Phóng viên danh dự

27.05.2022

Xem nội dung bằng ngôn ngữ khác
  • 한국어
  • English
  • 日本語
  • 中文
  • العربية
  • Español
  • Français
  • Deutsch
  • Pусский
  • Tiếng Việt
  • Indonesian
Cổng vào thăm quan bảo tàng Jeju Haenyeo - nằm ở phía đông đảo Jeju. (Ảnh: Nguyễn Ngọc Quang)

Cổng vào thăm quan bảo tàng Jeju Haenyeo - nằm ở phía đông đảo Jeju. (Ảnh: Nguyễn Ngọc Quang)



Bài viết từ Phóng viên danh dự Korea.net Nguyễn Ngọc Quang

Cuộc sống của những Haenyeo - những nữ thợ lặn biển phần lớn sinh sống trên hòn đảo xinh đẹp Jeju tại đất nước Hàn Quốc được tìm hiểu, giới thiệu tại một trong những bảo tàng độc đáo và giá trị văn hóa nhất đến bạn bè quốc tế, du khách trong và ngoài Hàn Quốc mỗi lần đặt chân đến đây.

Được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2003, Bảo tàng Jeju Haenyeo được chia thành ba phòng triển lãm và một đài quan sát nhìn ra toàn cảnh phòng triển lãm trên tầng thượng. Phòng triển lãm thứ nhất giới thiệu những nét chấm phá cuộc sống của những Haenyeo (nữ thợ lặn) hay được gọi là “Cuộc sống của thợ lặn Haenyeo”. Khách tham quan sẽ có dịp được chiêm ngưỡng những ngôi nhà truyền thống mà những nữ thợ lặn sinh sống cũng như các phong tục, văn hóa, đồ dùng sinh hoạt và nghi lễ dân gian của người dân trên đảo Jeju trước khi bắt đầu một hành trình lặn.

Hình ảnh mô phỏng quần thể làng chài ven biển trên đảo Jeju được trưng bày tại viện bảo tàng. (Ảnh: Nguyễn Ngọc Quang)

Hình ảnh mô phỏng quần thể làng chài ven biển trên đảo Jeju được trưng bày tại viện bảo tàng. (Ảnh: Nguyễn Ngọc Quang)



Phòng triển lãm thứ hai sẽ giúp du khách khám phá một cách kỹ lưỡng những đồ dùng bảo hộ của một Haenyeo chuyên nghiệp, dụng cụ đánh bắt cá và những thiết bị chuyên dụng khác được sử dụng dưới nước. Mình còn được tận mắt chứng kiến những bộ đồ lặn độc đáo và những hồ sơ liên quan đến hải trình đi biển và lịch trình của những nữ thợ lặn Haenyeo trên hòn đảo Jeju.

Gian trưng bày trước lối vào triển lãm tầng ba và đài quan sát trong viện bảo tàng. (Ảnh: Nguyễn Ngọc Quang)

Gian trưng bày trước lối vào triển lãm tầng ba và đài quan sát trong viện bảo tàng. (Ảnh: Nguyễn Ngọc Quang)



Phòng triển lãm thứ ba được gọi là “Biển cả”, nơi tất cả mọi người khi đến đây đều có thể tìm thấy văn hóa và hoạt động đánh bắt cá vô cùng độc đáo của thợ lặn trên đảo Jeju. Các video về Haenyeo cũng được trình chiếu và dễ dàng tiếp cận dành cho du khách với ngôn ngữ được dịch phụ đề bằng tiếng Anh.

Các hiện vật được trưng bày tại Haenyeo’s House - ngôi nhà của thợ lặn biển từng thuộc về nữ thợ lặn biển nổi tiếng Lee Nam Suk (1921-2008). Sinh ra tại Gujwa-eup, Pyeongdae-ri trên đảo Jeju, Lee Nam Suk đã sống cả đời tại đây. Bà Lee Nam Suk đã trở thành Haenyeo năm 13 tuổi, và là một trong những nữ thợ lặn có kỹ năng cao cho đến năm 80 tuổi. Năm 23 tuổi, bà đã kết hôn với ông Kim Deuk-su, người bị sát hại ở Jeju trong một vụ tai nạn. Để hỗ trợ hai cô con gái nhỏ, bà Lee Nam Suk đã làm việc rất chăm chỉ với tư cách là một nữ thợ lăn chuyên nghiệp sau nhiều năm và thường rời đảo Jeju để làm công việc thời vụ ở các khu vực của nội địa Hàn Quốc, chẳng hạn như Guryongpo, đảo Baeknyeongdo (Baengnyeongdo) và Namhae.

Những ngôi nhà mái tranh được xây dựng với kích thước thật trong viện bảo tàng Jeju Haenyeo. (Ảnh: Nguyễn Ngọc Quang)

Những ngôi nhà mái tranh được xây dựng với kích thước thật trong viện bảo tàng Jeju Haenyeo. (Ảnh: Nguyễn Ngọc Quang)



Những ngôi nhà mái tranh ở đảo Jeju được làm từ đá, đất, gỗ và thân cây đều dễ dàng tìm thấy trong tự nhiên. Do thỉnh thoảng có những cơn bão mạnh đổ bộ vào đảo, các thân cây đã được quấn thành dây để buộc các mái nhà xuống. Đá được sử dụng rất nhiều trong việc xây dựng trên các bức tường cho đến tận mái nhà, và các bức tường bên ngoài bao quanh các ngôi nhà cũng được làm bằng đá. Cấu trúc bên trong của những ngôi nhà bao gồm các phòng, sảnh trung tâm, nhà bếp, nơi chứa đồ và lò sưởi. Sân có một bệ để chậu đất sét, một nhà vệ sinh bên ngoài và một khu vườn bếp.

