Văn hóa

Hình ảnh biểu diễn "Yeominrak (có nghĩa là chia sẻ niềm vui với bách tính)", loại hình âm nhạc được tạo ra dưới thời trị vì của Vua Sejong thời đại Joseon.



Gugak (âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc)

Gugak là cách gọi thông thường của âm nhạc và các điệu múa truyền thống của Hàn Quốc. Gugak có lịch sử phát triển từ lâu đời song song với lịch sử của dân tộc Hàn nhưng phải đến đầu thế kỉ 15, khi vua Sejong hệ thống lại âm nhạc cung đình dựa trên những Yurangakbo (một loại văn bản thể hiện cao độ và trường độ của âm) thành Jeongganbo - tập bản nhạc đầu tiên của phương Đông tạo ra những nền tảng ghi chép chính thức cho dòng nhạc cung đình truyền thống.

Vua Sejong đã tạo ra Jeongganbo, chế tác và sửa chữa những nhạc cụ truyền thống, thậm chí còn đích thân sáng tác "Jongmyo Jeryeak" – âm nhạc tế lễ trong các nghi lễ tổ tiên hoàng gia tại điện thờ Jongmyo (được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2001) và "Yeomillak" (nghĩa là cùng nhân dân thưởng thức). Vào giai đoạn cuối của triều đại Joseon khi có sự du nhập của âm nhạc nước ngoài, tên gọi "Gugak" lần đầu tiên đã được sử dụng bởi Jangagwon (Chưởng nhạc viện - một cơ quan trong triều Joseon phụ trách về âm nhạc trong cung) để phân biệt âm nhạc truyền thống Hàn Quốc với nhạc nước ngoài.


Âm nhạc truyền thống Hàn Quốc được chia thành: Jeongak và Jeongga (nhạc chính thống) được sử dụng trong cung đình và tầng lớp quý tộc Joseon, Pansori của dân thường, nhạc dân gian Sanjo, Jeongjae là những vũ điệu được trình diễn trong cung cho nhà vua, Salpuri, Seungmu là những điệu múa dân gian.

Jeongak là tên gọi chung cho các loại hình âm nhạc được giai tầng cao trong xã hội xưa yêu thích như gungjungeumak (nhạc cung đình), Youngsangwesang (bài hát tổng hợp từ 8-9 bài hát ngắn), Gagok (loại hình hát phổ nhạc từ thơ), Sijo (ngâm thơ). Các thể loại nhạc khác gồm nhạc Phật giáo như nhạc musokeumak (nhạc hầu đồng), Beompae (phạm bái - bài hát hay kệ tán ca ngợi đức hạnh của đức Phật), Minyo (dân ca), Pansori, Japga (tạp ca) và Sanjo (loại hình âm nhạc của dân thường có gia điệu đi từ chậm tới nhanh giúp làm tan đi nỗi buồn) của tầng lớp bình dân được gọi chung là Minsogak (nhạc dân gian).


Trong số các bài hát dân ca, "Arirang" là bài hát thể hiện rõ nhất cảm xúc của dân tộc Hàn Quốc và đã được UNESCO liệt kê vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2012. Có hàng ngàn biến thể của lời bài hát và giai điệu Arirang được lưu truyền tùy theo các khu vực như Miryang, Jeongseon, Jindo. Nhạc cụ truyền thống để biểu diễn Gugak cũng rất đa dạng. Nhạc cụ âm nhạc truyền thống bao gồm hơn 60 loại khác nhau như sáo, các loại đàn dây, các loại trống, nhạc cụ gõ cùng hòa âm với nhau để tạo ra âm thanh đa dạng.


Các nhạc cụ dây bao gồm Gayageum, Geomungo, Ajaeng, Pipa và Haegeum, nhạc cụ hơi bao gồm Daegeum, sao, Danso và Taepeongso. Nhạc cụ gõ như trống, Kkwaenggwari (phèng), Janggu (trống phong yêu), Jing (chiêng) cũng là những nhạc cụ truyền thống phổ biến.


Múa dân gian

Tùy thuộc vào nội dung muốn thể hiện, có rất nhiều điệu múa dân gian đa dạng như Salpurichum (điệu múa làm trong sạch linh hồn), Gutchum (điệu múa nghi lễ Shaman), Taepyeongmu (điệu múa hòa bình), Hallyangchumg (điệu múa của người lười). Ngoài ra còn có Buchaechum (múa quạt) được biểu diễn bằng quạt và Geommu (múa kiếm) được biểu diễn bằng kiếm. Seungmu (điệu múa của nhà sư) có nguồn gốc từ các nghi lễ Phật giáo, cũng được ưu truyền cho tới ngày nay. Trong số các điệu múa dân gian, Talchum (múa mặt nạ) là điệu múa nhằm châm biếm xã hội quý tộc khi đeo mặt nạ, và điệu múa Nongak (điệu múa nhà nông) là điệu múa của những người nông dân để cùng cầu nguyện cho một mùa màng bội thu là những điệu múa tiêu biểu nhất cho âm nhạc dân gian. Trong các buổi biểu diễn múa Talchum hoặc Nongak, các nhạc cụ như Kkwaenggwari (cồng chiêng) hoặc trống được sử dụng để khuấy động bầu không khí.

