Phóng viên danh dự

21.11.2022

Xem nội dung bằng ngôn ngữ khác
  • 한국어
  • English
  • 日本語
  • 中文
  • العربية
  • Español
  • Français
  • Deutsch
  • Pусский
  • Tiếng Việt
  • Indonesian
Sự kiện Việt – Hàn kết nối 2022 tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm kỷ niệm 30 năm Quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Nguyễn Thùy Ánh Dương)

Sự kiện Việt – Hàn kết nối 2022 tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm kỷ niệm 30 năm Quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Nguyễn Thùy Ánh Dương)



Bài viết từ Phóng viên danh dự Korea.net Nguyễn Thùy Ánh Dương

Nằm trong chuỗi sự kiện “Việt – Hàn kết nối 2022 tại Thành phố Hồ Chí Minh – Tìm hiểu văn học và văn hóa Hàn Quốc” nhằm kỷ niệm 30 năm Quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc, 3 chương trình đặc biệt đã được diễn ra trong hai ngày 27 và 28/10/2022, bao gồm: Cuộc thi diễn kịch Văn học Hàn Quốc; Gặp gỡ Tác giả sách “Bố con cá gai” - Cho Chang In; và Cuộc thi Rung chuông vàng.

Với mong muốn đem đến cho các bạn học sinh, sinh viên cùng tất cả mọi người biết đến văn học của Hàn Quốc nói riêng cũng như nền văn hóa của đất nước xứ sở Kim Chi nói chung, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam đã phối hợp cùng Cơ quan xúc tiến công nghiệp xuất bản Hàn Quốc tổ chức buổi gặp gỡ tác giả Cho Chang In tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Tác giả Cho Chang In của tác phẩm “Bố con cá gai”. (Ảnh: Nguyễn Thùy Ánh Dương)

Tác giả Cho Chang In của tác phẩm “Bố con cá gai”. (Ảnh: Nguyễn Thùy Ánh Dương)



Sau khi được phát hành vào năm tháng 1 năm 2000, “Bố con cá gai” đã được thể hiện với các hình thức thể hiện khác nhau. Dưới hình thức phim hoạt hình và chuyển thể thành truyện tranh, cuốn sách này được trẻ em tìm đọc, yêu thích.

Vở kịch “Bố con cá gai” được công diễn liên tục trong một tháng tại Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Sejong và tiếp tục được biểu diễn tại nhiều nơi khác bằng các chuyến lưu diễn tại các địa phương. Ngoài ra nhiều nhà hát cũng đã sử dụng nội dung cuốn sách để làm chất liệu cho các vở diễn và đã gây ấn tượng mạnh trong cả nước.

Phim truyền hình “Bố con cá gai” được chuyển thể thành bốn tập phim và được phát sóng như một bộ phim truyền hình đặc biệt trên kênh truyền hình MBC vào tháng 12 năm 2000.

Tại Nhật Bản “Bố con cá gai” được dựng thành phim truyền hình và phát sóng gồm 11 tập tựa đề “Good Life ~Arigatou, Papa. Sayonara~” trên FUJI TV - một kênh truyền hình công cộng của Nhật Bản vào năm 2011.

“Bố con cá gai” của Cho Chang In đã được các nhà xuất bản khác nhau dịch hơn 10 thứ tiếng và xuất bản hai lần. Ngoài ra cuốn sách cũng đã được dịch và xuất bản ở Thái Lan, Indonesia và Đài Loan.

Các tác phẩm khác của ông là “Người giữ Hải Đăng” được sáng tác tại Mũi Né – Việt Nam, “Con đường” được viết ở đảo Phú Quốc – Việt Nam, “Khi nàng mở mắt” được dịch và xuất bản ở Nhật Bản. Còn “Mối tình đầu” đã được dịch và xuất bản ở Trung Quốc. Hơn thế nữa, ông còn được công nhận là một tác giả nổi tiếng thế giới.

Tác phẩm đầu tiên của nhà văn Cho Chang In ”Khi nàng mở mắt” đã được dựng thành bộ phim truyền hình 11 tập và phát sóng trên kênh truyền hình MBC với tựa đề bên nhau trọn đời có sự tham gia của các diễn viên nổi tiếng như Kim Hee Sun, Ryu Shi Won và Kim Ho Jin,...

