Xã hội

Chế độ giáo dục

Người Hàn Quốc rất coi trọng giáo dục. Trong quá trình công nghiệp hóa, nguồn lực con người là một yếu tố quan trọng được đầu tư nhằm đối phó hiệu quả với hiện trạng nguồn vốn và tài nguyên khan hiếm của quốc gia. Nhiệt huyết giáo dục cao đã đóng vai trò quyết định trong sự phát triển kinh tế.

Chương trình giáo dục cơ bản bao gồm: hệ mẫu giáo (1 đến 3 năm), tiểu học (6 năm), trung học cơ sở (3 năm), trung học phổ thông (3 năm) và 4 năm đại học. Ngoài ra, cũng có những trường cao đẳng chuyên nghiệp (2 hoặc 3 năm) và hệ cao học (đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ). Tất cả mọi công dân đều có nghĩa vụ hoàn thành giáo dục bắt buộc cho đến bậc trung học cơ sở, và từ năm 2013, chính phủ đã bắt đầu hỗ trợ phí chăm sóc trẻ em cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi.

Năng lực cạnh tranh giáo dục cao


Number of Schools in Korea (Ministry of Education, 2017)



Nhờ có chế độ giáo dục tốt và nhiệt huyết giáo dục cao, mỗi lĩnh vực ở Hàn Quốc đều có nhiều nhân tài có tay nghề cao. Các trường đại học Hàn Quốc đã đào tạo ra những lớp người trẻ tuổi tài năng chuyên về khoa học cơ bản, bao gồm vật lý và các lĩnh vực chính khác, như điện tử, kỹ thuật cơ khí, quản lý kinh doanh, kinh tế, và kế toán.

Phần lớn người trưởng thành ở Hàn Quốc có thể nói tiếng Anh cơ bản, một số biết sử dụng thêm một ngoại ngữ khác. Ngày nay, các trường học phổ thông Hàn Quốc đã đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề nên thu hút được nhiều học sinh và đã đào tạo ra nhiều lớp thanh niên trẻ có chứng chỉ nghề chuyên ngành.

Theo Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (PISA) của OECD, sinh viên Hàn Quốc có thành tích học tập cao trong môn đọc, toán và khoa học.

Hàn Quốc đứng vị trí thứ 2 - 7 về đọc trong số các nước thành viên OECD, thứ 1 - 4 về toán học và thứ 3 - 5 về khoa học trong xếp hạng PISA 2018.

Đầu tư nghiên cứu và phát triển (R&D)

Tại Hàn Quốc, những nhân lực tài năng trong các viện nghiên cứu cơ bản do chính phủ trực tiếp quản lý, các trường đại học và viện nghiên cứu của các doanh nghiệp đang góp phần nghiên cứu công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực khác nhau và cống hiến hết mình để phát triển sản phẩm mới.

Trong những năm gần đây, các hoạt động nghiên cứu và phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như trí tuệ nhân tạo, điện tử, máy tính, Internet vạn vật và big data đang trở nên tích cực hơn.

Tính đến năm 2018, số lượng các nhà nghiên cứu tại Hàn Quốc là 514.000, tức là ở mức cao, khoảng 14,7 trên 1.000 dân số hoạt động kinh tế. Thành tựu nghiên cứu và hoạt động của họ đã được phản ánh qua số lượng lớn các bằng sáng chế đa dạng, phong phú ở cả trong và ngoài nước.

1. Phòng đọc kỹ thuật số tại Thư viện Quốc gia Hàn Quốc
Đây là nơi người dân có thể truy cập và sử dụng rất nhiều văn bản tài liệu điện tử cũng như tham gia biên tập, viết tài liệu và nghiên cứu.

2. Pororo
Pororo, nhân vật hoạt hình được mọi trẻ em Hàn Quốc yêu thích, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hoạt hình và các sản phẩm đa dạng sử dụng nhân vật hoạt hình. Ngành công nghiệp văn hóa này hứa hẹn là một lĩnh vực phát triển đầy tiềm năng trong tương lai của Hàn Quốc.



Xã hội công nghệ thông tin cao

Hàn Quốc là cường quốc dẫn đầu về công nghệ thông tin và truyền thông và là quốc gia năng động nhất trên thế giới. Trong lĩnh vực truyền thông, đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA) và Internet di động (WiBro) đã được thương mại hóa đầu tiên trên thế giới và hệ thống mạng LTE 4G đã được phủ sóng trên toàn quốc. Vào tháng 4 năm 2019, dịch vụ 5G cho điện thoại thông minh đã được ra mắt lần đầu tiên trên thế giới.

