Văn hóa

21.02.2014

Chứng cứ đầu tiên cho thấy con người bắt đầu săn bắt cá voi từ thời tiền sử nằm tại vùng Nam dong, Bán đảo Triều Tiên. Đó chính là bức 'Bích họa Bangudae'. Đây là một phiến đá thẳng đứng dài khoảng 10m, cao khoảng 3m, trên đó có khoảng 300 bức tranh khắc họa đủ mọi hình thù từ con người, động vật tới hình người đang bắt cá voi. Toàn bộ phiến đá có hình dạng khá giống với mai rùa nên nó được gọi là Bangudae (Bàn quy đài).

Mới đây, Bích họa Bangudae đã thu hút được nhiều sự quan tâm sau khi được giới thiệu trên tạp chí khảo cổ học của Anh Current World Archaelogy số tháng 2. Dưới tiêu đề 'Bích họa Bangudae, phát hiện về một thế giới bị đánh mất", nhà khảo cổ học Brian Bacon đã ghi chép tỉ mỉ những gì ông quan sát được khi tới thăm Bangudae. Ông cho rằng:" Trước khi Ulsan phát triển văn hóa nông nghiệp, cư dân nơi đây chủ yếu tập trung vào săn bắt cá voi, và thông qua các bức họa trên phiến đá, chúng ta biết được rằng cư thời tiền sử đã biết đánh bắt được loài động vật lớn nhất trên thế giới bằng các công cụ đơn giản".

반구대 암각화는 수렵과 어로를 위주로 한 당시의 생활풍속을 알려주는 선사시대 문화유산으로 한 화면에 300여 점에 달하는 다양한 종류의 물상이 새겨져 있다. 세계적으로 매우 드문 예로서 고고학, 미술사 연구에 중요한 가치를 지니고 있다. (사진: 연합뉴스)

Bích họa Bangudae là di sản văn hóa từ thời tiền sử cho thấy phong tục sinh hoạt thời bấy giờ chủ yếu xoay quanh thu lượm và đánh bắt cá, trên mặt của phiến đá có tới khoảng 300 bức họa đủ mọi hình thù được chạm khắc. Đây là một trường hợp cực kỳ hiếm thấy trên thế giới, có giá trị quan trọng phục vụ cho nghiên cứu khảo cổ học và lịch sử mỹ thuật. (Ảnh: Hãng tin Yoonhap)


Bích họa Bangudae được phát hiện vào năm 1971. Trên vách đá có tới gần 300 bức họa với các hình động vật như cá voi, rùa, hươu, hổ, chim, lợn rừng... và hình một phụ nữ, hình các công cụ như thuyền, lưới, cây lao móc đánh bắt cá... Người ta đã chứng minh được rằng bức bích họa này đã được vẽ trong suốt khoảng thời gian từ thời kỳ đá mới đến thời kỳ đồ đồng. Theo Viện nghiên cứu chính sách di sản văn hóa Hàn Quốc, trong số khoảng 300 hình vẽ được phát hiện, bức bích họa này được đánh giá cao nhất chính bởi 58 hình vẽ cá voi trên đó. Tiêu biểu là hình cá voi mang thai, được cho là tượng trưng cho hoạt động săn bắt, tín ngưỡng phồn thực; ngoài ra còn có các bức hình cá voi khác với chủng loại đa dạng, được vẽ kỹ càng theo hình thức nghiên cứu phân loại thời hiện đại, thêm vào đó còn có hình cây lao móc cá, lưới... giới thiệu kỹ thuật săn bắt cá voi.

Trước khi Bích họa Bangudae xuất hiện, các nhà khảo cổ học đều tin rằng lịch sử đánh bắt cá voi bắt nguồn ở vùng Northway khoảng 4000 năm trước công nguyên. Việc Bích họa Alta ở Northway được công nhận là Di sản văn hóa thế giới là minh chứng cho điều này. Nhưng vào năm 2004, hãng tin BBC đưa tin "Một bằng chứng mới được tìm thấy ở Hàn Quốc đã cho thấy người tiền sử thời kỳ đồ đá đã săn bắt cá voi từ 6000 năm trước công nguyên" đã lật lại mọi học thuyết được công bố từ trước đó, bắt đầu thu hút được sự quan tâm của truyền thông quốc tế đến Bích họa Bangudae.

암각화에 새겨진 다양한 동물의 형상

Hình động vật được khắc đa dạng trên bức bích họa


Sau khi sự tồn tại của bức bích họa được biết đến rộng rãi, ngoài việc giới truyền thông đưa ra nhiều nhận định đa dạng cho rằng Bích họa Bangudae là tư liệu đầu tiên giúp chúng ta biết được ý thức và quan niệm tôn giáo của con người thời kỳ chưa có chữ viết, nó còn là đề tài nghiên cứu hấp dẫn cho nhiều nhà khoa học đến từ nhiều lĩnh vực. Nhà hải dương sinh vật học Daniel Robineu trong cuốn "Lịch sử săn bắt cá voi" xuất bản năm 2007 đã khẳng định:"Trang sử đầu tiên về đánh bắt cá voi của loài người đã được bắt đầu từ Bangudae". Học giả tiền sử Marc Azma trong tác phẩm "Điện ảnh thời kỳ tiền sử" xuất bản năm 2011 đã đưa ra một quan điểm mới mẻ về vấn đề này khi ông cho rằng:" Chúng ta có thể tìm thấy cội nguồn của điện ảnh (movie) chính tại những bức tranh trên bức bích họa". Sau đó, vào năm 2013, tạp chí khảo cổ học của Archéologie của Pháp đã có bài giới thiệu về Bích họa Bangudae trong đó có đoạn viết "Đây là một tác phẩm nghệ thuật kiệt xuất, thể hiện hoàn hảo các đối tượng sinh động như trong phim ảnh hay truyện tranh".

고고학저널 '커런트월드아케올로지' 2월호에 실린 반구대 암각화 관련 기사

Hình chụp bài báo viết về Bích họa Bangudae được đăng trên tạp chí khảo cổ học Current World Archeology số tháng 2.



Ông Lee Sang Mok, giám đốc Bảo tàng Bích họa Ulsan cho biết: "Gần đây, bảo tàng nhận được rất nhiều yêu cầu muốn đến thăm quan và tìm tư liệu về bích họa" và "Gần đây, các học giả trên thế giới đang phân tích và nghiên cứu bức bích họa này theo các cách nhìn đa dạng như thuật ký hiệu trên Bích họa Bangudae hay nội dung có liên quan đến thần thoại, tính nghệ thuật của bức bích họa này".

Phóng viên Lee Seung Ah của Korea.net
slee27@korea.kr