Các bạn trẻ lần lượt xếp hàng để tác giả Cho Chang In ký tên tặng sách. (Ảnh: Nguyễn Thùy Ánh Dương)

Các bạn trẻ lần lượt xếp hàng để tác giả Cho Chang In ký tên tặng sách. (Ảnh: Nguyễn Thùy Ánh Dương)



Về nguồn cảm ứng của tác giả

Tác giả đã đi rất nhiều nơi ở Việt Nam. Từ Vịnh Hạ Long ở phía Bắc đến đảo Phú Quốc ở phía Nam của Việt Nam. Đối với ông, Việt Nam là một mảnh đất thật đặc biệt và có nhiều lý do để ông yêu mến mảnh đất này. Một trong những lý do lớn nhất, là tác giả cảm thấy được tình cảm của người Việt Nam và người Hàn Quốc có rất nhiều sự đồng cảm với nhau, thứ hai tác giả cảm thấy khi đặt chân đến Việt Nam tác giả cảm nhận được một sự ấm áp như đang quay trở về nhà quay về quê hương của mình vậy đó, mà không hề có một chút xa lạ nào cả.

Từ đó làm tác giả cảm thấy càng mong muốn quay lại Việt Nam nhiều lần hơn. Ấn tượng nhất là, những chuyến đi đến Việt Nam, hầu như đều không có hướng dẫn viên, ông cũng chẳng hề có một sự dự định trước rằng điểm đến là nơi nào. Có thể nói Việt Nam chính là một trong những nguồn cảm hứng để tác giả viết nên những tác phẩm của mình.

Đến Việt Nam, tác giả cảm thấy con người Việt Nam rất thân thiện, ấm áp và ông luôn cảm thấy thoải mái khi trải nghiệm sống trong một thời gian tại những thành phố của Việt Nam. Đó chính là nguồn cảm hứng thân thuộc để cho ông bắt tay viết vào những câu chuyện của mình.

Buổi gặp gỡ tác giả văn học Hàn Quốc Cho Chang In. (Ảnh: Nguyễn Thùy Ánh Dương)

Buổi gặp gỡ tác giả văn học Hàn Quốc Cho Chang In. (Ảnh: Nguyễn Thùy Ánh Dương)



Về tiêu đề “Bố con cá gai’’

Tại Hàn Quốc, trước khi tác phẩm “Bố con cá gai” ra mắt thì người Hàn không biết cá gai là loại cá như thế nào! Khi tác phẩm được ra đời, trở thành quyển sách bán chạy tại Hàn Quốc thì lúc đó rất nhiều người Hàn Quốc đã bắt đầu tìm hiểu về loài cá này. Sau đó, có thể nói, con cá gai trở thành một loại cá nổi tiếng tại Hàn Quốc. Và thêm một điểm chia sẻ nữa, như tác giả đã từng nói rằng, văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc có rất nhiều những điểm tương đồng giống nhau. Và khi nói đến tình phụ tử, tình mẫu tử thì ở Việt Nam thường nhắc nhiều đến tình mẹ, nói nhiều hơn về tình yêu của người mẹ dành cho đứa con và tại Hàn Quốc cũng tương tự như vậy. Do đó, qua tác phẩm “Bố con cá gai”, ông mong muốn truyền đạt nhiều hơn về tình phụ tử thiêng liêng, tình cảm của người cha dành cho đứa con môt cách đong đầy hơn.

Nếu đã đọc qua tác phẩm “Bố con cá gai”, chúng ta sẽ thấy được một điểm rất thú vị: câu chuyện được kể qua nhiều góc nhìn khác nhau. Trong đó có góc nhìn của người cha, của người con, của cả những người xung quanh và nhiều nhất trong đó là góc nhìn của người cha và người con. Qua cách sáng tác như vậy, độc giả phần nào cũng hiểu được tâm trạng tâm lý những nỗi dằn vặt tình cảm của hai cha con dành cho nhau. Và trong đó hình ảnh người mẹ cũng xen kẽ hiện lên.

Nếu được quay trở lại, liệu rằng tác giả sẽ viết một cái kết khác?

Có thể nói, dưới khía cạnh độc giả, câu chuyện “Bố con có gai” có một kết thúc buồn. Tuy nhiên, ở góc độ một nhà văn, tác giả nghĩ hơi khác một chút. Rằng cái chết của người cha sẽ mở ra hy vọng cho đứa con. Điều đó đồng nghĩa là cái chết và sự sống đi đôi với nhau. Về chủ đề gia đình – một chủ đề quen thuộc trong văn học Hàn Quốc và hiện nay vấn đề đau đáu của các nhà văn Hàn Quốc là sự tan vỡ gia đình. Thật vậy, muốn có một gia đình êm ấm, hạnh phúc thì chắc chắn nền tảng phải là tình yêu. Mà khởi nguồn của tình yêu chính là sự hy sinh cho nhau. Vậy nên, cho dù viết lại lần nữa, thì tôi vẫn sẽ không thay đổi kết thúc của câu chuyện – lời tâm sự của tác giả Cho Chang In.

