Đây là hình ảnh của Jurgen Hinzpeter, một phóng viên đã lấy tin về phong trào dân chủ Gwangju 5·18 (bên trái).
Phóng viên Min Yea-Ji jesimin@korea.kr và Park Hye Ri
Ảnh = Dreamfact entertainment
Ngày 17/5, phim tài liệu được sản xuất dựa vào video của một phóng viên Đức Jurgen Hinzpeter đã ra mắt trên toàn quốc. Phóng viên này là nhân vật có thật trong phim ‘Tài xế taxi’ đã thu hút được tổng 12.000.000 khán giả.
Phim tài liệu này có tên ‘Câu chuyện Hinzpeter 5·18’, bộ phim có những video mà phóng viên Hinzpeter đã chụp trực tiếp ở Gwangju và cũng được thêm âm thanh của hiện trường vì thế đã thực sự cho thấy tình hình thời đó một cách sinh động. Buổi tư vấn với vợ của ông Hinzpeter và con trai của tài xế Kim Sa-bok cũng được thêm vào phim này.
Sau khi bộ phim ‘Tài xế taxi’ thu hút sự chú ý của những sự kiện lịch sử, nhiều người bắt đầu tò mò về phóng viên Hinzpeter. Phim ‘Câu chuyện Hinzpeter 5·18’ là một bộ phim tài liệu dành cho những ai muốn biết sự thật về ngày đó.
Đây là hình ảnh của phóng viên Jurgen Hinzpeter và tài xế taxi Kim Sa-bok.
Phim ‘Tài xế taxi’ đề cập về nhân vật có thật nhưng có vài phần khác với sự thật để cho ra những cảnh đầy kịch tính. Tài xế Kim Sa-bok không phải vô tình đi Gwangju để kiếm 100.000won. Theo con trai của ông Kim Sa-bok, ông Hinzpeter và ông Kim Sa-bok đã cùng nhau ở hiện trường, cái chết do bị rơi xuống của ông Jang Jun-ha vào năm 1978 và đã phối hợp với nhau trong 5 năm.
Phim tài liệu này chứng minh việc tiến vào Gwangju thông qua đường hẻm, người dân Gwangju cổ vũ khi xem phóng viên nước ngoài, phóng viên Hinzpeter lên xe tải lấy tin và việc quay phim trong hộp bánh quy đều là sự thật.
Thế nhưng, một trong những cảnh hồi hộp là cảnh bị kiểm tra trên đường hướng tới Seoul hơi khác với sự thật. Ông Hinzpeter giải thích trực tiếp trong phim, mình đã giấu tấm phim ở eo nhưng các quân nhân chỉ kiểm tra có súng hay không.
Về lý do sản xuất phim tài liệu này, đạo diễn phim Jang Young Joo cho biết: “Sau phim ‘Tài xế taxi’ thú hút nhiều khán gả, số người bắt đầu quan tâm đến phim tài liệu về phóng viên Hinzpeter được tạo ra vào năm 2003 tăng lên. Lý do tôi sản xuất phim này là vì tôi mong muốn cho nhiều người nghe câu chuyện của ông Hinzpeter khi chỉ còn lại bằng tài liệu trong 15 năm”.
Năm ngoái và năm nay, tại sao nhiều người Hàn Quốc lại quan tâm đến ‘người nhân chứng mắt xanh’ ?
Trong suốt cuộc đời, phóng viên Hinzpeter đã nói: “Khi chụp những người tham gia phong trào Gwangju, tôi cũng muốn biểu tình với những người đó. Tôi rất vui vì cuối cùng Hàn Quốc đã đạt được dân chủ hóa”. Edeltraut Brahmstaedt, vợ của ông Hinzpeter cho biết: “Chồng của tôi đã hy vọng được chôn ở nghĩa trang công cộng mà sinh viên trẻ đã được chôn”.
Lòng nhiệt huyến của ông Hinzpeter hướng tới dân chủ hóa của Hàn Quốc và tình yêu sâu sắc đối với Hàn Quốc.
Chắc là việc này là một việc trả nợ của tấm lòng đã quên trong nhiều năm.