Seopyeonje (1993)
Đạo diễn Im Kwon Taek

Đầu những năm 1960, một người đàn ông độ tuổi 30 đặt chân đến quán rượu trong một khu rừng. Anh chìm đắm vào những hồi tưởng trong tiếng pansori của người con gái trong quán rượu..... . Yu Bong(Kim Myung Gon)-nghệ sĩ hát pansori-tìm về ngôi làng mình từng sống hồi còn nhỏ, Mẹ của Dong Ho(Kim Gyu Cheol)-một thiếu phụ trong làng-đem lòng yêu Yu Bong và đã cùng ông rời khỏi ngôi làng. Song Hwa con gái của Yu Bong cùng 4 người anh chị em khác cùng sống với ông, trong thời gian đó mẹ của Dong Ho mất sau khi sinh con. Yu Bong dạy hát cho đứa con gái Song Hwa của mình và dạy đánh trống cho Dong Ho. Thế rồi cuộc sống trở nên khó khăn do chiến tranh, Yu Bong vẫn bận rộn với việc dạy học hát pansori mà không có lấy giây phút nghỉ ngơi, Dong Ho không hiểu ông đã cãi vã với ông và cuối cùng bỏ nhà đi. Sau khi Dong Ho bỏ đi, Song Hwa không chịu ăn uống cũng không học hát nữa mà ngày ngày đợi chờ Dong Ho trở về. Với suy nghĩ rằng trong lòng phải có mối thù hận mới có thể phát ra tiếng hát hay, Yu Bong đã làm mù mắt của Song Hee. Về phần Dong Ho, về sau anh gặp một người trên núi(Ahn Byung Gyung) và nghe ngóng được tin tức của Song Hwa bèn dò theo tin tức và cuối cùng anh gặp lại Song Hwa trong một quán rượu. Hai người không ai nói với ai câu nào, chỉ một người hát, một người đánh trống và cùng nhau giải tỏa những thù hận, hiểu lầm trong thời gian qua. Trời sáng, Dong Ho và Song Hwa chia tay nhau không một lời từ biệt. Song Hwa ra đi cùng một cô bé dẫn đường phía trước.
Lời bình của Kim Shi Moo-ủy viên chuyên trách của Liên hoan phim quốc tế BusanKhởi chiếu vào năm 1993 và lập nên kỷ lục phòng vé cao nhất trong số phim điện ảnh Hàn Quốc tính đến thời điểm đó, 'Seopyeonje' là tác phẩm thứ 93 của đạo diễn Im Kwon Taek. Hình thức hồi tưởng(flashback), một trong những phong cách của đạo diễn Im Kwon Taek chính là nhân tố mang tính thẩm mỹ xuyên suốt của tác phẩm. 'Seopyeonje' vén mở trang đầu tiên bằng cảnh Dong Ho tìm đến quán rượu khi nghe thấy tiếng hát của người con gái trên đường đi tìm người chị của mình. Tên của người chị gái mà ngay cả trong mơ anh vẫn luôn hằng nhớ là Song Hwa, Song(松) mang nghĩa thông của cây thông và Hwa(花) có nghĩa là bông hoa. Nhưng không thấy bóng dáng Song Hwa đâu. Thế rồi máy quay mò mẫm trong miền kí ức của Hong Do để đi tìm mùi hương của Song Hee nơi đó.

Yu Bong luôn coi pansori là thứ quan trong nhất và ông không có suy nghĩ nào khác ngoài việc dạy pansori cho Song Hwa và Dong Ho. Cùng nhau tạo nên sự kết hợp kì lạ, 3 thành viên của gia đình ấy đã đi khắp đất nước để kiếm sống, nhưng Dong Ho người không có niềm tin vào tương lai của pansori đã chống đối sự độc đoán của Yu Bong cha anh rồi bỗng nhiên bỏ nhà đi khiến cho quan hệ gia đình bị rạn nứt. Bỏ nhà đi ở cái tuổi còn non nớt chưa suy nghĩ chín chắn, Dong Ho trở lại tìm người thân của mình khi đã trở thành một người đàn ông chững chạc. Thế rồi một ngày nọ, Dong Ho tình cờ gặp một người đàn ông từ trên núi xuống là họa sĩ vẽ tranh hyeokpil(tranh vẽ chim chóc, hoa, các loài động vật) trên phố và nghe ngóng được tin tức. Bố anh là Yu Bong đã mất ngay sau khi chết tranh kết thúc, còn Song Hwa vì sự độc đoán của người bố luôn nghĩ rằng con người phải ôm hận trong lòng mới có thể cất lên tiếng hát hay mà đã trở thành một người mù lòa.
