Ẩm thực - Du lịch

25.08.2022

Hidden Charms of Korea_sool

Soju là một loại rượu nổi tiếng tại Hàn Quốc được làm bằng cách chưng cất hỗn hợp ngũ cốc lên men hoặc pha loãng ethanol với nước. (Ảnh: Kim Sunjoo / Korea.net)

Soju là một loại rượu nổi tiếng tại Hàn Quốc được làm bằng cách chưng cất hỗn hợp ngũ cốc lên men hoặc pha loãng ethanol với nước. (Ảnh: Kim Sunjoo / Korea.net)



Bài viết từ Jung Joo-ri

Nhân vật chính Park Saeroyi trong phim truyền hình gốc Hàn “Itaewon Class” bán một chai thủy tinh màu xanh lá cây tại quán rượu có tên là Danbam. Đó là một trong những đồ uống có cồn không màu phổ biến nhất tại Hàn Quốc, được gọi là “Soju”. Vì được xuất hiện trong nhiều phim ảnh và phim truyền hình cũng như cơn sốt làn sóng Hallyu, loại rượu này ngày càng được bạn bè quốc tế ưa chuộng.

Nhờ giá rẻ 2.000 KRW cho một chai rượu có dung tích khoảng 360ml, Soju được tất cả các thế hệ người Hàn Quốc rất yêu thích vì nó khiến người uống say nhanh chóng mà không gây cảm giác nôn nao khó chịu vào buổi sáng hôm sau. Nó cũng là một đồ uống hoàn hảo cho các món ăn chứa nhiều dầu mỡ hay là món sống như thịt ba chỉ nướng và cá sống, đồng thời tạo ra sự kết hợp ngon tuyệt khi pha với bia hoặc nước giải khát có ga.

Theo một số liệu thống kê do Cục Thuế quốc gia Hàn Quốc (NTS) công bố, doanh số bán loại Soju được sản xuất theo quy trình pha loãng ethanol trong năm 2021 đạt khoảng 3,7 nghìn tỷ KRW, chiếm phần lớn doanh số bán tất cả các loại rượu trong nước.

Các thương hiệu rượu Soju pha loãng hàng đầu của Hàn Quốc là Jinro, Chamisul và Chum-Churum. (Ảnh: Kim Sunjoo / Korea.net)

Các thương hiệu rượu Soju pha loãng hàng đầu của Hàn Quốc là Jinro, Chamisul và Chum-Churum. (Ảnh: Kim Sunjoo / Korea.net)



Rượu Soju trong chai màu xanh lá cây là Soju pha loãng được làm từ thành phần chính là các loại ngũ cốc như: khoai lang, mật mía và bột sắn dây. Loại Soju này rẻ hơn nhiều và dễ sản xuất số lượng lớn so với Soju chưng cất cần nhiều thời gian và công sức để làm ra, cũng có hương vị sạch sẽ vì tất cả các thành phần làm mùi hương khác đều được loại bỏ trong quá trình sản xuất. Thay vào đó, các chất phụ gia nhân tạo được thêm vào để giảm bớt vị đắng và tạo hương vị dễ chịu mang lại vị ngọt hậu độc đáo cho nó.

Soju pha loãng thực sự trở nên phổ biến bắt đầu từ năm 1965, khi Chính phủ Hàn Quốc cấm việc sản xuất Soju chưng cất làm từ các loại ngũ cốc do tình trạng thiếu lương thực. Ở Hàn Quốc có nhiều thương hiệu rượu Soju nổi tiếng bao gồm Chamisul, Chum-Churum và Good Day nhưng trong đó, Jinro, được thành lập vào năm 1924, có lịch sử lâu đời nhất và ảnh hưởng rộng nhất.

Được biết đến với nhãn hiệu có con cóc khá dễ thương, hãng Jinro (tên cũ, hiện tại là HiteJinro) đã thống trị thị trường từ năm 1975 với việc sản xuất trung bình hơn một triệu thùng đồ uống mỗi năm, chiếm 42% tổng sản lượng rượu Soju trong nước. Trước khi HiteJinro ra mắt thương hiệu Chamisul mới vào năm 1998, thương hiệu Jinro thậm chí được coi là “Soju đại diện cho quốc gia”. Cân nhắc đến xu hướng retro gần đây của người trẻ xứ sở Kim Chi, hãng Jinro đã tung ra một sản phẩm “Jinro Is Back” với thiết kế ban đầu của những năm 1970 trên bao bì của nó.

