Văn hóa

27.09.2016

‘The Abandoned Princess- Công chúa Bari ‘ của tác giả Hwang Seok Yeong sử dụng câu chuyện về công chúa bị bỏ rơi để nói về câu chuyện thời đại chúng ta, phản ánh cuộc khủng hoảng người tị nạn hiện đại, tình trạng di cư không đăng ký và công dân của thế giới đổ xô đến các thành phố lớn.


Câu chuyện là giao điểm nào đó giữa hiện thực và tưởng tượng. Nằm ở giữa lịch sử lặp lại bản thân qua bảy thế hệ. Như Griffin (sinh vât thần thoại Hy Lạp mình sư tử đầu cánh đại bàng) và lời nguyền ma thuật chính là những tồn tại ở mặt bên kia. Khi nào chủ nghĩa hiện thực huyền diệu trở thành tưởng tượng? Trong không gian đó, giữa Gabriel Garcia Marquez và J. K. Rowling, Hwang Sok-yong với câu chuyện của mình "Công chúa Bari" đứng ở giữa.

Có quỷ, pháp sư, ma và linh hồn của con người đã chết vì bệnh thương hàn. Con chó có tên Hindugi hành đồng như một con người. Có ma nữ, yêu tinh cùng với một đền thờ tối. Cô gái dùng ngoại cảm để giao tiếp với chó và người chị gái câm điếc. Cô có thể nói chuyện với người thân đã chết và thấy người đã chết ở thế giới bên kia. Cô có thể đọc sức khỏe của khách hàng bằng cách nhìn vào màu máu trên lòng bàn chân. Cô có thể đọc các linh hồn và chữa lành linh hồn.

Như lời bà vẫn nói, "Bari bẩm sinh đã có những năng lực đó".

51OE1qnSX4L.jpg

Truyện "công chúa Bari” được xuất bản năm 2007, đã được dịch và xuất bản sang tiếng Anh vào năm 2015.



Trong tàng cổ tích Hàn Quốc có câu chuyện về công chúa Bari. Cô là con út thứ bảy của nhà vua, một vị vua người không có con trai. Công chúa Bari, bị bỏ rơi khi sinh vì cô là con gái. Cô đi tới địa ngục để tìm kiếm thuốc trường sinh, và được tái sinh vào một thế giới mới. Cô đã được chuyển thành một nữ thần, như người lái đò Charon qua sông Styx, mang linh hồn vào cõi âm.

"Công chúa Bari" là một câu chuyện về cuộc hành trình đó. Virgil (70 B.C.-19 B.C.) đã viết sử thi "Aeneid" khoảng 29 ~ 19 BC kể về câu chuyện của Aeneas, một chiến binh Trojan người chạy trốn thành phố thất bại, đi ngang qua biển Địa Trung Hải và thành lập thành phố Rome. Boccaccio (1313-1375) đã viết truyện "The Decameron" vào cuối thế kỷ thứ 14. Tuyển tập truyện này có 10 truyện ngắn kể câu chuyện của 10 người khi họ chờ cơ hội ra bên ngoài thành phố cho đến khi hết dịch hạch.

Tương tự như vậy, Hwang  Seok Yeong đã viết "Công chúa Bari" vào năm 2007. Tác phẩm này có một nhân vật nữ pháp sư đi khắp nơi từ khủng bố của các nước chủ nghĩa toàn trị đến những kinh hoàng của cuộc khủng hoảng người tị nạn ở của Trung Quốc tỉnh Cát Lâm và Liêu Ninh và sang London và trên toàn thế giới.

Số phận công chúa của Bari là tương tự như số phận của nhiều phụ nữ trong suốt lịch sử: đau khổ và được kỳ vọng sẽ làm "điều đúng đắn." Nhiều người trong số chúng ta cũng là những công chúa Bari chịu đựng những đau khổ từ kì vọng và hành động của cha mẹ. Họ đau khổ trong cái bẫy của xã hội, buộc phải dâng hiến, hoặc dũng cảm hoặc chịu đựng.

Bari đã hy sinh bản thân để cứu sống đức vua, đây chính xác là những gì người ta mong muốn phụ nữ trong chế độ gia trưởng. Công chúa Bari là một nữ anh hùng đối vớitất cả phụ nữ. Cô hy sinh và chịu đựng để vượt qua giới hạn trần thế của mình. Cô chữa lành thế giới. Điều đáng ngạc nhiên cô có thể nói chuyện với chó.

