Cha, Hambagigul, nguồn gốc, mũi lợn, nhà, cụ nội, núi Hallasan bao phủ trong tuyết, quạ đen, bài phát biểu chính trị, người rừng, cướp trên rừng, ngày cuối cùng của nhà lãnh tụ vĩ đại, nước mũi, đèn điện, giun, đói, biển cua Kingi, hạn hán, chờ mưa, quái vật, chim nhạn buổi sáng, lướt sóng, thần Nước, ngực, bài hát ru, tai trái, viêm màng phổi, viết bài, tình yêu đơn phương, hải quỳ, hoa bách hợp trong sáng, Anima tình yêu của tôi, hoa mùa đông, xì mũi cho đỡ tắc. Cuối cùng tác giả kết thúc bằng 'về quê' và trở lại Jejudo.
Nhìn lại thời kì trưởng thành từ độ tuổi 58 (năm 1999), tác giả Hyun Ki-Young không chia cuộc sống thuở thiếu niên của mình vào chương. Thay vào đó ông sử dụng tên chủ đề ngắn gọn mô tả trong những mẩu truyện 3 đến 5 trang. Tổng 330 trang của cuốn ‘One Spoon on This Earth’ có khoảng 150 truyện ngắn. Hầu hết là những truyện rất ngắn. Dài nhất là câu truyện cuối cùng "về quê" với 10 trang kể về việc ông từ bỏ cuộc sống ở Seoul và trở về đảo Jeju. Cuốn sách giống như một cuốn hồi kí hơn là tiểu thuyết khi đọc cho ta cảm giác giống như là đang đọc Kinh Qur'an: bạn có thể mở nó ở bất kỳ trang nào, đọc bất kì đoạn văn nào, một cách ngẫu nhiên thì bạn vẫn có thể học được một điều gì đó trong cuộc sống. Tác giả coi cuốn sách nà là một tác phẩm nói về những kinh nghiệm trong thời kì trưởng thành của mình ở Jejudo trong những năm 1940 đến 1960.
'One Spoon on This Earth' được viết vào năm 1999 và được dịch sang tiếng Anh vào năm 2013 bởi Jennifer M. Lee. Bản dịch tiếng anh được Viện dịch thuật văn học Hàn Quốc và nhà xuất bản Dalkey Archive đồng xuất bản trong tuyển tập Văn học Hàn Quốc.
Độc giả một cách vô tình bị cuốn theo những hành trình trong câu truyện như leo núi cùng với nhân vật hay lặn xuống biển sâu hái rong biển và vui đùa với lũ trẻ. Ở thời kì nghèo khổ, tác giả mô những mảnh đất khô cằn và những cơn đói hành hạ. Có những khi mưa và gió bão cùng với quái vật xuất hiện trên mái nhà vào ban đêm. Độc giả có thể sẽ cảm thấy buồn nôn khi nghe tác giả mô tả cảnh kéo sán dây ra khỏi hậu môn của mình hoặc khi ông mô tả cảnh thòng lòng nước mũi. Độc giả cũng có thể thấy xấu hổ khi đọc đến đoạn viết về việc ông nhìn thấy một người phụ nữ khiêu gợi ở độ tuổi 30 hoàn toàn khỏa thân; hoặc cũng có thể rơi nước mắt khi tác giả mô tả cảnh chặt đầu, cắt tai, những điều dã man mà chính phủ đương thời hành xử đối với người dân của Jeju.
Trong bản dịch tiếng Anh tác phẩm được chuyển dịch thành tên "The Cheju Massacre". Wikipedia gọi nó là "Jeju Uprising". Chính phủ Hàn Quốc hiện tại gọi đó là sự kiện Jeju ngày 3 tháng 4. Tôi gọi nó là cuộc cách mạng vì dân chủ và tự do phản đối một chính phủ độc tài của Lee Seung Man với các đồng minh, những kẻ đầu cơ trục lợi, xã hội đen ở Thượng Hải, và những tên vô lại. Dù là dùng những từ ngữ nào để thể hiện nó đi chăng nữa thì đây cũng là sự kiện kéo dài từ tháng 4 năm 1948 đến tháng 5 năm 1949 với khoảng 30.000 người đã bị giết chết. Làng bị đốt cháy, những ngôi mộ tập thể, những gia đình chạy trốn đến những ngọn đồi và những tội ác tương tự đã liên tiếp diễn ra.
Tác giả nhớ lại hình ảnh những gia đình chạy trốn quân của chính phủ, sống cao trên núi cao bao phủ bởi tuyết và vĩnh viễn không thể trở về nhà. Ông nhớ lại những con quạ ăn xác chết. Ông nhớ lại những chiếc búi tóc bị những cây thương đâm xuyên qua . Ông nhớ lại những người đàn ông trẻ dại, cử từ chính phủ Hàn Quốc mới được thành lập, hành xử giống như các quân Đế quốc Nhật Bản ở Nam Kinh và các nơi khác ở Trung Quốc đại lục. Đặc biệt khủng khiếp là phần thưởng cho miếng tai của những kẻ chống đối.
Tác giả đã tận mắt chứng kiến những điều nà và nói về nó ở các trang 40, 50 và 60 (bản dịch tiếng anh). Những sự kiện kinh hoàng đó đã trở thành một phần trong đời ông, khi ông 8 tuổi. Các nhà độc tài của chính phủ Hàn Quốc đã nói dối và che dấu tất cả về nó và chỉ với nền dân chủ trong những năm cuối thập niên 90 được người dân Jeju mới được phép công khai than khóc về những thành viên trong gia đình đã bị sát hại. Để ghi nhớ về cuộc thảm sát đó công viên mùng ba tháng tư Công viên Hòa Bình đã được xây dựng. Năm 2006, Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo Hyun đã đến thăm Jeju và công khai xin lỗi người dân của hòn đảo về vụ thảm sát.
