Phóng viên danh dự

29.05.2023

Xem nội dung bằng ngôn ngữ khác
  • 한국어
  • English
  • 日本語
  • 中文
  • العربية
  • Español
  • Français
  • Deutsch
  • Pусский
  • Tiếng Việt
  • Indonesian
Địa điểm tổ chức của Lễ hội Đèn lồng năm nay là chùa Jogyesa (tạm dịch: Tào Khê Tự). Đây cũng là Trụ sở Phật Giáo của Hàn Quốc. (Ảnh: Kim Nguyên)

Địa điểm tổ chức của Lễ hội Đèn lồng năm nay là chùa Jogyesa (tạm dịch: Tào Khê Tự). Đây cũng là Trụ sở Phật Giáo của Hàn Quốc. (Ảnh: Trần Thị Kim Nguyên)



Bài viết từ Phóng viên danh dự Korea.net Trần Vũ Minh Tâm Trần Thị Kim Nguyên

Đại lễ Phật đản ở Hàn Quốc được gọi là ngày “석가탄신일” (tiếng Việt: Ngày Phật Thích Ca ra đời) hay “부처님오신날” (tiếng Việt: Đại lễ Phật Đản) thường được tổ chức vào ngày 8 tháng 4 âm lịch hàng năm. Năm nay, ngày này rơi vào 27/05/2023 (thứ Bảy) dương lịch. Đây là lễ kỷ niệm quan trọng nhất của Phật giáo trong năm và bắt đầu từ năm nay Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua và quyết định đây là một trong những ngày nghỉ lễ toàn dân cùng với Lễ Giáng sinh.


◌ Vài nét về Lễ hội Đèn lồng Yeondeunghoe

Một trong những sự kiện đặc sắc và là biểu tượng của Đại lễ Phật Đản tại Hàn Quốc này đó chính là Lễ hội Đèn lồng, hay còn được biết tới với cái tên tiếng Hàn là Yeondeunghoe (연등회). 연등 âm Hán là “Nhiên Đăng” có ý nghĩa là thức sáng thế giới hay cống hiến và hy sinh để làm sáng tỏ chân lý cho thế giới. Lễ hội này còn mang âm Hán khác là “Liên Đăng” có nghĩa là đèn lồng hoa sen, do loài hoa này tượng trưng cho sự thuần khiết, đồng thời cũng là loài hoa biểu tượng của Phật giáo.

Với lịch sử lâu đời có từ 1.200 năm trước, xuất hiện lần đầu tiên vào năm thứ 6 thời Vua Gyeongmun hay còn gọi là Cảnh Căn Vương Triều đại Silla (năm 866). Tháng 4/2012 Lễ hội Đèn lồng - Yeondeunghoe lần đầu tiên được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia số 122 của Hàn Quốc nhờ những giá trị lịch sử mà nó mang lại trong suốt hơn 1.200 năm qua. Và tháng 12/2020, lễ hội này chính thức được công nhận bởi UNESCO, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây cũng là di sản phi vật thể thứ 21 của Hàn Quốc được công nhận trên phạm vi toàn cầu, bên cạnh Pansori hay Lễ hội Đoan ngọ Gangneung.


Đúng 19h00, Lễ rước đèn đã được bắt đầu. Những ánh đèn rực rỡ và lấp lánh vừa mang những nét truyền thống, khắc họa được những đặc trưng trong văn hóa cổ truyền Hàn Quốc, lại vừa có những hình dạng ngộ nghĩnh, tạo nên sự thích thú cho các bạn nhỏ tới đây cùng với bố mẹ hay ông bà. (Ảnh: Minh Tâm)

Đúng 19h00, Lễ rước đèn đã được bắt đầu. Những ánh đèn rực rỡ và lấp lánh vừa mang những nét truyền thống, khắc họa được những đặc trưng trong văn hóa cổ truyền Hàn Quốc, lại vừa có những hình dạng ngộ nghĩnh, tạo nên sự thích thú cho các bạn nhỏ tới đây cùng với bố mẹ hay ông bà. (Ảnh: Trần Vũ Minh Tâm)



