Văn hóa

26.07.2016

Sau đi đọc cuốn "The House with a Sunken Courtyard" của tác giả Kim Won-il tôi có cảm giác như đã không có một sự kiện gì xảy ra. Cuốn sách mô tả chi tiết cuộc sống thường ngày của tác giả ở Daegu vào những năm 1954 và năm 1955, đó là cuộc sống nghèo khổ trong bối cảnh thành phố hoang tàn sau chiến tranh.

Tuy nhiên, kết thúc chính là thứ làm bật lên giá trị của câu chuyện. Cái kết của nhân vật trong chuyện cũng chính là cái kết cho toàn bộ đất nước Hàn Quốc. Tác giả viết cuốn sách vào năm 1988, khi đó ông 46 tuổi , bằng sự bình tĩnh và chắc chắn ông đã kể lại hai năm khó khăn nhất của tuổi thiếu niên của mình. Câu chuyện như việc thắt lại một nút lòng, ông xâu chuỗi tất cả các mắc xích lại ở cuối câu chuyện.

houseWsunken.jpg

The House with a Sunken Courtyard được tác giả Kim Won-il viết vào năm 1988 sau đó được dịch sang tiếng Anh vào năm 2013.



"Tôi đứng đó ngắm nhìn khung cảnh với nỗi buồn tràn ngập trong tâm can, tôi nghĩ đến bản thân mình trong những năm đầu tiên của sống tại Daegu, tất đã được chôn dưới đất. Tôi thấy mừng vì nỗi đau và cơn đói cũng đã được chon vùi theo dưới lớp đất đấy và không còn để lại dấu vết nào những ngôi nhà hai tầng kiểu tây lại đứng đó sừng sững như thể đang khơi dậy những vết tích của cuộc sống nghèo khổ của tôi.

Đây là câu văn tóm tắt quá khứ Hàn Quốc trong suốt 71 năm qua. Tiêu chuẩn phương Tây, cái mà xã hội Hàn Quốc và tất cả các xã hội không thuộc phương Tây phải thay đổi và thích ứng, không thể làm dịu đi những nỗi đau và tổn thương của quá khứ.

Tuy nhiên con người lại rất giỏi trong việc chữa trị và đi lên từ những nỗi đâu và tổn thương đó. Cũng như việc báo chí Hàn Quốc ca ngợi sự phát triển của Hàn Quốc với một tâm thế đầy vẻ vang và tự tin chính là một phương thức mang tính chủ nghĩa quốc gia ngằm an ủi nỗi đau lịch sử, ở đây nhân vật chính trong truyện, Gilnam, cho thấy việc xây dựng một ngôi nhà kiểu phương Tây cao hơn ngôi nhà đầu tiên của mình tại Daegu là một dấu hiệu của việc chữa trị những nỗi đau và đi lên từ nỗi đau đó.

“Tại ngôi nhà có chiếc sân sâu nhiều gia đình đã sống những tháng ngày hỗn loạn sau chiến tranh” (trang 12)
Kim_Won_Il_Writer01.jpg

Kim Won-il tác giả cuốn sách ‘The House With a Courtyard’ được xuất bản năm 1988.



Tôi đã bước chân vào thế giới bên trong ‘The House With a Courtyard’ cuốn sách được viết bởi sự hồi tưởng và sáng tạo của tác giả Kim Won-il để quan sát. Năm 1988 tác giả đã viết cuốn sách trong bối cảnh trên TV trình chiếu chương trình đoàn tụ gia đình ly tán hai miền Triều Tiên, Olympic Seoul thì sắp cận kề, các cuộc diễu hành đòi dân chủ diễn ra mạnh mẽ khắp nới. Tiểu thuyết này nhắc lại cuộc sống ở Daegu nhữn năm 1954 và 1955. Xã hội thời bấy giờ vẫn còn vết thương từ chiến tranh Triều Tiên chưa thể liền lại. Mặc cho cuộc chiến khốc liệt ở cửa sông Nakdonggwan và đến tận giữa những năm 50 vẫn còn những cuộc tàn sát chính trị và trả đũa nhẽng nói mội cách chính xác ra thì ở thời điểm đó Daegu không phải là khu vực bị quân Bắc Triều Tiên chiếm đống thuộc Busan. Vậy mà có rất nhiều người dân tị nạn đến sinh sống ở đây. Daegu chính là đô thị đầu tiên của Busan. Người tị nạn từ khắp nơi trên Hàn Quốc, Kyeonggido, Hwanghaedo, Pyeongando và thậm chí cả Manju cúng đến Daegu. Nhân vật chính của câu chuyện Namgil đã miêu tả chính xác những người tị nạn này.

