Để cung cấp cơ hội thưởng thức văn hóa trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng trên toàn quốc, buổi biểu diễn không có khán giả “Hope Concert” sẽ được phát online đến hết ngày 31 tháng 3 tới. (Ảnh: Trường đại học Nghệ thuật Quốc gia Hàn Quốc)
Bài viết =
Phóng viên danh dự Korea.net Hà Thị Hương Giang
Nếu như những chương trình biểu diễn nghệ thuật thường được biết đến với sự tương tác trực tiếp giữa nghệ sỹ và khán giả, thì “Hope Concert” do Trường đại học Nghệ thuật Quốc gia Hàn Quốc (Korea National University of Arts, KNUA) và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc lại được tổ chức không hề có khán giả từ ngày 11/3 đến ngày 31/3. Chương trình “không có khán giả” là cách gọi vui bởi buổi biểu diễn này được phát online, mặc dù không có khán giả xem trực tiếp nhưng toàn thế giới, mọi người đều có thể thưởng thức một cách dễ dàng.
Chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch toàn cầu Covid-19, cũng như nhiều nước trên thế giới, Hàn Quốc buộc phải dừng tổ chức sự kiện đông người để giảm nguy cơ lây nhiễm. Các buổi biểu diễn nghệ thuật cũng chung số phận bị tạm hoãn hoặc hủy.
Trong bối cảnh như vậy, Hope Concert chính là một sự kiện nhằm hòa chung vào không khí cổ vũ tinh thần dân tộc, những người đang chịu nhiều khó khăn, bế tắc do ảnh hưởng của đại dịch Corona, đồng thời thay đổi bầu không khí của nghệ thuật biểu diễn đang bị đình trệ bởi các lịch hủy, hoãn.
Sinh viên khoa Múa hiện đại Lee Yoon Ju – một nghệ sĩ trẻ tham gia biểu diễn trong chương trình nghệ thuật “Hope Concert”. (Ảnh: Chụp màn hình từ video trên kênh YouTube của KNUA)
Sinh viên Khoa Múa Hiện đại Lee Yoon Ju – một nghệ sĩ trẻ cũng tham gia biểu diễn trong chương trình nghệ thuật này cho biết: Có rất nhiều nghệ sĩ đang gặp khó khăn vì phải hủy và hoãn lịch biểu diễn, nhưng tôi hy vọng rằng tất cả mọi người sẽ có niềm tin và hy vọng để chiến thắng đại dịch Covid-19 như khi công dân Hàn Quốc cùng đồng lòng vượt qua khó khăn trong quá khứ, đồng thời mình hy vọng sớm nhìn thấy các nghệ sĩ tiếp tục có thể tự do biểu diễn như trước đây.
Nhắc đến nghệ thuật biểu diễn chúng ta thường thấy những sân khấu sáng tạo theo từng chủ đề, có thể lộng lẫy hiện đại, nhưng có khi lại đậm chất truyền thống. Và trên sân khấu đó, các nghệ sĩ biểu diễn trong sự tương tác trực tiếp với khản giả. Động tác, âm nhạc, giọng hát (hoặc giọng nói) của nghệ sĩ sẽ là nghệ thuật để khán giả trực tiếp cảm nhận và thưởng thức. Nhưng do dịch bệnh đáng sợ, Hope Concert dưới hình thức online cũng gặp nhiều khó khăn cho nghệ sĩ do vắng đi sự thưởng thức trực tiếp của khán giả. Tuy vậy, Hope concert đã chứng tỏ lòng yêu nghệ thuật của các nghệ sĩ hoàn toàn khắc phục được mọi khó khăn mà hoàn cảnh bây giờ mang lại.
Trong cuộc chiến chống đại dịch toàn cầu Covid-19 gây ra, Hàn Quốc là một trong số những nước được đánh giá là làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Để đạt được điều này, tại Hàn Quốc, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, các cuộc họp và làm việc trực tuyến được thay thế cho làm việc trực tiếp. Trong đời sống xã hội, ngay cả lễ cưới cũng đã có trường hợp tổ chức online. Ngoài ra, các nghệ sĩ biểu diễn trong chương trình nghệ thuật online đã chứng tỏ rằng Hàn Quốc luôn sáng tạo và nỗ lực không ngừng để khắc phục những khó khăn từ đại dịch lần này.
Buổi biểu diễn online mặc dù hình thức trực tuyến không mới trên thế giới, nhưng đây là một bước chuyển đổi đầy sáng tạo, chứng tỏ rằng dù khó khăn thế nào, thì các nghệ sĩ cũng sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn, hướng tới niềm tin vững chắc về sự chiến thắng trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
Một số hình ảnh từ Hope Concert:
Nghệ sĩ Lee Yoon Ju, là một sinh viên khoa Múa hiện đại thuộc Trường Đại học Nghệ thuật Quốc gia Hàn Quốc. (Ảnh: Chụp màn hình từ video trên kênh YouTube của KNUA)
Kim Hye Sook (bên trái), nghệ sĩ chơi đàn nhạc cụ truyền thống của Hàn Quốc Gayageum. (Ảnh: Chụp màn hình từ video trên kênh YouTube của KNUA)
Nữ nghệ sĩ Pansori (nghệ thuật ca hát và kể chuyện truyền thống Hàn Quốc), tên là Kim Na Ni. (Ảnh: Chụp màn hình từ video trên kênh YouTube của KNUA)
Hope Concert sẽ là sự góp mặt của các bản biểu diễn Piano, Violin, Cello, sáo và Clarinet, các bản solo truyền thống của Hàn Quốc như
Gayageum,
Geomungo,
Haegeum, Daegeum; Các tiết mục múa ba lê, nhảy hiện đại và múa Hàn Quốc. Bên cạnh đó, các bộ phim ngắn hay cũng được trình chiếu.
Chương trình này phát online đến hết ngày 31 tháng 3 tới, và các khán giả có thể xem trên các kênh truyền thông của KNUA gồm: Trang web (
https://www.karts.ac.kr), kênh YouTube (
https://www.youtube.com/user/KARTSPR) và kênh Naver TV (
https://tv.naver.com/karts)
hrhr@korea.kr
* Bài viết này đã được viết bởi một phóng viên danh dự của Korea.net. Đoàn phóng viên danh dự chúng tôi có mặt ở khắp nơi trên thế giới, và họ luôn nỗ lực để chia sẻ tình yêu và lòng nhiệt huyết đối với tất cả mọi thứ của Hàn Quốc với Korea.net.