Dựa trên câu truyện cổ tích có sẵn tác giả Hwang Seok Yeong đã thêu dệt nên một câu chuyện đẹp về cuộc hành trình của cô công chúa thứ bảy khiến khán giả hoàn toàn chìm đắm. Từ đất nước chủ nghĩa độc tài, áp bức, nghèo và đói khát, đến những vùng hoang dã Mãn Châu của Trung Quốc, đến thành phố cảng nổi tiếng của Đại Liên ở tỉnh Liêu Ninh và qua đại dương tới London, Anh, Bari trưởng thành và học cách yêu thương trong như cách bà nội cô đã làm và chữa trị những vết thương của thế giới. Là một nhà tiên tri hay một pháp sư cô có thể đọc những sai lầm của một người và cảm nhận được những gì xảy ra với họ, giúp họ chữa lành điều đó. Cô ấy có thể giao tiếp với động vật, người thân đã chết. Trong quá trình tìm kiếm của thuốc trường sinh, cô tìm thấy và chữa lành vết thương của chúng ta.

"Đại Liên cho chúng ta với hy vọng. Bờ biển xinh đẹp, thành phố sạch sẽ và các công viên xanh mát ". (Phần giữa chương 5)

Trên thế giới thực tế, bối cảnh mà Hwang Seok Yeon chọn cho bộ tiểu thuyết của ông, Bắc Triều Tiên là một nơi tuyệt vọng, tồi tệ hơn cả Romania của thập niên 1970.

"Nước ngập vùng đồng vằng và ngoại ô thành phố, xác người nổi lềnh bềnh khắp nơi."(Phần đầy chương 3). Thông qua các tác phẩm của mình nhà văn Hwang Seok Yeong luôn ủng hộ mạnh mẽ việc cải thiện quan hệ Nam Bắc Triều. Thật vậy, ông đã đến thăm Bắc Triều Tiên nhiều lần thậm chí ông từng bị vào tù ở Hàn Quốc vì điều này. Sau khi ra từ ông lại tiếp tục cầm bút. Đó cũng là lúc ông đã viết tác phẩm "Công chúa Bari."

"Khi khẩu phần cắt và tiền lương dừng, các thợ mỏ đã bắt đầu bỏ công việc và đi lang thang kiếm kế sinh nhai. Vô số nhà máy trên cả nước, cả lớn và nhỏ đã phải đóng cửa”.

Được viết vào năm 2007 nhưng đến năm 2005 mới được Sora Kim Russell dịch sang tiếng Anh. Bản dịch tiếng anh này hiện chỉ được bán tại thị trường Anh.

Hwang SeokYeong.JPG

Hwang Sok-yeong tác giả sinh năm 1943 đã viết “công chúa Bari” vào năm 2007. Một thời gian dài ông luôn ủng hộ cho mối quan hệ hai miền Nam Bắc Triều, vì lí do này ông đã bị giam ở Hàn Quốc từ năm 1993 đến năm 1998.



Cuốn tiểu thuyết hiện đại mang màu sắc cổ tích công chúa Bari không đơn thuần chỉ là câu chuyện về một người phụ nữ, nó nói lên sự phản đối của phụ nữ trong một xã hội gia trưởng. Thông qua việc lại câu truyện cổ tích ông phê phán xã hội đề cao người đàn ông hơn phụ nữ. Câu chuyện của công chúa Bari một câu chuyện cổ tích hiện đại nó liên quan đến tất cả chúng ta từ độc giả đến tác giả. Bời nỗi đau khổ của mà những người phụ nữ phải gánh chịu đều đến từ việc coi trọng nam giới.

Cả hai tác giả Hwang và những câu chuyện cổ tích đều không chấp nhận thế giới trần tục và muốn vượt qua những rào cản của thế giới này. Công chúa Bari đã có thể nhìn thấy những điều cô đang có được và chọn những điều đó bằng cách vượt qua xã hội nho giáo cứng nhắc. Cô là một hình mẫu phá bỏ những giới hạn của xã hội nho giao kìm hãm người phụ nữ để chữa trị cho cả thế giới.

Cuộc phiêu lưu của Bari muốn gửi tới phụ nữ thông điệp rằng họ có thể đi theo con đường khác và đưa ra quyết định của riêng mình chứ không phải theo những gì mà xã hội thống trị kỳ vọng ở họ. Bari biết làm thế nào để thích ứng với hiện thực nơi cô có để phát triển nhưng mà không bị choáng ngợp bởi nó và không từ bỏ việc đấu tranh để có được công nhận phẩm giá người phụ nữ.

Tóm lại, đây là câu chuyện về cuộc sống của một đứa trẻ kỳ diệu cùng với người bà. Đứa trẻ đã thừa hưởng năng lực đặc biệt từ bà và vươn mình  ra thế giới. Một con người có thể nói chuyện với chó và đồng điệu với trái đất. Một ngừoi có thể đọc các linh hồn và chữa lành những linh hồn.

Gregory C. Eaves phóng viên Korea.net
Ảnh: viện dịch thuật văn học Hàn Quốc
gceaves@korea.kr