 Một bữa ăn mô phỏng của những Haenyeo sinh sống trên đảo Jeju. (Ảnh: Nguyễn Ngọc Quang)

Một bữa ăn mô phỏng của những Haenyeo sinh sống trên đảo Jeju. (Ảnh: Nguyễn Ngọc Quang)



Không giống như các vùng khác của Hàn Quốc, người dân đảo Jeju phục vụ sủi cảo trong một bát lớn cho cả gia đình chứ không phải trong một bát nhỏ cho mỗi người. Phong tục này có thể phù hợp với cuộc sống hàng ngày bận rộn của phụ nữ Jeju, những người phải làm công việc đồng áng và lặn biển.

Các dụng cụ đi biển của những nữ thợ lặn. (Ảnh: Nguyễn Ngọc Quang)

Các dụng cụ đi biển của những nữ thợ lặn. (Ảnh: Nguyễn Ngọc Quang)



Garot được sử dụng rộng rãi ở Jeju, quần áo garot không dễ bám bẩn, vì màu sắc tương tự như màu đất ở Jeju. Đây là một lợi ích tuyệt vời trên đảo Jeju, nơi không có đủ nước, Garot sẽ không dễ bị bẩn và rất dễ làm sạch. Quan trọng nhất, Garot được cho là tối ưu hóa được môi trường tự nhiên của đảo Jeju vì nó chống thối rữa và mùi hôi ngay cả khi bị ướt do mồ hôi. Garot được nhuộm bằng tanin của quả hồng chưa chín, bản địa của Jeju, vào khoảng ngày 7 tháng 7 âm lịch. Vải nhuộm phải được phơi nắng đều để có sắc độ mịn. Sau khi quần áo bị sờn, Garot được sử dụng trong các ứng dụng chủ yếu bao gồm miếng dán cho chăn em bé, tã lót, thảm rơm, khăn tay và giỏ.

Các làng chài trên đảo Jeju đã phát triển một loạt các lễ hội theo mùa đầy màu sắc liên quan đến biển. Nhiều lễ hội và nghi lễ dân gian của hòn đảo vẫn duy trì hình thức ban đầu của chúng, nhờ sự biệt lập của hòn đảo với các khu vực khác. Trong số những thứ khác, gió và đá bazan bao phủ toàn bộ hòn đảo, cùng với sự kiên trì của Haenyeo trong công việc lặn của họ, đã tạo nên nền văn hóa đại dương độc đáo của hòn đảo này.

Mô hình thuyền nguyên thủy được treo và trưng bày trong không gian triển lãm tầng ba của bảo tàng Jeju Haenyeo. (Ảnh: Nguyễn Ngọc Quang)

Mô hình thuyền nguyên thủy được treo và trưng bày trong không gian triển lãm tầng ba của bảo tàng Jeju Haenyeo. (Ảnh: Nguyễn Ngọc Quang)



Teu (còn được gọi là teobae hoặc ddebae) là một kiểu thuyền nguyên thủy được sử dụng ở các thung lũng sông trong các nền văn minh thời tiền sử để vận chuyển vật tư giữa các bộ lạc. Những chiếc thuyền này không chỉ được sử dụng để đánh bắt cá và thu thập rong biển ở vùng biển ven biển xung quanh Jeju; chúng cũng được sử dụng để vận chuyển Haenyeo, và chúng là một phần quan trọng trong cuộc sống của cư dân trên đảo. Do đó, chúng được coi với niềm tự hào như một điển hình về di sản văn hóa biển. Con thuyền cũng có tên là “Cheon Nyeon số 2” và nó đã thực hiện nhiệm vụ khám phá tuyến đường hàng hải cổ đại giữa Hàn Quốc và thành phố Nagasaki của Nhật Bản ngày nay vào tháng 10 năm 1997.

Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể đối với “Culture of Jeju Haenyeo” (women divers) năm 2016. (Ảnh: Nguyễn Ngọc Quang)

Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể đối với “Culture of Jeju Haenyeo” (women divers) năm 2016. (Ảnh: Nguyễn Ngọc Quang)



Đây là một trong những bảo tàng duy nhất tại đảo Jeju lưu giữ Công ước Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể đã ghi danh văn hóa Jeju Haenyeo (nữ thợ lặn) vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại theo đề nghị của Hàn Quốc và đã được UNESCO công nhận năm 2016.

• Giá vé: Người lớn - 1100 won, trẻ em - 500 won
• Thời gian mở cửa: 9h00 - 17h00 hàng ngày
• Bản đồ: http://naver.me/5B1vLwK7
• Địa chỉ: 26, Haenyeobangmulgwan-gil, Jeju-si, Jeju-do
• Website: www.haenyeo.go.kr (Tiếng Hàn, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Nhật)

hrhr@korea.kr

* Bài viết này đã được viết bởi một phóng viên danh dự của Korea.net. Đoàn phóng viên danh dự chúng tôi có mặt ở khắp nơi trên thế giới, và họ luôn nỗ lực để chia sẻ tình yêu và lòng nhiệt huyết đối với tất cả mọi thứ của Hàn Quốc với Korea.net.