Văn hóa

28.12.2022

(Nguồn: Kênh YouTube CJ ENM Movie)



Bài viết từ Lee Kyoung Mi & Phóng viên danh dự của Korea.net Ohkusa Noriko

“Đại Hàn Dân Quốc Vạn tuế” (Корея Ура!)

Ngày 26/10/1909, Ahn Jung-geun đã ám sát Ito Hirobumi, thủ tướng đầu tiên của Đế quốc Nhật Bản người chủ mưu trong kế hoạch sát nhập Đế quốc Đại Hàn vào lãnh thổ Nhật Bản. Khi Ito Hirobumi vừa bước chân xuống nhà ga Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc), Ahn đã bắn vào Ito và hô to câu trên bằng tiếng Nga khi biết rằng Bộ trưởng Tài chính và các nhà báo Nga cũng có mặt ở đó.

Bộ phim nhạc kịch “Anh hùng” là sự tái hiện lại 1 năm cuối đời của chí sĩ yêu nước Ahn Jung-geun, từ khi ông lên kế hoạch ám sát Ito ở Cáp Nhĩ Tân cho đến lúc ông bị bắt và xử tử hình. Và đây cũng là bộ phim được chế tác dựa trên tác phẩm nhạc kịch cùng tên, bám sát vào hình tượng nhân vật lịch sử cũng như dựa vào sức hấp dẫn của nhạc phim dự kiến sẽ thu hút nhiều sự chú ý của người xem.

Ngày 08/12, Korea.net và Phóng viên danh dự (PVDD) Ohkusa Noriko (大草紀子) đã tham dự buổi công chiếu và họp báo phim diễn ra tại CGV Yongsan I’PARK Mall, quận Yongsan-gu, Seoul. Bộ phim có thể sẽ gây nên sự khó chịu cho người Nhật khi xem, nhưng bài viết này chủ yếu chia sẻ về cảm nhận của PVDD Ohkusa và câu chuyện về đạo diễn cũng như diễn viên của bộ phim.

Một phân cảnh trong bộ phim ký sự “Anh hùng” khi Ahn Jung-geun đang nhận phán xét tại tòa án. (Ảnh: Công ty giải trí CJ ENM)

Một phân cảnh trong bộ phim “Anh hùng” khi Ahn Jung-geun đang nhận phán xét tại tòa án. (Ảnh: Công ty giải trí CJ ENM)



Những bộ phim nói về sự thống trị của Đế quốc thực dân Nhật hay nội dung kể về sự giành lại độc lập từ tay đế chế Nhật Bản đều được gọi là phim kháng Nhật, và có nhiều bộ phim về chủ đề này không được phép công chiếu ở Nhật Bản. Vậy, người Nhật sẽ nghĩ gì khi nghe nói về bộ phim những năm cuối đời của nhà yêu nước Ahn Jung-geun?

Bộ phim “Anh hùng” bắt đầu với bối cảnh của những nhà hoạt động cách mạng và Ahn Jung-geun, sẵn sàng dâng hiến sinh mạng của họ cho nền độc lập của Đại Hàn Dân Quốc, thông qua những bài hát toát lên được sự phẫn nộ, buồn bã, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ.

Chuyển qua phân cảnh Ahn đang bên cạnh gia đình ở quê nhà, toát lên cảnh bi tráng và sự ấm áp của gia đình. Hình ảnh người mẹ mỉm cười khi tiễn con trai lên đường chiến đấu vì đất nước, hình ảnh người vợ không thể chấp nhận được quyết tâm rời đi của chồng. Và khán giả cũng bắt đầu bị thu hút bởi hình ảnh “con người Ahn Jung-geun” từ bối cảnh đó.

Sau khi Hiệp ước Eulsa (1905) được kí kết, quyền ngoại giao của Hàn Quốc bị tước bỏ, bác sĩ Ahn Jung-geun đã thành lập trường Samheung và Doneui nhằm đào tạo nhân tài. Năm 1908, Ahn lãnh đạo một đơn vị quân y và triển khai cuộc kháng chiến chống Nhật. (Ảnh: Đài tưởng niệm độc lập)

Sau khi Hiệp ước Eulsa (1905) được ký kết, quyền ngoại giao của Hàn Quốc bị tước bỏ, nghĩa sĩ Ahn Jung-geun đã thành lập trường Samheung và Doneui nhằm đào tạo nhân tài. Năm 1908, Ahn lãnh đạo một đội nghĩa binh và triển khai cuộc kháng chiến chống Nhật. (Ảnh: Đài tưởng niệm Độc lập Hàn Quốc)



Theo PVDD Ohkusa: “Chắc là hầu hết người Nhật đều không biết Ahn Jung-geun. Ngoài việc biết ông ấy là một nhà hoạt động cách mạng và là người đã ám sát Ito Hirobumi ra, thì trong giờ học Lịch sử tôi cũng không được học thêm gì. Vậy nên thông qua bộ phim này có lẽ tôi đã biết thêm một chút về Ahn Jung-geun”.

