Phim điện ảnh lần đầu tiên vào Hàn Quốc là khi nào?
Có ý kiến cho rằng việc bắt đầu trình chiếu đại chúng của phim điện ảnh dù không thường xuyên là trong khoảng năm 1903. Người dân thời Josun khi lần đầu tiên được tiếp xúc với phim điện ảnh thời đó đã thấy rất kì thú khi "bức tranh chạy nhảy". Nếu nhìn một cách khái quát nền công nghiệp điện ảnh thời kì đầu, có bản ghi chép rằng vào khoảng trước sau năm 1910 rạp chiếu phim đã được xây dựng tại khu vực của người Nhật Bản trong kinh thành (Seoul ngày nay) và kể từ năm 1912 bắt đầu chiếu phim định kì dành cho người Josun tại 'Woomi-kwan'. Tuy nhiên cho đến thời điểm trước sau năm 1920 phim được trình chiếu tại rạp là những bộ phim nước ngoài của Châu Âu bao gồm của Hollywood. Năm 1919, cuối cùng bộ phim 'Uirijeok guto' đã được khởi chiếu và được công nhận là phim điện ảnh đầu tiên của Josun.
Với ý nghĩa kỉ niệm lịch sử hơn 100 năm chế tác phim điện ảnh Hàn Quốc đồng thời nhìn lại sự phát triển của điện ảnh Hàn Quốc được lưu giữ trong thời gian qua, Trung tâm lưu trữ phim Hàn Quốc gần đây đã tuyển chọn và công bố "100 tác phẩm điện ảnh Hàn Quốc". Từ các tác phẩm thời kì lịch sử điện ảnh mới bắt đầu cho đến các tác phẩm gần đây được khởi chiếu năm 2012, tất cả các bộ phim điện ảnh nhiều tập đã khởi chiếu tại các rạp Hàn Quốc đều nằm trong phạm vi đánh giá và ủy ban chuyên gia điện ảnh bao gồm 60 người có kiến thức sâu sắc về nền điện ảnh Hàn Quốc như học giả điên ảnh, nhà bình luận điện ảnh,... sẽ tham gia bỏ phiếu. Trong tiêu chuẩn bình chọn sẽ bao gồm các nội dung đánh giá như mức độ phản ánh ý thức quần chúng đương đại, mức độ thể hiện bối cảnh độc đáo của xã hội Hàn Quốc, mức độ ảnh hưởng đến xã hội Hàn Quốc xét về chủ đề và tài liệu của tác phẩm, hay tác phẩm có nhận được sự quan tâm chú ý từ liên hoan phim và quần chúng hay không.
Trong số 100 tác phẩm của Trung tâm lưu trữ phim Hàn Quốc, các chuyên gia điện ảnh đã lựa chọn ra 12 tác phẩm tiêu biểu trong việc nâng cao hiểu biết văn hóa và bối cảnh xã hội Hàn Quốc trọng tâm là tầng lớp độc giả nước ngoài. Korea.net xin được giới thiệu thông qua cuộc phỏng vấn với các chuyên gia điện ảnh.
Thứ nhất xin giới thiệu 'Pieta' tác phẩm đã vẽ một đường nét quan trọng trong lĩnh vực điện ảnh Hàn Quốc. Năm 2012 Pieta lần đầu tiên trong lịch sử điện ảnh Hàn Quốc đã được nhận giải thưởng Sư tử vàng tại Liên hoan phim quốc tế Venice là 1 trong 3 liên hoan phim lớn nhất thế giới và là tác phẩm làm lay động giới điện ảnh trong và ngoài nước.

Người đàn bà(Jo Min Soo đóng) một ngày nọ đến tìm Kang Do(Lee Jung Jin đóng)-người sống bằng nghề biến những con nợ thành người tàn phế bằng thủ đoạn tàn nhẫn để lấy tiền bảo hiểm. Kang Do không tin bà và không công nhận bà là mẹ mình. Thế nhưng dù bị ngược đãi và đối xử tàn nhẫn, bà vẫn luôn ở bên cạnh anh. Dần dần bị dao động, cuối cùng anh công nhận bà là mẹ mình sau khi thử bà bằng cách dọa cắt thịt của mình ra và bắt bà ăn. Kể từ khi có mẹ, Kang Do bắt đầu tìm lại tính con người trong mình. Anh thấy động lòng mỗi khi nhìn thấy con nợ vì con của mình mà bất chấp trở thành người tàn phế, anh mua quà về cho mẹ hay cay đắng khi thấy con nợ tự tử.
