Văn hóa

09.05.2025

Chương trình “Bàn ăn của hoàng đế” (tiếng Anh: The Emperor’s Dining Table) dành cho du khách quốc tế đã được tiến hành bằng tiếng Anh tại điện Jungmyeongjeon của cung điện Deoksugung, quận Jung-gu, thành phố Seoul vào ngày 1/5/2025. (Ảnh: Lee Jeong Woo / Korea.net)

Chương trình “Bàn ăn của hoàng đế” (tiếng Anh: The Emperor’s Dining Table) dành cho du khách quốc tế đã được tiến hành bằng tiếng Anh tại điện Jungmyeongjeon của cung điện Deoksugung, quận Jung-gu, thành phố Seoul vào ngày 1/5/2025. (Ảnh: Lee Jeong Woo / Korea.net)



Bài viết từ Jeon Misun

Vào năm 1905, Đế quốc Đại Hàn tiếp đón một vị khách vô cùng đặc biệt đến từ một cường quốc toàn cầu chỉ hai tháng trước khi ký kết Hiệp ước Eulsa (một hiệp ước bất bình đẳng được ký để biến Hàn Quốc thành thuộc địa của Đế quốc Nhật Bản). Vị khách đó chính là Alice Roosevelt (năm 1884-1980), con gái của Tổng thống Mỹ thứ 26 Theodore Roosevelt (năm 1858-1919).

Đối với Đế quốc Đại Hàn, chuyến thăm của Alice Roosevelt được cho là một cơ hội tốt để chống lại sự áp bức của đế quốc Nhật Bản, thậm chí thay đổi số phận của đất nước. Giữa bối cảnh như vậy, hoàng gia Đế quốc Đại Hàn chuẩn bị chu đáo một bữa tiệc hoành tráng để chào đón chuyến thăm của Alice Roosevelt.

Một nhân viên mặc bộ Hanbok (trang phục truyền thống Hàn Quốc) hướng dẫn những du khách tham gia chương trình “Bàn ăn của hoàng đế” (tiếng Anh: The Emperor’s Dining Table) vào nơi tổ chức bữa tiệc. (Ảnh: Lee Jeong Woo / Korea.net)

Một nhân viên mặc bộ Hanbok (trang phục truyền thống Hàn Quốc) hướng dẫn những du khách tham gia chương trình “Bàn ăn của hoàng đế” (tiếng Anh: The Emperor’s Dining Table) vào nơi tổ chức bữa tiệc. (Ảnh: Lee Jeong Woo / Korea.net)



120 năm sau đó, trong khuôn khổ “Lễ hội Văn hóa Cung đình mùa Xuân 2025” đã chính thức khai mạc vào ngày 26/4, chương trình “Bàn ăn của hoàng đế” (tiếng Anh: The Emperor’s Dining Table) đã được triển khai tại điện Jungmyeongjeon của cung điện Deoksugung, quận Jung-gu (Seoul) vào ngày 1/5.

Diễn ra hai lần trong năm vào thời điểm mùa Xuân và mùa Thu, “Lễ hội Văn hóa Cung đình” được tiến hành ở 5 cung điện (Gyeongbokgung, Changdeokgung, Deoksugung, Changgyeonggung và Gyeonghuigung) và đền thờ Jongmyo. Thông qua sự kiện này, khách tham quan có thể thưởng thức vẻ đẹp của các cố cung mang đậm dấu ấn lịch sử hoặc tham gia nhiều chương trình đặc sắc có thể khám phá nét văn hóa truyền thống đặc sắc của xứ sở Kim Chi.

Trong đó, chương trình “Bàn ăn của hoàng đế” được tiến hành lần đầu tiên vào năm nay với mục đích tạo cơ hội cho du khách nước ngoài có thể thưởng thức bàn ăn do hoàng gia thời Đế quốc Đại Hàn chuẩn bị để đón tiếp các vị khách phương Tây từ năm 1897 đến năm 1910 và đồng thời được hướng dẫn về câu chuyện xoay quanh bàn ăn.

