Đây là chiếc bút bi ta có thể bắt gặp ở bất cứ văn phòng hay cơ quan nào của Hàn Quốc. Thân bút hình lục giác màu đen trên có phần đầu hình trụ tròn màu xanh đỏ có nút bấm gắn vào, và 153 là tên của chiếc bút này.
Nhìn thoáng qua cũng chỉ là những chiếc bút bi tình thường tuy nhiên những sản phẩm này khi lần đầu tiên được ra mắt năm 1963 đến năm 2013 số lượng được bán ra đạt đến 3,6 ỉ chiếc. Dẫu cho hiện nay đã có sự hỗ trợ của máy tính, máy in, máy photo tình cảm của người Hàn Quốc với chiếc bút bi này vẫn không hề thay đổi. Nơi sản xuất ra những chiếc bút này chính là công ty chuyên sản xuất bút viết Monami.
Trụ sở công ty Monami nằm tại quận Suji thành phố Inyong Kyunggido. Hình dáng cây bút bi 153 chính là biểu tượng của Monami.
Bút bi Monami 135 sau khi được tung ra thị trường năm 1963 đã trở thành cây bút quốc dân của Hàn Quốc.
Hình ảnh quảng cáo bút bi Monami 153 những năm 60.
Monami là một từu tiếng Pháp nghĩa là 'người bạn của tôi', như tên gọi sản phẩm mang ý nghĩa là một người bạn thân thiết luôn ở bên cạnh hỗ trợ cho bạn. Chủ tịch Song Sam Seok người dáng lập doanh nghiệp và thương hiệu Monami trong một lần tham gia và hội trợ quốc tế năm 1962 vô tình nhìn thấy chiếc bút do một nhân viên cửa hàng văn phòng phẩm Nhật Bản sử dụng. Khi đó ở Hàn Quốc vẫn đang còn sử dụng loại bút máy chấm mực để viết nên đã lên ý tưởng về một cây viết vẫn có thể sử dụng được mà không cần đổ mực.
Chủ tịch Song ngay sau đó đã lao vào việc phát triển sản phẩm và đến tháng 5 năm 1963 lần đầu tiên tại Hàn Quốc đã xuất hiện sản phẩm bút có chứa mực bên trong. Tuy nhiên khi mới ra mắt sản phẩm lại không nhận được phản ứng tốt từ khách hàng. Bút bi thường được đặt vào túi áo trước nên thường bị dính mực ra áo khiến cho những người đã quen thuộc với việc dùng bút máy lạnh nhạt với sản phẩm mới này.
Monami luôn nỗ lực trong việc nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm của mình trong đó công ty đã làm thay đổi thói quen sử dụng của khách hàng qua cuộc cách mạng sử dụng bút không cần bình mực. Chiếc bút tiện lợi không cần phải mang mình mực theo mà chỉ cần một động tác bấm nút đã có thể viết được, với thiết kế đơn giản và giá chỉ như một tờ báo giấy vô cùng hợp lí là những điểm mạnh của sản phẩm này. Sản phẩm đạt mọi tiêu chuẩn của chính phủ về khả năng bảo quản tài liệu như tính chống nước, chống ánh sáng, chống dầu,...với chất lượng mực không làm thay đổi màu sắc là sản phẩm tiêu biểu của Hàn Quốc đã nhận được chứng nhận KS Mark năm 1968.
Tuy nhiên Monami cũng đã có thời kì gặp những khó khăn. Đó là vào năm 1989 khi chính phủ Hàn Quốc mở cửa cho nhập khẩu các dụng cụ văn phòng phẩm nước ngoài, bút bi 153 đã rơi vào nguy cơ lớn. Bút bi 153 được cho là quá cứng so với những chiếc bút hàng ngoại nhập viết tạo cảm giác mềm tay. Monami một lần nữa đã nỗ lực hết mình để hoàn thiện sản phẩm của mình trước những khó khăn ngay cả khi sản phẩm KSmark bị khách hàng trả lại. Trong đó có cả những cố gắng nâng cao chất lượng của sản phẩm vốn nhận được yêu thích như bút máy 153.
Công ty cũng luôn đầu tư nghiên cứu giảm giá thành sản phẩm. Giá của bút bi 153 khi được ra đời năm 1963 cùng giá với một tờ báo khi đó là 15 won, hơn nửa thế kỉ sau đến nay có giá là 300 won, giá bán vẫn được duy trì. Bút máy 153 là chiếc bút máy có lịch sử lâu đời qua 51 năm từ thế hệ ông bà, bố mẹ, con cái đến nay có lẽ là thế hệ cháu chắt vẫn luôn được tin dùng.
Không chỉ có bút máy Monami 153 nổi tiếng mà còn có những sản phẩm bút mực nước bút mực dầu như bút kí tến, bút viết bảng, magic pen, name pen đều là các sản phẩm được sản xuất bởi Monami. Những sản phẩm này luôn nhận được sự yêu thích từ khách hàng thậm chí khách hàng còn dùng những tên riêng của các sản phẩm gọi đại diện cho những loại bút này.