Sợ rằng vì mình mà mẹ sẽ trở thành đối tượng để trả thù, Kang Do đã bỏ cả công việc nhưng một ngày nọ mẹ anh giả vờ như mình bị bắt cóc và biến mất. Để tìm mẹ, Kang Do đến tìm những con nợ trước đây mà anh nghĩ họ có thù hận với mình. Anh gặp những người đang sống một cách bi thảm vì trở thành tàn phế, gia đình vì anh mà mất đi người thân, những người nguyền rủa anh nhưng anh vẫn không tìm thấy mẹ. Người phụ nữ ấy không phải là mẹ của Kang Do mà là mẹ của một người đàn ông đã vì anh mà tự tử, bà muốn trả thù anh bằng cách khiến cho anh cảm nhận được nỗi đau khi người thân yêu nhất của mình chết ngay trước mắt. Phần kết thúc sau màn kịch bắt cóc, mẹ anh bị một người mẹ của người đàn ông khác vì anh mà chết đẩy xuống từ tòa nhà bỏ hoang-nơi mà bà từng có ý định tự tử. Kang Do đã chôn cất thi thể của bà và tự sát.
Bình luận của Jung Sung Il nhà phê bình điện ảnhĐức chúa Jesus treo mình trên giá thập tự và chết đi với danh phận là con người, Đức mẹ Maria ôm lấy ngài và chìm trong nỗi đau khổ. Đặt đứa con trai giờ đây đã mất chết trên đầu gối, Đức mẹ Maria nhìn xuống con trai mình một cách đau khổ. Cầu mong chúa ban phước lành. Có thể nói đây là một câu chuyện giữa cái chết và sự hồi sinh.
Cảnh tượng đau lòng này đã được tái hiện nhiều lần qua điêu khắc và hội họa. Năm 1499 Michelangelo đã hoàn thành cảnh tượng đau khổ này bằng một tác phẩm điêu khắc đẹp đẽ. Kim Gi Duk nói rằng khi ông đến Roma và nhìn thấy tác phẩm của Michelangelo tại Thánh đường Vatican, ông đã đứng đó một lúc lâu. Tuy nhiên không phải ngay lúc đó ông đã phát huy được trí tưởng tượng của mình. là bộ phim điện ảnh thứ 18 của Kim Gi Duk dánh dấu 'sự trở lại' sau một thời gian dài vắng bóng kể từ tác phẩm phim tài liệu (2011) và (2011). Ở một ý nghĩa nào đó có thể nói rằng là tác phẩm ra mắt lần thứ 2 của ông.

Vào một mùa đông lạnh lẽo nhất, để thực hiện bộ phim lần này Kim Gi Duk đến thăm lại Cheonggyecheon nơi ông đã sống trong một thời gian ngắn thời ông còn là một cậu bé lao động nhỏ tuổi. Đội ngũ nhân viên ít ỏi như những chiến sĩ du kích, 2 diễn viên là Jo Min Soo và Lee Jung Jin. 2 máy quay kĩ thuật số (1 trong đó là do Kim Gi Duk cầm và trực tiếp quay). Cheonggyecheon dần dần biến mất, và những ngõ nhỏ giống như mê cung thỉnh thoảng khiến mọi người quên lối. Với Kim Gi Duk, Cheonggyecheon là khu rừng nhiệt đới đang dần biến mất. Là nơi muôn loài sinh sống theo quy luật lớn nuốt bé.
Chính tại đó, trước mặt Kang Do-một tay sai của công ty cho vay nặng lãi đi đòi lại tiền bằng những thủ đoạn tàn nhẫn không hề biết đến sự từ bi- bỗng xuất hiện một người tự xưng là người mẹ đã bỏ rơi anh từ khi còn bé và anh không tin bà lại là mẹ của mình. Thế nhưng Kang Do dần dần muốn tin người đàn bà ấy là mẹ và trước một Kang Do như thế, bà trở thành mẹ anh. Một trò chơi trốn tìm giữa niềm tin và hi vọng. Nhưng khi giữa trò chơi ấy có sự tham gia của báo thù và phản bội, nó trở thành trò chơi tàn nhẫn kêu gọi sự thương xót. Kim GI Duk nhanh chóng xen vào giữa mỗi quan hệ đó và bắt đầu một cuộc giao dịch giữa con trai giả và 'người mẹ' giả. Kang Do bị cướp đi khi anh sở hữu những thứ mà anh chưa từng có. Và người phụ nữ khi tìm lại được những gì đã mất là khi đó bà sẽ phải từ bỏ nó. Lúc này, trước sức nặng của trách nhiệm tại vị trí khác nhau, 2 người biết được vai trò của mình bắt đầu bị méo mó đi. Do nút thắt tưởng tượng có tên gia đình.