Nhiều chiếc đèn lồng với những tạo hình độc đáo như hình rồng, hình phượng, cùng với những tính năng đặc biệt như di chuyển đầu hay phun lửa, đã thu hút sự quan tâm và chú ý của những khán giả. (Ảnh: Minh Tâm)

Nhiều chiếc đèn lồng với những tạo hình độc đáo như hình rồng, hình phượng, cùng với những tính năng đặc biệt như di chuyển đầu hay phun lửa, đã thu hút sự quan tâm và chú ý của những khán giả. (Ảnh: Trần Vũ Minh Tâm)



Không những vậy, sự kiện rước đèn lồng còn là nơi gửi gắm những thông điệp về bảo vệ môi trường và giữ gìn trái đất xanh – mái nhà chung của nhân loại. Sự kết hợp giữa giá trị truyền thống dân tộc cùng với những lời kêu gọi cho các vấn đề quan trọng hàng đầu của thế giới hiện nay đã trở thành một trong những điểm tạo nên ấn tượng sâu sắc của lễ rước đèn năm nay. (Ảnh: Minh Tâm)

Không những vậy, sự kiện rước đèn lồng còn là nơi gửi gắm những thông điệp về bảo vệ môi trường và giữ gìn trái đất xanh – mái nhà chung của nhân loại. Sự kết hợp giữa giá trị truyền thống dân tộc cùng với những lời kêu gọi cho các vấn đề quan trọng hàng đầu của thế giới hiện nay đã trở thành một trong những điểm tạo nên ấn tượng sâu sắc của lễ rước đèn năm nay. (Ảnh: Trần Vũ Minh Tâm)



◌ Buổi rước đèn lồng ngày 20/5/2023 – sự kiện lớn nhất của Lễ hội Đèn lồng

Buổi rước đèn lồng - sự kiện chính của lễ hội lần này, được tổ chức vào 19h00 ngày 20 tháng 5 (thứ Bảy), đã quy tụ sự tham gia của hơn 50.000 người tới từ hơn 60 đoàn thể khác nhau. Không chỉ những đoàn thể tại Hàn Quốc, một số quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Sri Lanka,... cũng đã rất tích cực đóng góp vào sự kiện này, cùng nhau đem tới những niềm vui, những vẻ đẹp, những nét văn hóa đặc biệt của đất nước mình. Đây cũng là sự kiện quy mô lớn đầu tiên được tổ chức tại Hàn Quốc sau 3 năm kể từ khi dịch bệnh bùng phát.

Ngay từ 18h00 chiều, một tiếng trước khi sự kiện chính thức bắt đầu, dòng người đã đổ về khu bực Heunginjimun (Hưng Nhân Chi Môn, hay còn được biết đến với cái tên Dongdaemun – Đông Đại Môn). Vẻ háo hức chờ đón hiện rõ trên gương mặt của từng khán giả, ai cũng mong trời tối thật nhanh để những ngọn đèn có thể tỏa sáng rực rỡ nhất.

Bên cạnh những chiếc đèn lồng rực rỡ với nhiều mẫu thiết kế khác nhau, hãy những khúc nhạc rộn ràng mang đậm nét truyền thống của Hàn Quốc, sự tham gia của những cá nhân trực tiếp biểu diễn trên mỗi chiếc đèn lồng cũng là một yếu tố gây nên sự thích thú đối với những khán giả đã có mặt tại Dongdaemun vào ngày 20/5. (Ảnh: Trần Vũ Minh Tâm)

Bên cạnh những chiếc đèn lồng rực rỡ với nhiều mẫu thiết kế khác nhau, hãy những khúc nhạc rộn ràng mang đậm nét truyền thống của Hàn Quốc, sự tham gia của những cá nhân trực tiếp biểu diễn trên mỗi chiếc đèn lồng cũng là một yếu tố gây nên sự thích thú đối với những khán giả đã có mặt tại Dongdaemun vào ngày 20/05. (Ảnh: Trần Vũ Minh Tâm)



