Xã hộ

Hàn Quốc đang nỗ lực để chuyển đổi sang cơ cấu kinh tế toàn cầu. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, Hàn Quốc đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng. Trong quá trình này việc thúc đẩy chính sách kinh tế tập trung xuất khẩu thông qua các doanh nghiệp quy mô lớn thay vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phát sinh vấn đề trong việc phát triển cân bằng giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để giải quyết những vấn đề và tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế, nhu cầu tăng trưởng chung đã được đặt ra. Vào tháng 12 năm 2010, chính phủ Hàn Quốc đã thành lập Ủy ban Tăng trưởng Đồng hành để giải quyết mâu thuẫn giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua thỏa thuận. Tổ chức này đã lan tỏa bầu không khí cùng đồng hành tăng trưởng trong ngành công nghiệp, tính toán và công bố chỉ số đồng hành tăng trưởng của các doanh nghiệp lớn, đưa ra tiêu chuẩn ngành nghề hoặc mặt hàng thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, Ủy ban này cũng đóng vai trò giải quyết các yếu tố xung đột giữa các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên thỏa thuận xã hội.


Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức tại Seoul năm 2010 cũng nằm trong bối cảnh này. Hội nghị thượng đỉnh G20 ra đời sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Do cộng đồng quốc tế nhận ra rằng các cuộc họp G7 chủ yếu giữa các nước phát triển có những hạn chế và cần thiết phải có một hệ thống thảo luận quốc tế bao gồm cả các nước mới nổi. Trong suốt 30 năm qua, tỷ trọng và vai trò của các nền kinh tế mới nổi trong kinh tế thế giới đã tăng lên đáng kể, nhưng hệ thống tài chính quốc tế chưa phản ánh được những thay đổi này. Do đó, Hội nghị thượng đỉnh G20 đã được nâng cấp từ cuộc họp cấp Bộ trưởng Bộ Tài chính lên hội nghị cấp thượng đỉnh.

Hội nghị thượng đỉnh G20 đã được tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc vào tháng 11 năm 2010 với sự tham dự của các nhà lãnh đạo từ 20 quốc gia và đại diện của các tổ chức quốc tế có tầm ảnh hưởng. Hàn Quốc giữ vai trò nước chủ nhà và quốc gia chủ trì hội nghị thượng đỉnh G20. Điều này có nghĩa là Hàn Quốc đã thoát khỏi vai trò thụ động và giờ đóng vai trò tích cực hơn trong trật tự quốc tế. Hội nghị thượng đỉnh G20 đã thông qua "Tuyên bố Seoul" gồm 20 mục và 74 điều khoản thỏa thuận. Tuyên bố Seoul nhằm nhấn mạnh vai trò của các nước đang phát triển và các nước mới nổi bằng cách chấm dứt cuộc chiến tỷ giá hối đoái giữa các nước lớn và cải cách IMF vốn chỉ tập trung vào các nước phát triển. Thông qua đó, tuyên bố này còn chứa đựng nội dung ổn định thị trường tài chính toàn cầu và cụ thể hóa hỗ trợ phát triển kinh tế cho các quốc gia nghèo. Tuyên bố Seoul đã tạo cơ hội để nâng cao đáng kể vị thế của Hàn Quốc trên thị trường kinh tế và tài chính quốc tế.


Video Games, Leading Cultural Content

Ngành công nghiệp game, sản phẩm văn hóa tiêu biểu
Hàn Quốc đã trở thành nước xuất khẩu không chỉ ô tô và sản phẩm điện tử mà còn xuất khẩu các sản phẩm văn hóa tiêu biểu như K-Pop, các chương trình phát sóng và ngành công nghiệp game. Bức ảnh chụp du khách đang tận hưởng nhiều trò chơi khác nhau tại "G-Star (G★) 2022" được tổ chức tại Busan.