tiến đầu tư trong nước và thương mại hóa các dự án xúc tiến đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, chính phủ cũng ủy thác các đại sứ quảng bá nước ngoài tại Mỹ, Anh, Trung Quốc và Nhật Bản, nỗ lực thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài thông qua các tổ chức tự trị địa phương.

Đầu tư đa dạng để trở thành trung tâm lưu thông hàng hóa của Đông Bắc Á

Incheon Airport as a Hub Airport Incheon Airport, a regional hub airport, is a place where all airplanes around the world can be operated for 24 hours without worrying about weather condition. In Northeast Asia, the main regional hub airports include Kansai Airport in Osaka, Chek Lap Kok Airport in Hong Kong, Pudong Airport in Shanghai, and Incheon Airport in South Korea.

[Sân bay quốc tế Incheon – Điểm trung chuyển hàng không]
Sân bay quốc tế Incheon là sân bay chiến lược của khu vực, tập trung máy bay trên toàn thế giới, có thể hoạt động 24 giờ một ngày và trong mọi thời thiết. Các điểm trung chuyển hàng không nổi tiếng ở Đông Bắc Á bao gồm Sân bay Kansai ở Osaka, Sân bay Chek Lap Kok ở Hồng Kông, Sân bay Pudong ở Thượng Hải và Sân bay Incheon ở Hàn Quốc được khai trương vào năm 2001. Trong ảnh là cảnh bên trong và bên ngoài của Sân bay quốc tế Incheon.







Hàn Quốc đang chuẩn bị cho kỷ nguyên thương mại trị giá 2 nghìn tỷ đô la. Đặc biệt, Hàn Quốc đang nỗ lực để trở thành trung tâm lưu thông của Đông Bắc Á.

Hàn Quốc đang đầu tư rất nhiều để tăng khả năng cạnh tranh lưu thông hàng hóa lên gấp đôi so với hiện tại bằng cách tự động hóa và hiện đại hóa các thiết bị bốc dỡ hàng xuất nhập khẩu.

Để phát triển lưu thông hàng hóa hàng không, Hàn Quốc mở rộng các khu vực nhà kho sân bay và thúc đẩy mạng lưới hàng hóa. Năm 2018, sân bay quốc tế Incheon đã đạt kỷ lục mới về khối lượng hàng hóa quốc tế kể từ sau khi khai trương với mức 2,92 triệu tấn và sau đó, cũng đạt 2,76 triệu vào năm 2019. Theo đánh giá của Hội đồng Sân bay quốc tế (ACI), mặc dù sân bay quốc tế Incheon đã bị mất vị trí thứ hai trên thế giới về xử lý hàng hóa bởi sân bay Dubai của các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất kể từ năm 2013, tuy nhiên, sân bay Incheon đang nỗ lực để đảm bảo động lực tăng trưởng trong tương lai và giành lại vị trí của mình bằng cách áp dụng các ưu đãi lưu thông hàng hóa từ năm 2018.

Đặc biệt, lưu thông hàng hóa hàng không, dù chỉ chiếm 0,2 - 0,3% tổng sản lượng xuất nhập khẩu, nhưng có giá trị gia tăng cao chiếm đến 25%. Để làm được điều này, chính phủ đã xây dựng thêm nhà ga hàng hóa tại sân bay quốc tế Incheon và thành lập trường học liên quan đến hàng không để đào tạo nhân lực cao cấp phụ trách lưu thông hàng không.

Thêm vào đó, Hàn Quốc cũng sử dụng công nghệ thông tin (IT) tiên tiến để cải thiện đáng kể hệ thống lưu thông hàng không. Sân bay quốc tế Incheon có hệ thống thông tin hóa hàng không hiện đại từ bước đặt hàng cho đến theo dõi vận chuyển hàng hóa. Hệ thống này liên tục được hoàn thiện.

Công suất xử lý hàng hóa hàng năm của sân bay quốc tế Incheon tăng từ 4,5 triệu lên 5,8 triệu tấn mỗi năm kể từ khi nhà ga hành khách số 2 của Sân bay quốc tế Incheon khai trương vào tháng 1 năm 2018 được đưa vào hoạt động.

Đặc biệt, trong đánh giá về dịch vụ sân bay quốc tế của 1700 sân bay trên toàn thế giới do Hiệp hội Sân bay quốc tế (ACI) thực hiện hàng năm, sân bay quốc tế Incheon liên tục đứng vị trí thứ 1 trong suốt 12 năm liên tiếp. Kết quả này cho thấy tiêu chuẩn cao của hệ thống vật chất và nhân lực của sân bay quốc tế Incheon. Ngoài ra, sân bay quốc tế Incheon vinh dự là nơi đầu tiên trên thế giới được ghi chép vào đại sảnh danh vọng của Hiệp hội Sân bay quốc tế.

Vì là một bán đảo nên Hàn Quốc có rất nhiều cảng thương mại quốc tế như Busan, Incheon, Pyeongtaek, Gwangyang, Ulsan, Pohang và Donghae. Năm 2019, hiệu suất xử lý hàng hóa của cảng là 1.643,97 triệu tấn (RT), tăng 1,2% so với năm trước đó.