Buchaechum (Fan Dance)

Buchaechum (múa quạt)
Điệu múa dân gian truyền thống được biểu diễn trong trang phục truyền thống Hanbok và tạo hình đẹp mắt với chiếc quạt.



Myeong-Seon (Meditation with Tea)

"Myeong Seon" (suy ngẫm cùng trà) của Chusa Kim Jeong Hui (1786-1856) (triều đại Joseon, thế kỉ 19)

Hội họa và thư pháp

Hội họa Hàn Quốc đã không ngừng thay đổi cùng với lịch sử Hàn Quốc cho đến ngày nay. Thông qua những bức bích hoạ trong các lăng mộ cổ, chúng ta có thể cảm nhận được sự hùng vĩ và tinh xảo trong nét vẽ của người Goguryeo, Baekje và Silla. Theo dòng lịch sử, phong cách mỹ thuật cũng đã có những thay đổi do chịu ảnh hưởng của Trung Quốc và sau đó truyền bá phong cách này sang Nhật Bản. Đặc biệt, vào thời đại Goryeo, hội họa Phật giáo rất thịnh hành, còn vào thời đại Joseon lại phổ biến dòng tranh Muninhwa (tranh thủy mặc). Riêng tranh sơn thủy được ưa chuộng ở mọi thời đại. Những chủ đề chính trong các bức tranh có thể kể đến như hoa lan, hoa cúc, cây trúc, hoa mai - bốn loại cây, hoa đại diện cho quân tử và các loài động vật như hổ, hươu, hạc.

Từ thế kỉ 18, những bức tranh Pungsokdo mô tả cuộc sống của người dân thường thay vì cung điện đã trở nên phổ biến. Những họa sĩ nổi tiếng của thể loại tranh này tiêu biểu là Kim Hong Do và Sin Yun Bok với những bức họa đầy phá cách chưa từng có vào thời điểm đó, ví dụ như hình ảnh người phụ nữ để lộ đùi để làm dịu cái nóng bên bờ suối.

Chữ viết trong tranh được thể hiện qua những đường nét nghệ thuật bằng cách kiểm soát độ đậm nhạt của mực, tuy lúc đầu chỉ là một phần phụ của bức tranh nhưng đã nhanh chóng được đông đảo người dân yêu thích và trở thành một thể loại nghệ thuật riêng có tên gọi là thư pháp. Một trong những bằng chứng là việc các nho sĩ gọi bút lông, mực tàu, giấy và nghiên mài mực là "văn phong tứ bảo".


Kim Jeong Hui (1786 - 1856) là một nghệ sĩ thư pháp chiếm vị trí độc tôn trong lịch sử nghệ thuật thư pháp Hàn Quốc cũng như trên thế giới. Ông đã phát triển một phong cách tạo hình đột phá trong tác phẩm của mình, đến mức độ ngay cả thời hiện đại cũng phải ngạc nhiên khi chiêm ngưỡng những tác phẩm của ông, phong cách này được đặt tên theo bút danh của ông là phong cách Chusa.



Ssireum (Korean wrestling)

Tranh "Đấu vật Hàn Quốc" của Danwon Kim Hong Do (1745-1806) (triều đại Joseon, thế kỉ 18)
Bức tranh phác họa khung cảnh của trò chơi đấu vật, môn thể thao truyền thống của Hàn Quốc từ góc nhìn của khán giả ngồi xem xung quanh, cho người xem liên tưởng tới cảnh đấu vật thực tế. Ngoài việc miêu tả chân thực khung cảnh, tác phẩm còn cho thấy sự sống động từ những biểu cảm và ngoại hình đa dạng của các nhân vật trong tranh.



Đồ gốm

Kiln Site in Gangjin, Jeollanam-do

Khu lò nung ở Gangjin, tỉnh Jeollanam-do
Di chỉ khảo cổ còn lại được bảo tồn nguyên vẹn của các lò nung cổ xưa ở Gangjin, một trong những trung tâm sản xuất đồ gốm tráng men ngọc bích thời kỳ Triều đại Goryeo.