Trò chơi kết thúc vào thời khắc khi cả 2 người thất bại trong việc giữ khoảng cách với nhau và họ đón nhận kết quả không thể thay đổi giống như cái vòng luẩn quẩn của tạo hóa. Tuy nhiên cũng tại đây khi không một sự vô hiệu hóa nào được chấp nhận, họ nhận ra sự thật rằng chỉ khi lựa chọn cách xóa bỏ đi chính bản thân mình thì khi đó vòng luẩn quẩn mới có thể dừng lại. Nhưng vẫn còn lại câu hỏi cuối cùng. Rằng rốt cuộc người giải thoát cho 2 người đang ẩn nấp ở đâu?
Thay vì đi theo hướng phá vỡ cái hư cấu gia đình ấy, Kim GI Duk lại tình nguyện trở thành con mồi mắc vào cái bẫy của chính mình nhằm lấp đầy những chỗ trống đột nhiên phát sinh và lựa chọn hi sinh. Trong đó, một người nhảy xuống và tự tử ngay trước mắt, một người cầm dụng cụ trên tay và tự kết liễu đời mình. Những di ngôn, hay lời bộc bạch được lặp đi lặp lại nhiều lần.
là một trong những phim điện ảnh 'nhiều chuyện' nhất của Kim Gi Duk. Nói, nói và nói. Nếu như ta nhớ lại những tác phẩm điện ảnh càng ngày càng mất dần đi lời thoại kể từ sau tác phẩm 'Bad man' (2001) thì đây là một điều kì lạ. Lúc này lời nói không phải là sự giải thích. Lời nói chỉ có thể kêu gọi sự thương xót nên nó là sức lực duy nhất còn sót lại. Liệu rằng lời nói có thể tạo nên một lỗ hổng và kéo được lòng vị tha vào đó? Tất nhiên câu trả lời sẽ rất bi quan. Kế hoạch của 'người mẹ' (giả mạo) đã quá thành công làm phá hỏng tất cả. Kang Do khi biết được tất cả kế hoạch đó đã học được nhiều sự thật hơn những điều anh cần biết. Tại đây chúng ta cần nghĩ đến vấn đề đã phát sinh khi đó. Câu chuyện vô cùng tàn nhẫn nhưng nó cũng chỉ biết khoanh tay đứng nhìn trong tình trạng hoàn toàn đuối sức trước hành động của các nhân vật chính. Một sự tàn nhẫn mất lực. Sự cứu giúp chính xác đã có mặt tại vị trí đó. 'Dù tàn nhẫn nhưng chính ta cũng bất lực mà thôi, vì thế bạn cần phải lựa chọn. Đó là món quà duy nhất tôi dành cho bạn".
Kang Do mặc chiếc áo len mà người mẹ 'giả mạo' đã chuẩn bị cho đứa con trai 'giả mạo' của mình, quấn xích sắt quanh cổ chui vào gầm chiếc xe tải nhà hàng xóm và đón nhận cái chết. Không biết điều đó, chiếc xe tải cứ thế lăn bánh vào lúc rạng sáng kéo theo Kang Do. Máu chảy ra từ cơ thể Kang Do chảy dài, nối dài mãi trên con đường. Khi đó là lúc chúng ta được nghe bài 'Chú cừu nhỏ của Đức chúa trời'
"Chú cừu nhỏ của Đức chúa trời,
Chúa-người xóa sạch những tội lỗi của thế gian,
Xin người rủ lòng từ bi.
Chú cừu nhỏ của Đức chúa trời,
Chúa-người xóa sạch những tội lỗi của thế gian,
Xin người mang lại hòa bình."
Một cái chết vô nghĩa trên con đường sáng sớm. Không có bất kỳ sự hồi sinh nào tại đây. Tất nhiên có thể chúng ta không cảm nhận được dấu vết của sự cứu giúp. Hay nói cách khác là sự cố gắng vô ích. Có lẽ sự thất bại đó cả Kim Gi Duk, người mẹ 'giả mạo', Kang Do và ngay cả chúng ta cũng biết rất rõ. Nhưng làm sao ta có thể chịu đựng được một thế giới không có thất bại cũng như sự cứu giúp. Hành động tội nghiệp đáng thương cuối cùng giống như sự cầu nguyện. Nếu làm vậy liệu ở đó có tồn tại sự từ bi và hòa bình? Điều đó ta không thể biết được. thỉnh thoảng kì lạ nhưng thỉnh thoảng lại được lấp đầy bởi những cảm xúc đau khổ. Tuy nhiên nó cũng là tác phẩm điện ảnh lấp đầy bởi sự chờ đợi về thời khắc Chúa cứu thế ra tay cứu giúp. (Trong suy nghĩ của tôi) tuy không phải là tác phẩm của tuyệt vời nhất của Kim Gi Duk nhưng nó là phim điện ảnh trưởng thành nhất của ông.
* Nguồn tài liệu: Trung tâm lưu trữ phim Hàn Quốc