Park Yeon-ok, Giám đốc điều hành Phòng trưng bày đũa Jeo-Jip nói rằng đũa là một phương tiện mà qua đó nghệ thuật và truyền thống văn hóa Hàn Quốc có thể được lan rộng trên toàn thế giới.
Park Yeon-ok, Giám đốc điều hành Phòng triển lãm Jeo-Jip ở Buam-dong, quận Jongno, Seoul nói rằng những đôi đũa cũng là nét văn hóa.
Đối với nhiều người, đũa, thìa là đồ dùng quan trọng trong ẩm thực Hàn Quốc và văn hóa ẩm thực. Mặc dù không có hồ sơ ghi chép về khi mọi người bắt đầu sử dụng đũa từ khi nào, nhưng Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc có một bộ sưu tập đũa bằng đồng được sử dụng trong thời Goryeo (918-1392). Theo thời gian, các vật liệu sử dụng để làm đũa và hình dạng khác nhau của những đôi đũa dần dần được thay đổi. Ngoài ra còn có rất nhiều ý kiến và lý thuyết về việc sử dụng đũa, hoặc "jeotgarakjil" - nghệ thuật sử dụng đũa. Tuy nhiên, công chúng nói chung không nghĩ rằng sử dụng đũa là một nghệ thuật hay là một phần quan trọng trong cuộc sống của họ. Họ chỉ nghĩ đến đũa như một điều cần thiết cho cuộc sống hàng ngày.
Đũa được bày trên một chiếc bàn ăn nhỏ ở phòng trưng bày "Jeo-Jip". Các bộ sưu tập sẽ giúp quảng bá nhiều khía cạnh của văn hóa ẩm thực Hàn Quốc cũng như nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc.
Giám đốc Park đang giúp cho đôi đũa trở thành một yếu tố của nền văn hóa cao.
"Tôi muốn đôi đũa sẽ hiên lên trong tâm trí của người dân khi họ nghĩ về Hàn Quốc", Giám đốc Park nói.
Khi lập kế hoạch để mở phòng trưng bày Jeo-Jip, bà Park muốn nó trở thành một không gian - không chỉ là một bộ sưu tập - để thúc đẩy nghệ thuật và truyền thống của Hàn Quốc, mặc dù nó là nhỏ. Bà muốn tất cả mọi thứ về phòng trưng bày, bao gồm cả vị trí của nó, ngoại thất và nội thất, cửa sổ, đạo cụ và vị trí của những đôi đũa đều phải hoàn hảo, để làm cho du khách cảm nhận được tinh hoa của văn hóa Hàn Quốc. Khi đặt tên cho phòng trưng bày, bà không chỉ đặt "jeo" (箸), có nghĩa là "đũa", mà còn có nghĩa là "tôi" (sử dụng trong cách nói khiêm tốn". Do đó, phòng trưng bày có tên là Jeo-Jip.
Đũa có thể được sử dụng để gắp một hạt đậu nhỏ. Đũa và việc sử dụng đũa, hoặc jeotgarakji, từ lâu đã là một phần của truyền thống ẩm thực Hàn Quốc.
Phòng triển lãm Jeo-Jip nằm trên một sườn đồi ở Buam-dong trong một khu phố được bao quanh bởi dãy núi Inwangsan. Phòng trưng bày nằm ở tầng trệt, hơi thấp hơn so với môi trường xung quanh. Người xem triển lãm sẽ được chào đón bằng hình ảnh những đôi đũa đặt trên bàn ăn truyền thống nhỏ nằm giữa phòng triển lãm.
Nhìn kỹ vào đôi đũa, nét văn hóa truyền thống ẩm thực tự nhiên của Hàn Quốc, du khách sẽ thấy những hình dạng khác nhau và màu sắc của đôi đũa tan biến vào sơn mài. Đũa thể hiện một vẻ đẹp không nặng nề mà nhẹ nhàng. Trong số đó, những đôi đũa mà đầu đã được trang trí với ngọc trai là đáng chú ý nhất. Tổng thống Park Geun-hye đã mang theo bộ đũa được sản xuất bởi Jeo-Jip làm quà khi bà có chuyến thăm chính thức nước ngoài.
Đũa được sản xuất bởi Jeo-Jip hiển thị các màu sắc khác nhau, tùy thuộc vào góc độ của ánh sáng, cho thấy vẻ đẹp mềm mại của nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc.
"Tôi muốn biểu hiển vẻ đẹp của ngọc trai trong một bộ đũa, như là một trong những nghề thủ công truyền thống đại diện cho Hàn Quốc", bà Park nói. "Thật là khó khăn để thuyết phục một nghệ nhân khảm trai bậc thầy làm việc với tôi, nhưng tôi tự hào rằng tôi có thể thể hiện vẻ đẹp của Hàn Quốc."
"Rất nhiều khía cạnh của nền văn hóa truyền thống của Hàn Quốc có sự hài hòa giữa âm và dương, và có ý nghĩa khác nhau. Thậm chí mỗi vật dụng nhỏ cũng có nét hài hòa này. Tôi muốn để cho thế giới biết về nghệ thuật và văn hóa truyền thống Hàn Quốc thông qua những đôi đũa của chúng tôi."
Jeon Han, Limb Jae-un - Korea.net
Hình ảnh: Jeon Han
hanjeon@korea.kr
Phòng trưng bày đũa Jeo-Jip có một vẻ ngoài đơn giản, hài hòa với môi trường xung quanh.
Những đôi đũa sản xuất bởi Jeo-Jip đã được sử dụng như là quà tặng của Tổng thống Hàn Quốc trong các chuyến công du nước ngoài của bà. Chúng cũng rất phổ biến như là quà tặng và quà trao đổi trước khi kết hôn.