Monami đến nay vẫn là công ty văn phòng phẩm hàng đầu của Hàn Quốc, năm ngoái đạt kỉ lục doanh số bán hàng lên đến 130 tỉ won. Không những ở Hàn Quốc mà sản phẩm của Monami còn được yêu mến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 1989 lần đầu tiên Monami xây dựng nhà máy tại Thái Lan sau đó là thị trường Trung Quốc và các nước Trung Đông, đến nay sản phẩm của Monani đã được xuất khẩu đến hơn 50 nước trên thế giới. Đặc biệt là với sản phẩm Prince Box Monami chiếm 60% thị phẩn sản phẩm văn phòng tại Tây Ban Nha.
Bảng bút màu Prince box của Monami được bày bán tại một cửa hàng văn phòng phẩm Thổ Nhĩ Kì.
Trưởng phòng nghiên cứu phòng điều chế mực ông Kang Seong Cho tiết lộ lí do người tiêu dùng yêu thích nhãn hiệu Monami "chúng tôi chưa bao giờ tự hài lòng mà luôn nỗ lực không ngừng đế phát triển trong đó bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm luôn có việc đầu tư thiết bị , nâng cao tính sản xuất, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành,...
Khi nói về sự nổi tiếng của bút bi 153 trong quá khứ trưởng phòng Kang cho biết ban đầu công ty nhập 7 thiết bị sản xuất bút trong 1 phút có thể sản xuất 70 chiếc bút bi 153, thiết bị này được cho chạy liên tục 24 giờ nhưng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu vì thế công ty đã phát triển thiết bị sản xuất 200 chiếc bút mỗi phút đã nâng cao được năng xuất và tự động hóa quá trình.
Trưởng phòng nghiên cứu của Monami ông Kang Seong Cho nhấn mạnh chìa khóa cho việc phát triển sản phẩm chính là nắm bắt được nhu cầu về tính năng của khách hàng.
Theo trưởng phòng Kang không phải là khách hàng cần sản phẩm gì mà là khách hàng cần tính năng gì từ sản phẩm và điều quan trọng là phải nắm bắt được nhu cầu về tính năng sản phẩm của khách hàng. Cùng với quá trình công nghệ hóa văn phòng số lượng người sử dụng các sản phảm bút viết có giảm theo tuy nhiên lại nổi lên nhu cầu về bút bi có tính năng đặc biệt. Lấy ví dụ như ở các công trường nhà máy ô tô hay nhà máy đóng tàu, rất cần những chiếc bút có thể viết lên tấm sắt. Từ đó nắm lấy những tính năng cần thiết mà khách hàng tìm kiếm để chế tạo sản phẩm.
Trưởng phòng Kang thể hiện sự tự tin về thế mạnh công nghệ và những kinh nghiệm mà công ty lích lũy được khi cho biết "hình thức bút có thể làm giả được chứ chất lượng của bút thì không thể'.'
Công ty Monami liên tục tiến hành các thí nghiệm đo thời gian sử dụng các loại bút.
Một nhân viên của phòng nghiên cứu đang phân tích kết quả thí nghiệm.
Nhân viên của phòng nghiên cứu đang tập trung vào việc thí nghiệm. Phòng điều chế mực của công ty Monami tiến hành các thí nghiệm đa dạng nhằm nâng cao tính năng của mực về màu sắc, chất lượng và thời gian sử dụng.
Phòng thí nghiệm phân tích của Monami là nơi tiến hành kiểm tra thành phần mực.Tại đây cá thiết bị sẽ kiểm tra xem trong mực có chứa kim loại nặng hay không. Ngoài máy kiểm tra thành phần kim loại nặng còn có máy kiểm tra phthalete và các thiết bị tiên tiến khác để đảm bảo trong mực không có chứa các chất gây hại cho môi trường.
Các nhân viên của phòng điều chế mực đang thảo luận để phát triển sản phẩm mới.
Các nhân viên của phòng điều chế mực công ty Monami đang chụp hình bên cạnh các sản phẩm của công ty mình.
Sản phẩm bút viết bảng mực dầu được của công ty Momina.
Năm 2013 kỉ niệm 50 năm ra mắt sản phẩm bút bi 153 công ty sản xuất giới hạn dòng bút bi 153. Trong một ngày đã bán hết 10 nghìn chiếc chứng tỏ sự ưa chuộng không tháy đổi của người tiêu dùng.
Sản phẩm bút bi Monami ID 153 . Đây là dòng sản phẩm nâng cấp của bút bi 153 đời đầu, đang nhận được sự yêu mến của
Trước khi Giáo hoàng Prancisco đến thăm Hàn Quốc hồi tháng 5 Monami đã cho ra mắt dòng sản phẩm bút bi 153 Fisherman. Momina đã thiết kế chiếc bút với hình dáng như người đánh cá với sự hỗ trợ của các nghệ nhân làm đá quý. Sản phẩm này đã tặng cho Giáo Hoàng và sẽ được trưng bày ở viện bảo tàng tòa thánh Vatican.
Phóng viên Korea.net Yoon So Jeong
Ảnh: Phóng viên Korea.net Jeon Han, Monami
arete@korea.kr