Quảng cáo cho rượu Soju của hãng Jinro trên tờ báo những năm 1970. (Ảnh: HiteJinro)

Quảng cáo cho rượu Soju của hãng Jinro trên tờ báo những năm 1970. (Ảnh: HiteJinro)



Thời gian trôi qua, nồng độ cồn của Soju pha loãng giảm đều đặn từ 30% năm 1965 xuống 23% năm 1999 và 20% năm 2006. Ngày nay, loại Soju có nồng độ cồn 15% vừa phải cũng đến với người tiêu dùng. Nồng độ cồn của Soju càng giảm, vị đắng càng giảm và làm tăng vị ngọt, đậm đà hơn.

Không chỉ vậy, rượu Soju trái cây có hương vị ngọt ngào và hương thơm quyến rũ của các loại trái cây như bưởi, cam Yuzu, nho xanh được nhiều thực khách ưa chuộng từ năm 2015. Mặc dù các loại Soju có độ cồn cao được yêu thích hơn nhưng vào thời điểm hiện tại, rượu Soju có độ cồn nhẹ phù hợp để ăn cùng các món ăn khác được tiêu thụ rất mạnh giữa nhiều người thưởng rượu.

(Video: Lee Jun Young / Korea.net)



Khác với loại Soju pha loãng, Soju chưng cất sở hữu hương vị và mùi hương đặc trưng riêng biệt, giá của nó cũng đắt hơn. Trong số những thương hiệu Soju chưng cất, Hwayo nắm vị trí của thương hiệu chiếm thị phần cao nhất tại Hàn Quốc với sản phẩm có hương vị đậm đà khó quên được ra đời sau quá trình lên men, chưng cất và ủ.

Để tìm hiểu sâu sắc về bí quyết làm Soju chưng cất có mùi vị thơm, cổng thông tin điện tử Korea.net đã tới thăm xưởng nấu rượu Soju của thương hiệu Hwayo nằm ở thành phố Icheon, tỉnh Gyeonggi-do. Xưởng nấu rượu tràn ngập mùi gạo đang trong quá trình lên men và ủ, song song đó các cái lu cỡ lớn có chiều cao như người trưởng thành và nhạc cổ điển êm dịu tạo ra một cảnh “có một không hai”.

Khi trao đổi với Korea.net, Park Jun Sung, Tổng giám đốc Bộ phận sản xuất của công ty Hwayo, đã cho biết: “Chúng tôi luôn thực hiện các nỗ lực khác nhau để làm cho rượu Hwayo của chúng tôi có vị ngon tuyệt hơn. Việc mở nhạc cổ điển tại xưởng nấu rượu cũng là một phần của các nỗ lực liên tục như vậy”.

Dòng Soju Hwayo có 5 loại sản phẩm, bao gồm 4 sản phẩm có độ cồn khác nhau được ủ trong cái lu và một sản phẩm được ủ trong thùng gỗ sồi. (Ảnh: Kim Sunjoo / Korea.net)

Dòng Soju Hwayo có 5 loại sản phẩm, bao gồm 4 sản phẩm có độ cồn khác nhau được ủ trong cái lu và một sản phẩm được ủ trong thùng gỗ sồi. (Ảnh: Kim Sunjoo / Korea.net)



Nói về quy trình sản xuất, ông Park Jun Sung giải thích: “Sau khi lên men bằng vi sinh vật tinh khiết, chúng tôi chưng cất rượu bằng phương pháp chưng cất chân không - quá trình chưng cất được thực hiện dưới áp suất giảm và nhiệt độ thấp - để loại bỏ mùi hương khác, cũng tăng hương vị đặc trưng của gạo bằng cách sử dụng cái lu để ủ men chúng trong 3 tháng”.