“Khu chợ người Mỹ, nơi nhộn nhịp nhất thành phố……” (trang 29).

Trong tiểu thuyết có cuộc sống của bốn gia đình nghèo khổ, gia đình người chủ nhà và bà quản gia Ahn. Có gia đình đến từ Gyeonggido, con trai bà nha sĩ từ Pyeongyang, chủ của ngôi nhà, một chủ cửa hàng đồ trang sức, một thợ may, thương binh, người bệnh lao phổi, con trai của gia đình từ Gimcheon, gia đình của chủ nhà, gia đình đến từ Gyeonggi, gia đình đến từ Pyeongyang, gia đình của Junho và gia đình của Gilnam với ba anh em trai và mẹ mình sống trong thời kì hỗn loạn sau chiến tranh.

“Phải trưởng thành. Bạn phải nhanh chóng trở thành một người đàn ông. Đó là cách duy nhất để có thể để lại đằng sau những sự nhục mạ.” (Trang 140)

Gilnam hồi tưởng lại những khó khăn và đau khổ mà đại gia đình đã trải qua tạo Hàn Quốc giữa những năm 50 sau chiến tranh. Chủ nhà giàu có và cửa hàng đồ trang sức, các gia đình trung lưu, nướng cuộn, gia đình nghèo, nhà vệ sinh công cộng , tình yêu, bổ củi, du học Mỹ, cảm tình đảng Cộng sản, gả con gái đi lấy chồng, trải nghiệm tiệc Giáng sinh lần đầu tiên kiểu tây, các quan chức chính phủ tham nhũng, hiểu về sự khác biệt của tính hiện đại và tính Hàn Quốc , thay đổi thành Hàn Quốc hiện đại, cảnh sát bí mật, gián điệp, yêu sĩ quan quân đội Mỹ, trượt kì thi trung học, và người bán báo. Tuy nhiên, không có gì xảy ra. Tuyệt đối không có gì xảy ra trong câu chuyện, nhưng tất cả mọi thứ đều xảy ra.

Độc giả cho biết họ có thể nhìn thấy nhiều khía cạnh của Hàn Quốc ngày nay vào giữa những năm 1950 Hàn Quốc thông qua những gì tác giả miêu tả trong tiểu thuyết. Trên thực tế những tòa nhà bằng xi măng và nền công nghiệp cơ bản đã thay đổi, nhưng con người cần thêm một chút thời gian nữa. Trong câu chuyện, độc giả liên tục thấy sự phân tầng xã hội, một xã hội mà xét đoán, phân biệt giới tính khốc liệt và phân biệt chủng tộc theo chủ nghĩa Donald Trump trở nên phổ biến. Tương tự như vậy, nếu bạn mở một tờ báo hoặc đọc văn học hiện đại Hàn Quốc ngày hôm nay, bạn sẽ thấy sự phân chia giai cấp, phân biệt giới tính và phân biệt chủng tộc luôn hiện diện, nhưng ít nhất thì các hệ thống thoát nước, đường dây điện thoại, đường giao thông và kiến trúc đã thay đổi theo thời gian.

Ví dụ, trong một cảnh ở cuối tiểu thuyết có đoạn như sau. Một người phụ nữ trẻ cùng người đàn ông đã hứa hôm với cô trên xe về nhà. "Một chiếc xe jeep quân sự Mỹ đã được gấp rút tiến về phía chúng tôi với đèn pha sáng bật sáng sau đó dừng lại ở lối vào. Người lái xe là một người lính da đen. Chị Miseon, bận bộ màu đỏ và bước ra khỏi xe jeep từ ghế phía sau cùng với một sĩ quan Mỹ. Đó là sĩ quan Mỹ người đã mời chị đến bữa tiệc đêm Giáng sinh. Hai người đứng ở trong ngõ nói chuyện gì đó bằng tiếng anh. Người sĩ quan Mỹ ôm lấy eo chị Miseon”.