Tác phẩm “Bố con cá gai” phiên bản Tiếng Hàn. (Ảnh: Nguyễn Thùy Ánh Dương)

Tác phẩm “Bố con cá gai” phiên bản Tiếng Hàn. (Ảnh: Nguyễn Thùy Ánh Dương)



Nhân vật cậu con trai Daum đã được tác giả khắc họa từ đâu?

Thực ra nguyên mẫu của cậu bé Daum, là có thật. Đó chính là con trai của người bạn thời phổ thông của tác giả. Và cậu bé ấy cũng bắt một căn bệnh hiểm nghèo. Tình cờ, trong một buổi trò chuyện giữa hai người đàn ông, người cha của cậu bé ấy đã bộc bạch với tác giả rằng, giá mà ông có thể chết đi để cho con mình được sống. Trong khoảnh khắc đó, tác giả cũng chẳng biết làm sao để hỗ trợ người bạn của mình, cũng như cậu bé nhỏ bé đáng thương ấy. Cho nên, là một nhà văn với sức mạnh ngòi bút, tác giả chỉ có thể viết lại câu chuyện và truyền tải mong ước của người cha vào trong tác phẩm này.


Tại sao tác giả lại để người cha trong câu chuyện ra đi trong mùa đông thật lạnh lẽo?

Nếu các bạn đã tìm hiểu về Hàn Quốc, ắt hẳn đều biết khí hậu của Hàn Quốc có bốn mùa rõ rệt: Xuân Hạ Thu Đông. Vào mùa đông tuyết rơi rất nhiều, bao phủ làm trắng xóa hết mọi thứ. Cũng giống như sự ra đi của người cha vậy, ông ấy đã khép lại cuộc đời để mở ra một cuộc sống mới tinh khôi tựa những bông tuyết trắng cho đứa con trai của mình. Và nếu có một dịp nào đấy, các bạn hãy đến tỉnh Gangwon-do vào mùa đông để trải nghiệm vùng tuyết trắng xóa, từ đó có thể cảm nhận được tâm tư của tôi khi viết đoạn cuối cùng này của tác phẩm, theo tác giả Cho Chang In.

Tác phẩm “Bố con cá gai” phiên bản dịch sang Tiếng Việt. (Ảnh: Nguyễn Thùy Ánh Dương)

Tác phẩm “Bố con cá gai” phiên bản dịch sang Tiếng Việt. (Ảnh: Nguyễn Thùy Ánh Dương)



Đôi lời nhắn gửi của tác giả sau buổi trò chuyện này?

Qua sự trao đổi và chia sẻ ngày hôm nay, tôi cần cảm nhận được sự ấm áp tình cảm thật trân quý cũng như ý chí của các bạn Việt Nam. Và tôi hi vọng là trong tương lai, Việt Nam và Hàn Quốc chúng ta sẽ bổ sung những điểm còn thiếu sót của nhau, để cùng nhau chúng ta sẽ yêu thương và bước xa hơn. Các bạn có biết về dòng họ Lý Hoa Sơn (화산 이씨) tại Hàn Quốc không? Theo tôi được biết, dòng họ Lý này, chính là hậu duệ của người Việt Nam, và bây giờ đã phát triển thành một dòng họ lớn ở Hàn Quốc. Qua đó là một minh chứng lịch sử, Hàn Quốc và Việt Nam chúng ta cùng nắm tay nhau để cùng phát triển, các bạn nhé! Tôi hy vọng các bạn sẽ luôn thăng tiến hơn nữa trên con đường của mình!

Về tác giả Cho Chang In với những tác phẩm nổi bật tiêu biểu

◌ Khi nàng mở mắt (năm 1998)
◌ Cây Zelkova trong tương lai xa (năm 1998)
◌ Vòng tay ấm áp (năm 1999)
◌ Bố con cá gai (năm 2000)
◌ Người gác hải đăng (năm 2001)
◌ Con đường (năm 2004)
◌ Từ bỏ tôi bằng tình yêu, lấp đầy tôi bằng tình yêu (năm 2005)
◌ Bố con cá gai – Sổ tay tình yêu (năm 2006)
◌ Người vợ (năm 2007)
◌ Mối tình đầu (năm 2011)
◌ Chỉ cần em còn sống (năm 2014)
◌ Biệt thự hạnh phúc (năm 2017)

hrhr@korea.kr

* Bài viết này đã được viết bởi một phóng viên danh dự của Korea.net. Đoàn phóng viên danh dự chúng tôi có mặt ở khắp nơi trên thế giới, và họ luôn nỗ lực để chia sẻ tình yêu và lòng nhiệt huyết đối với tất cả mọi thứ của Hàn Quốc với Korea.net.