Lịch sử hòn đảo tự trị đặc biệt duy nhất của Hàn Quốc, đảo Jeju khởi nguồn từ truyền thuyết khai thiên lập địa Samseong(三姓). Có ba vị thần là Yang Eul Na(良乙那), Go Eul Na((高乙那), Bu Eul Na(夫乙那) bay đến vùng Mo Heung Hyeol( Hiện nay là Sam Seong Hyeol) phía bắc núi Han Ra. Các vị thần này sinh sống và săn bắt trên núi bỗng một ngày họ phát hiện ra một chiếc hộp gỗ trôi dạt vào bờ biển. Khi mở ra bên trong là công chúa đến từ nước Byeok Rang(碧浪國) ngày nay thuộc địa phận Wando Jeollanamdo cùng với các hạt ngũ cốc, một con nghé và một con ngựa con. Kể từ đó trên đảo Jeju bắt đầu làm ruộng, nuôi trâu nuôi ngựa và trồng trọt. Sau đó con cháu của thần Go Eul Na lập lên triều đại Shilla lấy tên nước là Đam La( Tam Ra). Từ đó đất nước Đam La trải qua các thời kì tam quốc, thời kì thống nhất Shilla, đến thời kì Goryo là một quốc gia độc lập, đến thời kì Goryo Suk Jong năm thứ 10 (năm 1105) nơi đây trở thành một vùng hành chính và không còn là quốc gia độc lập nữa.
Viện bảo tàng quốc gia Jeju trưng bày các di vật từ thời kì đồ đá cũ đến nay trên được phát hiện trên đảo Jeju.
Đam La hay đảo Jeju tuy không còn là một quốc gia độc lập nhưng với địa hình và những đặc trưng riêng biệt, nơi đây vẫn duy trì và phát triển một cách tự chủ. Du khách tham quan có thể dạo qua một vòng lịch sử hình thành cảu đảo Jeju từ thời kì đồ đá cũ đến các thời kì Đam La, Goryo, Joseon bằng cách đến thăm viện bảo tàng quốc gia Jeju.
Trần của sảnh chính được trang trí bởi kính màu có các hình vẽ đầy màu sắc về thần thoại khai thiên lập địa, núi Hanrasan, và những thứ nổi tiếng là nhiều ở Jeju đó là con gái, gió và đá.
Ông Han Ji Yoon giám tuyển của viện bảo tàng quốc gia Jeju cho biết "Jeju vừa là trung tâm của giao lưu văn hóa hải dương vừa đóng vai trò là tuyến đường lưu thông, từ trước đến nay vẫn luôn gìn giữ và phát triển văn hóa đặc trưng của quốc đảo. Ngoài bán đảo Triều Tiên, Jeju còn tích cực giao lưu với các quốc gia Đông Nam Á khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan".
Tại viện bảo tàng quốc gia Jeju du khách có thể bắt gặp bản đồ cổ hay những tảng sức cổ được làm từ vỏ bào ngư, và rất nhiều những cổ vật khác.
Tại bảo tàng du khách có thể dễ dàng tìm thấy các di vật chứng minh cho lịch sử giao lưu sôi nổi của đất nước Đam La. Phòng cổ vật thời kì đồ đá mới có trung bày đồ gốm kiểu Gosanri là loại hình gốm chưa bao giờ được phát hiện ở lục đại Hàn Quốc. Đây là loại gốm gây nhiều sự chú ý vì có nhiều điểm tương đồng với loại gốm được phát hiện ở đảo Hải Nam Trung Quốc hay đảo Okinawa của Nhật. Đảo Jeju từ thời kì đồng xanh đã bắt đầu chế tác kiếm đồng, tiếp đến là các di vật thời kì đồ sắt cùng với trang sức cổ được làm từ ngọc là minh chứng cho hoạt động giao lưu của Jeju từ trước cả khi hình thành đất nước độc lập.
Du khách có thể bắt gặp hình ảnh của Jeju thời đại Joseon tại phòng trưng bày bản đồ tuần hành Đam La (Governor's Official Tours in Tamna). Cuốn bản đồ 41 chương được chỉ định là quốc bảo của Hàn Quốc là cuốn sách ghi và giải thích một cách ngắn gọn về những chuyến tuần hành trên đảo Jeju của Lee Hyung Sang(1653-1733) là mục sư Jeju đồng thời là chỉ huy của binh mã thủy quân tiết chế tự. Trong bức tranh có miêu tả rõ đoàn người đi về hướng thành Jocheon kiểm tra việc huấn luyện quân đội và ngựa, sau khi đi một vòng xem động Yongam KimNyeong, thác nước Jeongbang, đoàn người này vào rừng quýt tổ chức tiệc rượu và ca hát, sau khi kết thúc công việc họ quay trở lại Jejumok, tổ chức tiệc mừng thọ cho các vị lớn tuổi. Đây là bản đồ duy nhất tại Hàn Quốc được đánh giá là tài liệu quý giúp tìm hiểu về địa hình, quan chức, thành quách, thiết bị quân sự, âm nhạc truyền thống, lịch sử của đảo Jeju.
Một phần bản đồ Tamra. Trên bản đồ còn lưu giữ hình ảnh đoàn mục sư đi tuần hành. (Nguồn ảnh: Thị chính thành phố Jeju)
Để có thêm thông tin chi tiết vui long tham khảo trang chủ của viện bảo tàng quốc gia Jeju.
http://jeju.museum.go.kr/html/en Viết bài: Phóng viên korea.net Lee Seung Ah
Ảnh: Phóng viên korea.net Jeon Han
slee27@korea.kr