Nồng độ cồn của dòng Soju Hwayo từ khoảng 17% đến khoảng 53% và cùng với đó, một sản phẩm đáng để thử nữa là rượu whisky được ủ với thùng gỗ sồi thay vì cái lu truyền thống. Chúng cũng có vị ngọt dịu phù hợp để pha Highball hay cocktail nên đang được xuất khẩu mạnh mẽ sang 22 quốc gia khác bao gồm Mỹ, Anh và Pháp.

Won Soju, một thương hiệu rượu Soju ra mắt vào tháng 2 năm nay. Bao bì bắt mắt của nó được thiết kế lấy cảm hứng từ 4 quẻ và hình Thái cực trên cờ Hàn Quốc (Taegeukgi). (Ảnh: Kim Sunjoo / Korea.net)

Won Soju, một thương hiệu rượu Soju ra mắt vào tháng 2 năm nay. Bao bì bắt mắt của nó được thiết kế lấy cảm hứng từ 4 quẻ và hình Thái cực trên cờ Hàn Quốc (Taegeukgi). (Ảnh: Kim Sunjoo / Korea.net)



Không giống như định hướng của thương hiệu Hwayo nhằm mục đích đưa ra các loại rượu Soju chưng cất cao cấp, một thương hiệu rượu Soju chưng cất khác, Won Soju, ưu tiên việc đến gần với người tiêu thụ. Được chưng cất bằng cách lên men loại gạo Totomi sản xuất từ thành phố Wonju, tỉnh Gangwon-do, loại rượu này được sản xuất bởi Won Spirit, một công ty sản xuất rượu do nghệ sĩ hip-hop nổi tiếng Jay Park đứng đầu. Bởi vì một số yếu tố như bao bì bắt mắt được thiết kế lấy cảm hứng từ cờ Taegeukgi (quốc kỳ Hàn Quốc), độ cồn tương đối thấp là 22% và giá vừa phải 14.900 KRW cho một chai có dung tích khoảng 375ml, Won Soju đang tạo một trend siêu hot trong giới trẻ Hàn Quốc.

Tháng 2 năm nay, số lượng sản xuất ban đầu 20.000 chai của công ty nhanh chóng được bán hết tại cửa hàng pop-up được tổ chức tại thành phố Seoul và Busan. Tiếp đó, kể từ ngày 31/3, số lượng giới hạn của thương hiệu Won Soju cũng bán chạy trên trực tuyến. Khác với các loại rượu khác thường được bán ngoại tuyến, nó chỉ được bán trên trực tuyến và điều này dẫn đến tình trạng khan hiếm.

Sản phẩm mới tăng nồng độ cồn 2% từ sản phẩm cũ, có tên là Won Soju Spirits, đã được bán độc quyền từ ngày 12/07 tại chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25 và chuỗi siêu thị GS The Fresh. Đáng ngạc nhiên, số lượng ban đầu là 200.000 chai đã được bán hết chỉ sau một tuần.

Jay Kim, Giám đốc Thương mại (CCO) của công ty Won Spirits, cho biết, “Thương hiệu Won Soju ban đầu được sản xuất để xuất khẩu nhằm quảng bá sự hấp dẫn của loại rượu truyền thống Hàn Quốc. Vị tinh khiết của nó cũng hoàn hảo để pha cocktail”. Theo thông tin từ công ty, họ đã nhận được các yêu cầu bán hàng từ khoảng 60 quốc gia và có kế hoạch tiếp cận người tiêu dùng trên toàn thế giới thông qua tiếp thị dựa trên tình hình của từng quốc gia.

Sự phổ biến của rượu Soju chưng cất phản ánh nhu cầu của người tiêu dùng đối với rượu cao cấp và sự chuyển đổi trong văn hóa uống rượu.

Kim Tae Wan, tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu Thực phẩm Hàn Quốc, đã phân tích: “Khi mô hình hành vi tiêu dùng của người dân thay đổi theo thu nhập ngày càng tăng và phản ánh xu hướng đó, nhiều loại rượu cao cấp và đồ uống có cồn tung ra liên tục tại thị trường. Nhu cầu đối với rượu Soju đang mở rộng từ các loại Soju pha loãng có hương vị đơn giản và rẻ tiền sang các loại Soju chưng cất có giá cao hơn với hương vị đa dạng, phong phú”.

etoilejr@korea.kr