Với tạo hình của những chiếc đèn lồng theo hình dạng các nhạc cụ cổ truyền, trang phục hay những món ăn truyền thống, buổi hội rước đèn đã có những đóng góp to lớn trong việc gìn giữ và quảng bá những giá trị đặc trưng, những biểu tượng độc đáo của Hàn Quốc tới công chúng trong nước và quốc tế. Với tinh thần “dù làm một chiếc đèn nhỏ cũng phải làm bằng cả tấm lòng” và “việc chế tạo một chiếc đèn lớn chính là hành động để mọi người có thể hòa hợp và quan tâm tới nhau hơn”, lễ hội đã làm nổi bật lên tinh thần đoàn kết, cũng như sự hết mình của những cá nhân tham gia. (Ảnh: Trần Vũ Minh Tâm)

Với tạo hình của những chiếc đèn lồng theo hình dạng các nhạc cụ cổ truyền, trang phục hay những món ăn truyền thống, buổi hội rước đèn đã có những đóng góp to lớn trong việc gìn giữ và quảng bá những giá trị đặc trưng, những biểu tượng độc đáo của Hàn Quốc tới công chúng trong nước và quốc tế. Với tinh thần “dù làm một chiếc đèn nhỏ cũng phải làm bằng cả tấm lòng” và “việc chế tạo một chiếc đèn lớn chính là hành động để mọi người có thể hòa hợp và quan tâm tới nhau hơn”, lễ hội đã làm nổi bật lên tinh thần đoàn kết, cũng như sự hết mình của những cá nhân tham gia. (Ảnh: Trần Vũ Minh Tâm)



ảnh 9

Tham gia vào sự kiện rước đền, đoàn Việt Nam đã lựa chọn sử dụng đèn lồng to hình ngôi sao, cũng như những “chiếc đèn ông sao” nhỏ khác - một món quà không thể thiếu trong mỗi dịp Trung Thu đối với trẻ em Việt Nam. Điều này cũng đã làm cho đoàn Việt Nam xuất hiện một cách rất độc đáo, khẳng định được bản sắc riêng của dân tộc mình trong mắt bạn bè quốc tế. (Ảnh: Trần Vũ Minh Tâm)



Không chỉ là những trải nghiệm khó quên đối với ban tổ chức và những cá nhân tham gia vào buổi rước đèn, sự kiện này còn là kỉ niệm đáng nhớ với những người dân, những khách du lịch đã đến với khu vực Dongdaemun vào ngày 20 tháng 5. Trả lời phỏng vấn, nhiều du khách, du học sinh đã chia sẻ rằng đây là một sự kiện được tổ chức quy mô và công phu, cũng như là một dịp để bạn bè quốc tế biết thêm được về những giá trị truyền thống trong văn hóa của Hàn Quốc, và thấy được sự đoàn kết tại đất nước này. (Ảnh: Trần Vũ Minh Tâm)

Không chỉ là những trải nghiệm khó quên đối với ban tổ chức và những cá nhân tham gia vào buổi rước đèn, sự kiện này còn là kỉ niệm đáng nhớ với những người dân, những khách du lịch đã đến với khu vực Dongdaemun vào ngày 20 tháng 5. Trả lời phỏng vấn, nhiều du khách, du học sinh đã chia sẻ rằng đây là một sự kiện được tổ chức quy mô và công phu, cũng như là một dịp để bạn bè quốc tế biết thêm được về những giá trị truyền thống trong văn hóa của Hàn Quốc, và thấy được sự đoàn kết tại đất nước này. (Ảnh: Trần Vũ Minh Tâm)



Lễ hội đèn lồng năm nay được diễn ra vào hai ngày 20 và 21/5/2023, quy mô tổ chức lễ hội vào ngày 20 lớn hơn với lộ trình rước đèn dài hơn so với ngày 21 (Ảnh: Trần Thị Kim Nguyên)

