Xã hộ

Hàn Quốc đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế chưa từng có trên thế giới. Thế giới gọi sự tăng trưởng kinh tế mà Hàn Quốc đạt được trong điều kiện hầu như không có vốn và tài nguyên thiên nhiên, thậm chí ngay cả khi các cơ sở công nghiệp cũng gần như bị tàn phá hoàn toàn do cuộc chiến tranh kéo dài ba năm từ 1950 đến 1953, là "Kỳ tích sông Hàn".


Hàn Quốc đã lập và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế tập trung vào xuất khẩu từ những năm 1960. Ban đầu, Hàn Quốc chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu hoặc sản phẩm công nghiệp nhẹ được sản xuất tại các nhà máy quy mô nhỏ, nhưng từ những năm 1970, Hàn Quốc đã bắt đầu thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua đầu tư vào các cơ sở công nghiệp nặng và hóa chất, tạo bước đệm cho xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nặng.

Cars Exported from Hyundai Motor’s Ulsan Factory. Cars are one of the country's major export items.

Kho xuất khẩu và lưu trữ không mái che của nhà máy Ô tô Hyundai ở Ulsan là một trong những mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu của Hàn Quốc.



Việc đăng cai tổ chức Thế vận hội Seoul 1988 là cơ hội để Hàn Quốc bước vào hàng ngũ các nước có nền kinh tế phát triển. Truyền thông nước ngoài đã gọi Hàn Quốc cùng với Đài Loan, Hồng Kông và Singapore là "bốn con rồng Châu Á". Vào tháng 12 năm 1996, Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ 29 trên thế giới gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), bao gồm hầu hết các nước phát triển. Không chỉ là "con rồng của châu Á", Hàn Quốc đã được tái sinh trở thành "con rồng của thế giới".

Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng từ 32,82 triệu đô la vào năm 1960 lên 10 tỷ đô la vào năm 1977 và tiếp tục tăng mạnh lên 64,45 tỷ đô la vào năm 2021. Vào thời điểm thành lập chính phủ năm 1953, thu nhập bình quân đầu người chỉ là 67 đô la, thế nhưng đến năm 2021, con số này đã tăng lên nhanh chóng tới 35.373 đô la. Trong quá trình theo đuổi tăng trưởng chiều sâu dù thiếu vốn và nguồn lực, Hàn Quốc đã tạo dựng được cơ cấu kinh tế định hướng xuất khẩu tập trung vào các tập đoàn lớn. Nói cách khác, Hàn Quốc đã hình thành nhóm các tập đoàn lớn, cơ cấu kinh tế phát triển nhạy cảm với kinh tế bên ngoài và phụ thuộc nhiều vào xuất, nhập khẩu.






Vào tháng 11 năm 1997, khủng hoảng tiền tệ bùng phát khiến Hàn Quốc phải xin viện trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Bằng cách mạnh dạn loại bỏ các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và thực hiện tái cơ cấu, chỉ trong vòng 2 năm Hàn Quốc đã khôi phục lại được tốc độ tăng trưởng, bình ổn giá cả thị trường và đạt được thặng dư tài khoản vãng lai. Trong quá trình này, 3,5 triệu người dân đã quyên góp 227 tấn vàng dự trữ tại nhà để giúp chính phủ hoàn trả ngoại tệ đã vay từ IMF. Việc người dân tự nguyện trả nợ nước ngoài đã thu hút sự chú ý của thế giới và gây ấn tượng mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế. Trong thời gian hồi phục lại từ cuộc khủng hoảng tiền tệ, Hàn Quốc cũng đã phải chịu những tác động tiêu cực đến từ việc quốc tế hoá hệ thống kinh tế và tài chính trong nước.

Nền kinh tế Hàn Quốc sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế tiếp tục tăng trưởng vững chắc. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã tăng lên từ 504,6 tỷ đô la vào năm 2001 lên 1.664,3 tỷ đô la vào năm 2022. Hàn Quốc đã vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu lớn thứ 7 trên thế giới vào năm 2010 và đạt kỷ lục thương mại 1 nghìn tỷ đô la trong 4 năm liên tiếp từ 2011 đến 2014. Xu thế này đã chững lại vào năm 2015 và 2016 nhưng đã phục hồi đạt mức 1 nghìn tỷ đô la vào năm 2017. Vào năm 2021, đạt mức cao kỷ lục trong lịch sử là 1.810,2 tỷ đô la. Tính đến năm 2021, Hàn Quốc ghi nhận dự trữ ngoại hối là 463,1 tỷ USD và được đánh giá là có Lá chắn đô la không dễ bị lung lay trước những cú sốc kinh tế bên ngoài. Cộng đồng quốc tế cũng đánh giá cao những thành tựu kinh tế này và xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Hàn Quốc vẫn đang được duy trì mức độ ổn định.