Bóng tối dày đặc đang ngày càng bao trùm lấy xã hội
Hàn Quốc hiện đại. Nghe thì có vẻ khó tin, nhưng bóng tối đó không phải từ hành
vi tàn độc do Triều Tiên gây ra. Bóng tối này gần với bóng tối do chủ nghĩa
tiêu dùng và công nghiệp hóa hơn cả nỗi sợ đang diễn ra tại vĩ tuyến 38 trở lên
phía Bắc.
Bóng tối này chính là cảm giác hư vô đầy mơ hồ khi
niềm tin hướng tới “Giấc mơ Hàn Quốc” bị mất đi và không còn linh hồn nào tìm
đến. Bóng tối này tìm đến từ sự mất niềm tin mà thế hệ những năm 1940-1950 đã
trải qua, từ sự mất niềm tin của họ về việc biến “không có” thành “giàu có”. Bóng
tối này xuất phát từ sự thiếu thốn thiên nhiên và cây cối, cùng công viên. Con
người quá đông, trong khi màu xanh quá hiếm. Bóng tối này bắt đầu từ những con
người sống trong một không gian quá chật hẹp, rất nhiều người không có cái gọi
là nơi ôm lấy linh hồn. Trong xã hội này, không có không gian tin tưởng ở
trường học, cũng không có không gian để số ít lên tiếng. Không có một không
gian thiết thực. Không có không gian chính trị để nền chính trị của chủ nghĩa
dân chủ sải cánh bay. Hãy nhớ lại phong trào dân chủ hóa phản đối chính quyền
độc tài diễn ra tại Gwangju vào tháng 5/1980.
Nhà
văn Han Gang sinh năm 1970 lớn lên tại Gwangju đã trực tiếp chứng kiến phong
trào dân chủ hóa diễn ra vào ngày 18/5/1980 tại Gwangju. Qua tác phẩm ‘Cậu
thiếu niên ấy đến’ xuất bản năm 2014, nhà văn đã kể lại sinh động nỗi đau và
quá trình hồi phục nỗi đau đó.
Căn bệnh này của một Hàn Quốc hiện đại thể hiện rõ
nhất ở các loại hình nghệ thuật. Nó thể hiện rõ rệt trong nhạc Indie (âm nhạc
độc lập), cho đến phim hoạt hình, truyện tranh webtoon, phim truyền hình và hơn
hết là trong văn học. Thế hệ nhà văn trẻ của Hàn Quốc sinh ra trong giai đoạn
trước và sau năm 60, trưởng thành vào những năm 90 đang thể hiện một cách tiêu
biểu bóng tối của thời đại như sự u sầu tăm tối và việc bị mất lòng tin. Họ vừa
là những nhà văn xuất sắc nhất, vừa là những nhà phân tích tinh thần.
Ở cuối giai đoạn của trường phái khó hiểu trong nền “Văn học u sầu” này, tác phẩm “Giỏi xin
lỗi” (2009) của nhà văn Lee Ki Ho đã ra đời. Những ví dụ về một trường phái
bình thường hơn và sáng sủa hơn một chút có thể kể đến “Đế quốc ánh sáng”
(2006) của Kim Yeong Ha hay “Công chúa Bari” (2007) của Hwang Seok Yeong. Và ở
trung gian của hai trường phái đó xuất hiện “Cậu thiếu niên ấy đến” (2016) của
nhà văn Han Gang.
Các bài báo viết về văn học Hàn Quốc gần đây tại
khu vực Anh – Mỹ ngập tràn những câu chuyện về nhà văn Han Gang. Tên tuổi của
Han Gang xuất hiện liên tục trên các phương tiện truyền thông bàn luận về văn
học Hàn Quốc và áp đảo những nhà văn Hàn Quốc khác. Chính là nhờ cô đã giành
giải thưởng văn học quốc tế Man Booker. Tác phẩm văn học xuất sắc đó chỉ được
viết bằng tiếng Hàn nhưng độc giả tiếp xúc với văn học tiếng Anh có thể hiểu
nhầm rằng Han Gang là đại diện cho “nền văn học Hàn Quốc”.
Han Gang viết tác phẩm bằng tiếng Hàn. Dù vậy, điều
đó không khiến cô trở thành nhà văn tiêu biểu cho nền văn học Hàn Quốc. Như
tiểu thuyết gia Mỹ Jonathan Franzen không phải là nhà văn đại diện cho nền văn
học Anh hay nền văn học Mỹ. Cũng như có rất nhiều nhà văn trong nền văn học Anh
và nền văn học Mỹ, trong “nền văn học Hàn Quốc” được gắn một cách không thành
thực trên bề mặt cũng có rất nhiều hình dạng.
Niềm tin duy nhất mang tên “Hàn Quốc”, dù chúng ta
định nghĩa như thế nào thì cái được cho là tồn tại trong xã hội, chính trị,
nghệ thuật cũng gần như giống với xã hội Triều Tiên. Trong những năm qua, nhiều
thế hệ chính quyền Hàn Quốc đã tuyên bố “cái mang tính Hàn Quốc” có ý nghĩa là
gì sau bao trăn trở, qua đó ý nghĩa này đã thay đổi cho đến nay. Cũng rất may,
những người nhạy bén gọi hiện tượng này là “bệnh quốc gia (national disease)”.
Đây là cách thể hiện sử dụng một cách khéo léo nghĩa của cụm từ “bệnh quốc gia”
khi thêm từ “bệnh” vào từ “quốc bảo” vốn mang ý nghĩa báu vật quốc gia. Trong
thời đại hiện nay khi cụm từ “chủ nghĩa quốc gia” vang lên đầy vô nghĩa đối với
thế hệ những người Hàn Quốc dưới 40 tuổi, thì câu nói: “Anh/chị mắc bệnh quốc
gia mất rồi” là câu nói đùa pha chút mỉa mai rằng chủ nghĩa quốc gia đầy hư cấu
của đối phương không phù hợp và đã lạc hậu.
Chúng ta đã thấy điều này ở hiện tượng ca sĩ Psy,
người đã tạo nên một làn sóng hâm mộ bằng âm nhạc đại chúng có pha chút yếu tố
hài hước. Tất cả mọi người đã cuồng nhiệt theo anh ấy. Psy đã đem ca khúc
“Gangnam Style” ra toàn thế giới và leo lên vị trí top hit trên bảng xếp hạng
trực tuyến. “Gangnam Style” là ca khúc thứ 3 trong Album thứ 6 “Psy, album 6
phần 1” của Psy. Ca khúc này đã đạt kỷ lục số lượt xem lớn nhất trên Youtube là
2,6 tỷ lượt xem, đến mức các nhà sáng lập Youtube của Google phải cân nhắc
thiết kế lại coding nhằm ứng phó với “Gangnam Style” đã lên ngang tầm với cơn
lốc “Macarena”.
Và chúng ta một lần nữa đang chứng kiến hiện tượng
này ở nhà văn Han Gang. Tất cả đang tranh giành nhau để tận dụng sự thành công
của cô ấy. Trong mắt họ, Han Gang là “của Hàn Quốc”. Tuy nhiên, trong mắt Han
Gang, bản thân cô chỉ đơn thuần là một nhà văn viết sách. Cô ấy thấy, cảm nhận
và viết. Trong một thế giới rộng lớn khác không phải là Hàn Quốc, chúng ta đọc
tác phẩm của cô ấy không phải bởi cô ấy là người Hàn Quốc, cô ấy viết bằng
tiếng Hàn. Chúng ta đọc tác phẩm của cô ấy chỉ bởi tác phẩm của cô ấy hay.