Những thay đổi về công nghệ thông tin và truyền thông này đã đem lại những biến đổi đa dạng trên từng lĩnh vực của xã hội. Một trong số đó là sự đổi mới về mặt hành chính của chính phủ. Chính phủ được trang bị một hệ thống công nghệ để xử lý trực tuyến không ngừng các thủ tục hành chính từ khai sinh, đi làm, chuyển nhà đến khai tử.

Thông qua dịch vụ mạng xã hội (Social Networking Service: SNS), chính phủ cung cấp những thông tin hữu ích cho người dân và người dân cũng thông báo những bất tiện trong sinh hoạt cho chính phủ, tạo nên hệ thống giao tiếp tương tác đầy hiệu quả. Dựa trên điều này, xuất khẩu chính phủ điện tử năm 2017 đã đạt được tổng cộng 180 vụ, trị giá 236 triệu đô la.

Trong đánh giá chính phủ điện tử năm 2018 do Liên Hợp Quốc tiến hành, Hàn Quốc đứng thứ ba sau Đan Mạch và Úc. Ngoài ra, Hàn Quốc đã liên tục được xếp hạng số 1 trong các đánh giá năm 2010, 2012 và 2014.

Với việc mở rộng cơ sở hạ tầng truyền thông tiên tiến và sự gia tăng của các thiết bị di động, giao tiếp trực tuyến với mọi người trên khắp thế giới trở nên khả thi, giúp cho hệ thống trao đổi thông tin hiện tại thay đổi đáng kể. Kakao Talk, một app nhắn tin trên điện thoại thông minh đã được phát triển tại Hàn Quốc, trở nên rất phổ biến trong lĩnh vực SNS cùng với Twitter và Facebook.

Podcast, một hình thức khác của SNS, đang thiết lập một lĩnh vực truyền thông (phát sóng) mới ở Hàn Quốc khi chiếm hầu hết các thứ hạng đầu trong các nội dung văn hóa giải trí Hàn Quốc. Hiện nay, bên cạnh chức năng khác như cung cấp thông tin hoặc giải trí, SNS còn ảnh hưởng đến chính trị thông qua việc tạo ra các luồng dư luận.

SNS is a service system that helps people strengthen their existing personal networks and build new ones, thereby enabling a wide range of human networks.

Dịch vụ mạng xã hội (SNS)
SNS là một hệ thống dịch vụ giúp tăng cường mối quan hệ trên mạng trực tuyến, xây dựng mạng lưới quan hệ mới và hình thành mạng lưới nhân sự rộng lớn.

Thay đổi và tầm nhìn

Yếu tố được coi trọng nhất ở Hàn Quốc và cũng là yếu tố giúp Hàn Quốc nhanh chóng thay đổi từ xã hội nông nghiệp, công nghiệp chuyển sang xã hội dựa trên tri thức chính là con người. Trong xã hội dựa trên tri thức, nguồn lực con người có tầm quan trọng hơn cả tài nguyên thiên nhiên và năng suất công nghiệp. Con người sẽ trở thành tiêu chuẩn cạnh tranh quốc gia.


United Nations E-Government Survey (UNPAN, 2018)



Hàn Quốc coi sản phẩm văn hóa xuất sắc và độc đáo kết hợp nguồn nhân lực với tài nguyên văn hóa là một trong những ngành công nghiệp dẫn đầu thế kỷ 21. Ví dụ tiêu biểu về sản phẩm văn hóa đầy tiềm năng của Hàn Quốc có thể kể đến như K-Pop, phim truyền hình “Nàng Dae Jang Geum”, và hoạt hình cho trẻ em “Chú chim cánh cụt Pororo”.

Theo chương trình Phát triển Liên hợp Quốc (UNDP), chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) của Hàn Quốc ngày càng tăng lên, phản ánh hiệu quả của việc tập trung vào đầu tư và phát triển con người như một yếu tố then chốt trong lĩnh vực công nghiệp sáng tạo. HDI là chỉ số đánh giá mức độ phát triển và phát triển con người bằng cách tổng hợp những đánh giá về các chỉ số như thu nhập quốc dân thực tế, trình độ giáo dục, tỷ lệ mù chữ, tuổi thọ trung bình. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về khả năng cạnh tranh của yếu tố con người. Hàn Quốc đứng thứ 22 trong số 189 quốc gia với chỉ số HDI năm 2018 là 0,906.

◌ Hệ thống thông tin của cơ quan hành chính
Công nghệ thông tin, truyền thông giúp các cơ quan hành chính thực hiện các dịch vụ thông tin như thủ tục hải quan, bằng sáng chế, kế toán ngân sách, quản lý thảm họa, nhập cư, nộp thuế, bưu phẩm, thông tin việc làm, giao thông, giấy tờ dân sự, đăng ký nhà ở,... hiệu quả hơn.