Viện dịch thuật văn học Hàn Quốc và nhà xuất bản Dalkey Archive đồng xuất bản tuyển tập văn học Hàn Quốc
Tiểu thuyết này là tác phẩm thứ hai trong tuyển tập văn học Hàn Quốc được đồng xuất bản bở Viện dịch thuật Hàn Quốc (Literature Translation Institute of Korea, LTI Korea) và nhà xuất bản Dalkey Archive. Trong số những cuốn sách được dịch bởi LTI Hàn Quốc, văn học hiện đại Hàn Quốc chia thành ba thể loại. Tác phẩm thuộc phạm trù Franz Kafka, những truyện miêu tả sự trống rỗng của xã hội Hàn Quốc hiện đại, luôn ủ dột và u tối với tự sát, cái chết và la hét giận dữ. Các tác phẩm "At Least We Can Apologize" của tác giả Lee Kiho năm 2009 và The Vegetarian của tác giả Han Kang năm 2007 cũng thuộc thể loại này.
Ở giữa những năm 50, tồn tại thế hệ Beat (tập hợp những tác giả và nghệ sĩ có xu hướng chống lại xã hội đương thời) với những phạm trù như là các tác phẩm thời kì trưởng thành. Các tác giả như Kim Seung Ok với "kí sự Mujin" (1964), Seoul: mùa đông năm 1964 (1965) và Jang Jung-il với tác phẩm Khi Adam Mở Mắt anh (1990) thuộc nhóm tác giả này.
Cuối cùng là câu chuyện về khoảng cách thế hệ khi mà ông bà bố mẹ chúng ta đang còn ở nhà tranh vách đất dến thế hệ ngày nay trong thời kì công nghiệp hóa. Phần này nói về tuổi trẻ và những biến động để có được xã hội Hàn Quốc hiện đại, xã hội dân chủ hiện đại sau 71 năm. Trong giai đoạn này cũng có đến một hai cuộc vận động chính trị. Tác phẩm 'Who Ate Up All the Shinga?' (1992) của tác giả Park Wan Suh cũng thuộc phạm trù này.
Hyun Ki-Young là một tác giả nằm trong phạm trù này nhưng ở giai đoạn sau, tác phẩm "One Spoon on This Earth " (1999) với hơn 150 mẩu truyện miêu tả về thời kì trưởng thành của ông tại hòn đảo Jeju. Đến thời điểm trong truyện hòn đảo này vẫn có một bản sắc khá độc đáo và được quản lí riêng biệt với chính quyền Hàn Quốc. Nếu muốn hiểu thêm về thế hệ trước ở Hàn Quốc thì đây là một cuốn sách được khuyên đọc.
Một lưu ý về tiêu đề: Chúng ta bắt đầu cuốn sách với cái chết của cha tác giả, ngay gia phút cha ông cận kề với cái chết và hình ảnh chiếc thìa đầu tiên được xuất hiện ở trang 5. Tác giả viết về cha mình rằng: "ông đã đặt ra chiếc thìa vào..."
Trong diễn tiến của câu truyện xuất hiện nhân vật Lee Teok Ku (이덕구, 李德 九), người đàn ông đã trở thành người lãnh đạo mặc định của người dân Jeju trước chính phủ Hàn Quốc và quân đội Mỹ. Tác giả đã mô tả cái chết của nhân vật Lee Teok Ku như sau:.. "... Anh đã xõa hai tay ra và đầu rũ xuống một bên. Từ một bên miệng và tai anh nhỏ xuống những giọt máu đã đông lại nhưng khuôn mặt của anh trông bình yên như thể anh đang ngủ. Người thi hành án tử hình cố tình móc chiếc thìa vào túi áo trước ngực anh. Chiếc thìa đã ở đó một cách lẳng lặng nhưng không có ai nhìn vào đó mà cười cả..." có vẻ như sẽ luôn có ít nhất một thìa trên trái đất này.
Ở thời điểm này đảo Jeju đã chính thức thuộc thẩm quyền của Chính phủ quân sự quân đội Hoa Kỳ tại Hàn Quốc, và mọi quyền quản lí và trị an của đảo Jeju đều thuộc thẩm quyền của quân đội Mỹ.
Tuy nhiên, câu chuyện của ông không chỉ miêu tả những hành vi tàn bạo. Tiểu thuyết còn có những câu truyện về thuở thiếu thời của ông với cảnh bơi lội, bắt động vật và vui chơi.
Phiên bản tiếng Anh của "One Spoon on This Earth" đã được dịch vào năm 2013 bởi Jennifer M. Lee và, như đã được đề cập, tiểu thuyết đã được viện dịch thuật văn học Hàn Quốc và nhà xuất bản Dalkey Archive đồng xuất bản. Bản dịch tiếng anh được viết đơn giản và sử dụng những thành ngữ từ những năm 1950 nên có lẽ là không phù hợp với những hình ảnh mà các độc giả tưởng tượng trong đàu khi nghĩ đến Hàn Quốc. Cứ khoảng 10 trang lại có 2 đến 3 lỗi trong dùng từ, cuốn sách có khá nhiều lỗi.
Tuy nhiên vậy cuốn sách vẫn mang đến cho chúng ta một câu chuyện cảm động về thuở thiếu thời của tác giả. Dù chúng ta không thể nào lộn ngược dòng thời gian nhưng qua cuốn sách chúng ta cũng có thể có những trải nghiệm về thời kì quá khứ.
Bài: Phóng viên korea.net Gregory C. Eaves
Ảnh: Viện dịch thuật văn học Hàn Quốc.
gceaves@korea.kr