Trong những tình tiết phim như vậy, chúng ta nên suy xét lại khái niệm mang tên chủ nghĩa nhân văn, một từ ngữ bóng bẩy luôn chạy theo những lời đánh giá về đạo diễn Im Kwon Taek như ám chỉ việc đẩy trách nhiệm cho người khác. Ít nhất thì yếu tố chủ đạo của 'Seopyeonje' không phải là chủ nghĩa nhân văn mà là chủ nghĩa đề cao nghệ thuật. Cho dù đó là sự hi sinh cho tiếng hát, nhưng việc làm cho chính người con của mình bị mù hoàn toàn không có một sự liên quan nào đến chủ nghĩa nhân văn. Và nó lại càng không xuất phát từ tình cảm gia đình.
Nhưng cái mỉa mai, châm biếm ở đây lại nằm ở điểm ngay cả sự thật rằng Song Hwa bị mù là do người bố của mình cũng không thể trở thành mối thù hận trong cô. Song Hwa đơn giản chỉ cho rằng đó là số phận và cứ thế sống một cách an phận. Rốt cuộc, kế hoạch của Yu Bong đã kết thúc trong thất bại. Nước đi sai lầm lớn này của Yu Bong không nằm ở ý định để con gái ông căm ghét đến mức ăn tươi nuốt sống mà chính là một kết cục hiển nhiên bắt nguồn từ ý định muốn truyền sự thù hận mà bấy lâu chính bản thân ông đang nuôi trong lòng cho Song Hwa và lại theo cách nhân tạo bằng chính bàn tay của ông. Yu Bong đã hiểu nó thành một sự việc có yếu tố khách quan nào đó có thể đem lại mối thù hận theo bất cứ hình thức nào. Thế nhưng, thù hận lại là thứ gì đó chỉ có thể thấm đẫm từ những trải nghiệm cuộc đời của chính cá nhân. Theo đó trong vở kịch, chỉ có Song Hwa là người trải nghiệm và quá trình tháo gỡ nút thắt thù hận sâu sắc ấy lại trở thành sự miêu tả chủ yếu của 'Seopyeonje'.
Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây rằng bộ phim truyền tải một thông điệp rất mạnh mẽ rằng để đạt được sự đỉnh cao trong ca hát thì ta phải vượt qua cả những mối thù hận và để đánh giá một cách đúng đắn về bộ phim, chúng ta không được để mình bị ràng buộc vào khái niệm đã cũ mang tên chủ nghĩa nhân văn. Nhưng một sự thật quan trong hơn ở đây chính là trong 'Seopyeonje', đạo diễn Im Kwon Taek đang vượt qua cả chủ nghĩa đề cao nghệ thuật.
Đoạn cuối của bộ phim, Dong Ho gặp lại Song Hwa người mà anh mỏi mòn tìm kiếm. Song Hwa khi đó đang sống cùng với người đàn ông có tên Cheon Ga trong một quán rượu tồi tàn. Dong Ho không tiết lộ thân phận của mình mà chỉ cầm chiếc trống lên và đề nghị cô hát. Và như thế, hai người cùng thức đêm bằng tiếng hát và tiếng trống và đến cuối vẫn giả vờ như không hề quan biết nhau. Song Hwa đã nhận ra sự tồn tại của Dong Ho chỉ bằng tiếng trống, nhưng cô đã không gọi tên anh. Phải đến lúc đó, với một hình ảnh hoàn toàn khác, Song Hwa say mê hát bài 'Shimcheongga' và thể hiện một giọng ca lên đến tuyệt đỉnh mà cô chưa từng làm được trước đó.