Đồ gốm truyền thống của Hàn Quốc được chia thành Cheongja (gốm sứ xanh) và Baekja (gốm sứ trắng). Gốm sứ xanh ngọc bích là đại diện cho gốm sứ Hàn Quốc trong khoảng 700 đến 1.000 năm trước. Đặc biệt, đồ men ngọc khảm, trong đó các rãnh được chạm khắc trên bề mặt và tạo hoa văn bằng đất sét trắng và đen, là một công nghệ độc đáo trên toàn cầu. Gangjin ở tỉnh Jeollanam-do và Buan ở tỉnh Jeollabuk-do là những lò gốm sứ xanh nổi tiếng.

Gốm sứ trắng là đại diện cho gốm sứ Hàn Quốc trong khoảng 100 đến 600 năm về trước. Gốm sứ trắng gồm có gốm sứ trắng tinh khiết không màu, sứ trắng xanh có hoa văn vẽ bằng màu xanh coban, sứ trắng hoa văn đỏ vẽ bằng sắt đã ôxi hóa. Coban là một loại thuốc nhuộm quý được nhập khẩu từ Ba Tư qua Trung Quốc.

Lò gốm Hoàng gia (lò gốm do quốc gia trực tiếp quản lý) cũng được xây dựng tại Gwangju, Gyeonggi-do. Từ 400 năm trước, các kỹ thuật tiên tiến được sử dụng để sản xuất đồ gốm đã truyền sang Nhật Bản do những thợ gốm Joseon bị bắt cóc trong cuộc xâm lược Hàn Quốc của Nhật Bản.

Ngoài gốm sứ xanh và trắng, còn có Buncheong là loại gốm thịnh hành trong 500 đến 600 năm trước. Loại gốm này là sản phẩm của những người thợ vốn làm việc trong các lò gốm của triều đình Goryeo, về sau đã bỏ ra làm độc lập khi triều đình bị diệt vong và các lò gốm bị giải tán.


Các tác phẩm nghệ thuật truyền thống như tranh vẽ, thư pháp, đồ gốm đang được giao dịch rộng rãi không chỉ ở các cửa hàng bán đồ cổ và các phòng trưng bày ở Insadong, Seoul mà còn thông qua các cuộc đấu giá.



(Clockwise from left) Celadon Jar with Peony Design (Goryeo, 12th century); Celadon Melon-shaped Bottle (Goryeo, 12th century);

Bình gốm xanh với họa tiết hoa mẫu đơn (Goryeo, thế kỉ 12)

Bình gốm xanh hình quả dưa lê (Goryeo, thế kỉ 12)


Buncheong Bottle with Lotus and Vine Design (Joseon, 15th century); White Porcelain Bottle with String Design in Underglaze Iron (Joseon, 16th century)


Bình gốm sứ Buncheong với hoạt tiết dây leo hoa sen (Joseon, thế kỉ 15)


Bình gồm sứ trắng họa tiết dây thừng (Joseon, thế kỉ 16)



Thủ công mĩ nghệ

Các sản phẩm thủ công mĩ nghệ Hàn Quốc đã được sử dụng trong đời sống hàng ngày suốt hàng ngàn năm lịch sử nên rất đa dạng. Các nghệ nhân làm các đồ nội thất như tủ quần áo, tủ ngang dài, bàn ghế từ gỗ và các vật phẩm hàng ngày từ tre, mây, cỏ dù, đậu tía. Họ sử dụng giấy Hanji để làm ra mặt nạ và búp bê hoặc ghép giấy Hanji lại và sử dụng để trang trí.

Các nghệ nhân còn dùng nhựa thu được từ vỏ cây sơn mài để trang trí bên trong hộp đựng đá quý, hộp trang điểm, hộp đựng đồ may vá hoặc tán sừng bò thành những lớp mỏng như giấy để trang trí thành nhiều hình dạng khác nhau. Các nghệ nhân còn phát triển kỹ thuật trang trí sử dụng các mảnh cắt từ quả bầu đã được tô màu hoặc trang trí đồ nội thất bằng vỏ sò, vỏ bào ngư.


Nghề thủ công của phụ nữ bao gồm thêu thùa và thắt chỉ. Thêu sử dụng kim và chỉ để tạo hoa văn trên vải trang trí cho Hanbok, bình phong và đệm ngồi, ngoài ra còn có Norigae (phụ kiện trang trí của phụ nữ) được làm bằng cách thắt các sợi chỉ to thành hình đa dạng. Ngoài thêu và thắt chỉ, kỹ thuật nhuộm vải với nhiều màu sắc khác nhau cũng đã rất thịnh hành.


Two-Tier Chest

Tủ hai tầng để đựng quần áo
Chiếc tủ gỗ đựng quần áo này không chỉ bền và có tính ứng dụng cao, mà phần trang trí bằng xà cừ ở cửa tủ còn tăng thêm tính nghệ thuật cho cả chiếc tủ.

Hộp đựng lược chải tóc



Vải nhuộm tự nhiên nhiều màu sắc