'Các món ăn được phục vụ trong chương trình “Bàn ăn của hoàng đế” (tiếng Anh: The Emperor’s Dining Table). (Ảnh: Lee Jeong Woo / Korea.net)

Các món ăn được phục vụ trong chương trình “Bàn ăn của hoàng đế” (tiếng Anh: The Emperor’s Dining Table). (Ảnh: Lee Jeong Woo / Korea.net)



Trên bàn ăn được phục vụ cho du khách nước ngoài có các món ăn như: Goldongmyeon (mì lạnh trộn sốt nước tương với nhiều topping khác nhau); Jeonbokcho (bào ngư luộc trong nước tương); Hwayangjeok (thịt bò xiên nướng); Chojang (sốt làm từ nước tương và giấm); Jeonyueo (bánh cá thịt trắng chiên); Pyeonyuk (thịt lợn luộc được cắt mỏng) và Jangkimchi (Kimchi nước làm bằng cải thảo, củ cải và dưa leo).

Hoàn chỉnh với các món tráng miệng truyền thống, cách bày trí bàn ăn phản ánh triết lý của hoàng đế Gojong (năm 1852-1919) về việc thể hiện vị thế của quốc gia thông qua “ẩm thực” trong các hoạt động đối ngoại.

Bà Han Bok-ryeo, nghệ nhân kế thừa kỹ thuật làm các món ăn cung đình thời Joseon (năm 1392-1910). Năm 1971, kỹ thuật làm các món ăn cung đình thời Joseon được Chính phủ Hàn Quốc công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể số 38. (Ảnh: Lee Jeong Woo / Korea.net)

Bà Han Bok-ryeo, nghệ nhân kế thừa kỹ thuật làm các món ăn cung đình thời Joseon (năm 1392-1910). Năm 1971, kỹ thuật làm các món ăn cung đình thời Joseon được Chính phủ Hàn Quốc công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể số 38. (Ảnh: Lee Jeong Woo / Korea.net)



Tất cả các món ăn được chuẩn bị một cách chu đáo và tỉ mỉ sau quá trình khảo cứu kỹ lưỡng của bà Han Bok-ryeo, nghệ nhân kế thừa Di sản văn hóa phi vật thể số 38 - kỹ thuật làm các món ăn cung đình thời Joseon (năm 1392-1910).

“Các món ăn cung đình là di sản văn hóa quý giá cần được bảo tồn. Tôi muốn truyền tải chiều sâu và sự đa dạng của các món ăn xứ Hàn thông qua ẩm thực cung đình triều đại Joseon, không chỉ là những loại món ăn Hàn Quốc thông thường mà hầu hết mọi người nghĩ đến ngày nay khi nhắc đến K-food”, bà Han Bok-ryeo chia sẻ.

Điện Jungmyeongjeon của cung điện Deoksugung nằm ở quận Jung-gu (Seoul), nơi tổ chức chương trình “Bàn ăn của hoàng đế” (tiếng Anh: The Emperor’s Dining Table). (Ảnh: Lee Jeong Woo / Korea.net)

Điện Jungmyeongjeon của cung điện Deoksugung nằm ở quận Jung-gu (Seoul), nơi tổ chức chương trình “Bàn ăn của hoàng đế” (tiếng Anh: The Emperor’s Dining Table). (Ảnh: Lee Jeong Woo / Korea.net)



Chương trình “Bàn ăn của hoàng đế” khiến chúng ta nhắc nhở về sự khôn ngoan và lòng tự hào của hoàng gia thời Đế quốc Đại Hàn, những người đã tự hào trình bày các món ăn truyền thống của đất nước sân khấu ngoại giao thế giới với triết lý “bảo tồn cái cũ trong khi tiếp thu cái mới” mà Hoàng đế Gojong khi ông tuyên bố thành lập đế chế.

msjeon22@korea.kr