Xuyên suốt bộ phim đã vẽ nên hình ảnh một Ahn Jung-geun cùng các đồng chí của mình liên tục hoạt động vì nền độc lập của đất nước. Khi nghe như vậy, có thể các độc giả sẽ nghĩ đây là một bộ phim khá nặng nề và nghiêm túc tuy nhiên những cảnh quay hùng tráng ở Nhật Bản, Trung Quốc, Latvia,... kết hợp với nhịp điệu thoải mái khiến khán giả không bị nhàm chán, cũng có nhiều phân đoạn tạo ra tiếng cười.

Ohkusa chia sẻ đứng trên cương vị của người dân một nước đã từng đi gây chiến tranh gây ra nhiều nỗi đau cho người dân nước sở tại, việc suy nghĩ lại về những việc Nhật Bản đã làm trong quá khứ, sự thật lịch sử và ý nghĩa của nó là cần thiết.

“Khi xem bộ phim này, chắc chắn cảm nhận của mỗi người sẽ khác nhau, riêng cá nhân tôi thì cảm thấy được sự quan trọng của hòa bình và tự do, dũng khí để bảo vệ những người thân yêu. Đồng tình thôi chưa đủ, chúng ta cũng cần dũng khí để lên tiếng, dũng khí để bước lên ngăn chặn chiến tranh và bạo lực đang diễn ra”, Ohkusa nhấn mạnh.

Ảnh chụp kỉ niệm của các diễn viên phim “Anh hùng” trong buổi họp báo. Đạo diễn Yoon Je-kyoon (thứ 4, bên phải), diễn viên chính Chung Sung-hwa (thứ 2, bên phải) và một số diễn viên khác. (Ảnh: Công ty giải trí CJ ENM)

Ảnh chụp kỉ niệm của dàn diễn viên phim “Anh hùng” trong buổi họp báo. Đạo diễn Yoon Je-kyoon (thứ 4, bên phải), diễn viên chính Chung Sung-hwa (thứ 2, bên phải) và một số diễn viên khác. (Ảnh: CJ ENM)



Bộ phim nhạc kịch “Anh hùng” đã lựa chọn phương thức ghi hình trực tiếp các diễn viên hát tại hiện trường quay phim.

Diễn viên Chung Sung-hwa, người đã đóng vai Ahn Jung-geun từ những buổi đầu công diễn nhạc kịch năm 2009 cho biết: “Khi máy quay bắt đầu quay, đã có trường hợp giọng của tôi bị lệch (tông) một chút khiến tôi bị phân tâm và khó có thể nắm bắt lại cảm xúc, nên đã rất khó để lấy lại được sự cân bằng”.

Vị diễn viên còn chia sẻ thêm: “Tuy tiêu đề của bộ phim là “Anh hùng” nhưng tôi đã cố gắng nhập vai nhân vật để tránh theo khuôn mẫu nhân vật anh hùng mà mọi người nghĩ đến. Hơn bất cứ điều gì, tôi mong là sẽ truyền tải được nhân vật Ahn Jung-geun như chính con người của anh ấy.”

Sau buổi ra mắt phim, đạo diễn Yoon Je-kyoon đã chia sẻ trong buổi họp báo: “Những câu chuyện chúng ta chưa từng biết về những nhà cách mạng đã hy sinh mạng sống của mình cho độc lập của nước nhà, đặc biệt là 1 năm cuối đời của ông Ahn Jung-geun đã được truyền tải thông qua bộ phim này”.

Tính từ thởi điểm bộ phim nhạc kịch “Anh hùng” ra mắt vào ngày 21 đến 07h00 sáng ngày 26/12, bộ phim đã ghi nhận 804.747 khán giả cũng như nhiều sự đánh giá tích cực.

km137426@korea.kr