Sáng hôm sau, Dong Ho rời khỏi quán rượu và Song Hwa cũng chuẩn bị nói lời từ biệt Cheon Ga. Cheon Ga suốt đêm ấy nghe thấy tiếng của hai người và đã thú nhận với Song Hwa rằng anh có cảm giác hai người đang nói chuyện tình tứ nam nữ với nhau. Trước câu hỏi tại sao cô lại giả vờ như không nhận ra em trai mình, Song Hwa trả lời anh rằng: "Vì em không muốn mối thù hận bị tổn thương". Qua đoạn hội thoại ấy, chúng ta có thể cảm nhận được phần nào sự thù hận mà Song Hwa mang trong lòng bấy lâu.
Ý nghĩa thật sự của câu nói 'không muốn làm tổn thương lòng thù hận' là gì? Nó không phải là lòng oán hận với người bố đã biến cô thành người mù, cũng không phải là tình yêu gia đình đối với người em trai đã bỏ nhà ra đi. Song Hwa và Dong Ho, hai người không có chung dòng máu đã đem lòng yêu thương nhau từ khi còn bé nhưng đã không thể đến với nhau vì họ bất ngờ trở thành chị em. Đối với Song Hwa, Dong Ho không đơn thuần là người em trai mà là người yêu của cô, và cả Dong Ho cũng vậy. Dù vậy, giống như cô suốt đời coi thầy Yu Bong-người đã cưu mang một đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi như cô về nuôi nấng là bố mình, Song Hwa cũng chỉ có thể đối xử với Dong Ho suốt đời như một người em ruột thịt.
Không phải điều gì khác, mà chính cuộc gặp gỡ định mệnh này đã để lại trong Song Hwa nỗi oán hận. Không thể nói lời yêu với người mình yêu, cái hiện thực ấy đã đè nén tim Song Hwa bằng nỗi oán hận sâu sắc. Vì thế, mỗi khi Song Hwa chuyển nơi ở, cô đã để lại dấu vết của mình bằng tiếng hát, và cuối cùng Dong Ho cũng theo chân dấu vết ấy để tìm đến người mình yêu. Chắc hẳn cả hai người đều muốn chia sẻ tình yêu của mình bằng cả thân thể. Nhưng họ đã không thể làm tổn thương mối thù hận chất chứa bấy lâu đến nay. Thay vào đó, thông qua cuộc gặp gỡ và giao tiếp bằng tiếng hát và tiếng trống, lòng thù hận đã được thăng hoa. Cả đề tài của Freud 'Sự thăng hoa của dục vọng là nền tảng của văn minh' cũng đã được thể hiện ở phần này.

Nếu nhìn theo cách đó thì ta có thể biết được điều mà đạo diễn Im Kwon Taek thực sự mong muốn đạt được trong 'Seopyeonje' không phải là tình yêu gia đình ấm áp lại càng không phải là 'nghệ thuật hi sinh vì nghệ thuật'. Bằng việc đem lại đồng thời giọng hát tuyệt đỉnh cùng sự thăng hoa của thù hận, đạo diễn Im Kwon Taek đang cho chúng ta nghe 'câu chuyện tình yêu' đau xé lòng. Trong vở kịch, lời nói của Yu Bong "nhạc pansori dongpyeonje vừa nặng vừa luyến láy rõ ràng, thì seopyeonje lại có điểm khác biệt ở chỗ nghe nó thống thiết và chứa đựng cả tình và hận(情恨). Tuy vậy nó lại không có giới hạn nếu như ta vượt qua được nỗi thù hận" để lại như một di nguyện. Nó chính là tình tiết thể hiện ý thức nhấn mạnh đến chủ đề của bộ phim.
*Nguồn: Trung tâm lưu trữ phim điện ảnh Hàn Quốc