Lễ hội Đèn lồng năm nay được diễn ra vào hai ngày 20 và 21/05/2023, quy mô tổ chức lễ hội vào ngày 20 lớn hơn với lộ trình rước đèn dài hơn so với ngày 21. (Ảnh: Trần Thị Kim Nguyên)



Lộ trình diễu hành diễn ra ngày 21 là con đường phía trước chùa Jogyesa đi ngang qua Insadong, được diễn ra từ 19h - 21h tối. (Ảnh: Trần Thị Kim Nguyên)

Lộ trình diễu hành diễn ra ngày 21 là con đường phía trước chùa Jogyesa đi ngang qua Insadong, được diễn ra từ 19h00 - 21h00 tối. (Ảnh: Trần Thị Kim Nguyên)



Đoàn múa rồng thu hút không ít ánh mắt với những động tác múa vô cùng uyển chuyển được phối hợp nhịp nhàng với nhau. (Ảnh: Trần Thị Kim Nguyên)

Đoàn múa rồng thu hút không ít ánh mắt với những động tác múa vô cùng uyển chuyển được phối hợp nhịp nhàng với nhau. (Ảnh: Trần Thị Kim Nguyên)



Lễ hội Đèn lồng diễn ra trong khoảng thời gian từ một tuần trước ngày Đại lễ Phật Đản kéo dài đến một tuần sau đó. Lồng đèn được trang trí rực rỡ trên khắp các đường phố và công viên ở Hàn Quốc, cùng với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và tôn giáo liên quan đến Phật giáo. Nếu bạn muốn trải nghiệm một lễ hội đầy màu sắc và ý nghĩa, hãy tham gia Lễ hội Đèn lồng Đại lễ Phật Đản ở Hàn Quốc. (Ảnh: Trần Thị Kim Nguyên)

Lễ hội Đèn lồng diễn ra trong khoảng thời gian từ một tuần trước ngày Đại lễ Phật Đản kéo dài đến một tuần sau đó. Lồng đèn được trang trí rực rỡ trên khắp các đường phố và công viên ở Hàn Quốc, cùng với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và tôn giáo liên quan đến Phật giáo. Nếu bạn muốn trải nghiệm một lễ hội đầy màu sắc và ý nghĩa, hãy tham gia Lễ hội Đèn lồng Đại lễ Phật Đản ở Hàn Quốc. (Ảnh: Trần Thị Kim Nguyên)



Là dịp lễ giúp những người trong gia đình gần gũi và gắn kết với nhau hơn. (Ảnh: Kim Nguyên)  

Là dịp lễ giúp những người trong gia đình gần gũi và gắn kết với nhau hơn. (Ảnh: Trần Thị Kim Nguyên)  



Đây cũng là dịp để người nước ngoài và khách du lịch trên thế giới hiểu hơn về tôn giáo và văn hóa của Hàn Quốc. (Ảnh: Trần Thị Kim Nguyên)

Đây cũng là dịp để người nước ngoài và khách du lịch trên thế giới hiểu hơn về tôn giáo và văn hóa của Hàn Quốc. (Ảnh: Trần Thị Kim Nguyên)



Cùng với những sắc màu đến từ muôn vàn những chiếc đèn lồng sặc sỡ, những âm thanh rộn ràng của những bài nhạc và giai điệu truyền thống Hàn Quốc, những nét văn hóa độc đáo đến từ các đoàn thể và nhiều quốc gia, việc thưởng thức những tinh hoa văn hóa trong tiết trời mát mẻ đầu hạ, với những hạn chế liên quan tới dịch bệnh đã phần nào được dỡ bỏ, đã tạo nên những trải nghiệm khó quên không chỉ với người dân bản địa, mà còn với cả bạn bè quốc tế. 

shin11@korea.kr

* Bài viết này đã được viết bởi một phóng viên danh dự của Korea.net. Đoàn phóng viên danh dự chúng tôi có mặt ở khắp nơi trên thế giới, và họ luôn nỗ lực để chia sẻ tình yêu và lòng nhiệt huyết đối với tất cả mọi thứ của Hàn Quốc với Korea.net.