"Những đứa trẻ chơi trốn tìm nhìn sĩ quan Mỹ và Miseon đã chửi rủa hai người trước khi cười và chạy mất." Swala Swala. [Yankee nói chuyện! Yankee nói chuyện!] chewing gum give me". " Thằng Mỹ mũi to. Thằng Mỹ khoai to", "Đó là một con điếm Mỹ. Đúng là loại gái điếm Mỹ ăn khoai Mỹ". (Trang 196) . Đáng ngạc nhiên là đây có thể là những điều chính bản thân tác giả đã từng nói ra hoặc chính tác giả đã chứng kiến cảnh tượng này. Hàn Quốc vẫn có cái nhìn khắc nghiệt với phụ nữ nhưng lại không bao giờ giờ làm như thế với nam giới và điều này mãi mãi tồn tại trong xã hội Hàn Quốc kể cả đến ngày hôm nay.

Những ví dụ về sự phân biệt giới tính là quá nhiều để liệt kê.

“Một người vợ tuyệt vời, làm việc chăm chỉ, dịu dàng tận tình, chăm sóc tốt cho chồng và quản lí tốt gia đình.” (trang 155)

English_Translated_Korean_Literature.jpg

Nhà xuất bản Dalkey Archive và Viện Dịch thuật Văn học Hàn Quốc (Literature Translation Institute of Korea, LTI Korea) cùng xuất bản tuyển tập văn học Hàn Quốc.



Tuy nhiên, đây vẫn là câu chuyện những số phận. Hiện thực hiện ra ở cái kết và cũng như toàn bộ câu chuyện chính là cái chết đau đớn và dằn vặt của Gilsu em trai Gilnam. Hai người em khác của Gilnam vẫn sống. Chúng ta được nghe về thành công của họ trong những trang cuối cùng. Tuy nhiên, Gilsu đã không may mắn được sống sót. "Gilsu nằm cái đứa nằm bên cạnh sưởi ấm cho tôi trong những ngày đông đã sống sót qua bệnh cảm mãn tính nhưng cuối cùng cũng chỉ sống thêm được ba năm nữa và rồi nó cũng mất và ra đi cùng với "thời kì bẩn thỉu", trước khi gia đình chúng tôi đã có thể thoát khỏi nghèo đói . Bởi vì dáng đi và cách phát âm không chắc chắn của mình, thằng bé đã bị từ chối nhận vào trường tiểu học và qua đời trong một đêm mùa đông lạnh bởi bệnh viêm màng não, lúc tám tuổi" (trang 216). Câu văn "trước khi gia đình chúng tôi đã có thể thoát khỏi nghèo đói" – là câu văn tóm gọn hiện thực xã hội Hàn Quốc đương đại tốt hơn so với bất kỳ bài báo hay những quảng cáo hào nhoáng của chính phủ Hàn Quốc phát biểu hay ban hành.

Tiểu thuyết cũng có những đoạn thú vị. Tác giả cũng mô tả phản ứng của người phụ nữ của Gyeonggi khi nhìn thấy một bữa tiệc buffet kiểu phương Tây lần đầu tiên. "Thật điên rồ khi ăn cái kiểu đó. Cái kiểu của bọn tây vừa đứng ăn vừa cười thì ra cái gì. Làm sao có thể cảm nhận hết được mùi vị của đồ ăn" (trang 174). Dường như sức mạnh và sự tự tin của một người phụ nữ Hàn Quốc kết hôn ở tuổi trung niên là rất ghê gớm không chỉ ở những năm 1954 mà đến tận bây giờ năm 2016 cũng vậy.

Nguyên công bố vào năm 1988, "The House with a Sunken Courtyard" được dịch sang tiếng Anh vào năm 2013 bởi Suh Ji-moon, và đã được xuất bản bới nhà xuất bản Dalkey Archive với sự hỗ trợ từ Viện Dịch Văn học Hàn Quốc (LTI Hàn Quốc).

"The House with a Sunken Courtyard" rơi vào thể loại sách hồi tưởng về tuổi trẻ của thế hệ người già hoặc trung niên từng sống trong thời kì Hàn Quốc trở thành thuộc địa hoặc chiến tranh Triều Tiên. Cuốn sách là một câu chuyện cảm động về Daegu vào năm 1954 và 1955, và sau khi đọc nó, bạn sẽ thấy tác giả, Kim Won-il, là một người bạn trung thực và là một vị khách tuyệt vời cho bữa tối. Những câu chuyện mà ông kể đều rất xuất sắc.

Bài: Phóng viên korea.net Gregory C. Eaves
Ảnh: Viện dịch thuật văn học Hàn Quốc
gceaves@korea.kr