Góc nhìn chuyên gia

26.04.2019

yang_190424_article_sss.jpg


Giáo sư Yang Moo-Jin
Đại học Nghiên cứu Bắc Triều Tiên

Trước khi hai miền Triều Tiên tổ chức hội nghị thượng đỉnh liên Triều vào ngày 27/4, bán đảo Hàn đã cho thấy tình thế bấp bênh trong suốt thời gian khá dài. Triều Tiên đã không ngừng nghiên cứu vũ khí hạt nhân từ năm 2016 và thậm chí tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo tổng 16 lần vào năm 2017. Về những hành động của Triều Tiên, chính phủ Mỹ thông báo rằng sẽ đối ứng Triều Tiên bằng phương án một cách cứng rắn và do đó, tình thế bán đảo Hàn dần lên đến tình hình căng thẳng, sẵn sàng bùng nổ bất kỳ lúc nào.

Trong tình hình này, hội nghị thượng đỉnh liên Triều 27/4 đã được triển khai mang đầy tính kỳ tích nhờ sự tham gia Olympic Mùa đông PyeongChang của Tiều Tiên, chuyến thăm tới Triều Tiên của đoàn đặc sứ phía Hàn Quốc bắt đầu từ buổi diễn thuyết tại Quỹ Korber (Đức) của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Điều này cũng có thể được đánh giá là sự nỗ lực tích cực để khiến hai miền Triều Tiên mở ra một thời đại mới thông qua mối quan hệ đầy tính hòa bình.

Ý định và sự quyết định của nhà lãnh đạo hai miền Triều Tiên nhằm loại bỏ quan hệ thù địch đã mang đến mối quan hệ liên Triều với những kết quả phát triển hơn và cũng nhờ đó tạo ra bước nhảy vọt mới trong việc hợp tác đa dạng nhiều lĩnh vực. Điều quan trọng nhất là việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh liên Triều 3 lần trong năm ngoái. Trong vòng 70 năm lịch sử chia cắt đất nước, hội nghị giữa hai bên chỉ được tổ chức 2 lần, tuy nhiên ông Moon Jae-in đã thành công với việc tổ chức tổng 3 lần hội nghị thượng đỉnh liên Triều trong suốt 1 năm. Điều này cũng chỉ ra rằng mối quan hệ hai miền Triều Tiên ngày càng được củng cố, tin cậy và giao lưu. Tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ 3 diễn ra vào ngày 19/9, Tổng thống Moon đã trở thành Tổng thống Hàn Quốc đầu tiên công bố tầm nhìn về sự thống nhất và hòa bình của bán đảo Hàn trước hơn 150.000 cư dân Bình Nhưỡng.

Nếu không có lòng tin giữa nhà lãnh đạo hai miền Triều Tiên thì chắc chắn điều như vậy không thể xảy ra. Để thực hiện các thỏa thuận được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh liên Triều, hai miền Triều Tiên cũng đã có nhiều cuộc hội đàm cấp cao trong từng lĩnh vực. Dù hai miền Triều Tiên hoàn toàn không ngồi đối diện để đối thoại với nhau vào năm 2017 nhưng đã mở hội đàm 36 lần và lấy kết quả là ký kết 23 bản thỏa thuận. Thêm vào đó, hội nghị cấp cao giữa hai bên đã được tổ chức tổng 5 lần và đó không chỉ đóng vai trò kiểm tra mức thực hiện các thỏa thuận mà còn tạo ra cơ hội có các hội đàm về lĩnh vực quân sự, kinh tế, xã hội và văn hóa.

Một điểm nữa cũng đáng chú ý là quy mô của mối quan hệ hợp tác liên Triều đã được mở rộng đến các lĩnh vực lâm nghiệp, y tế, hàng không và dân gian, v.v. Điều này chắc là sẽ mang ý nghĩa lớn cho việc chuẩn bị sự thống nhất trong tương lai và khôi phục tình đồng nhất của cả dân tộc. Mặt khác, mối quan hệ hai bên đã phát triển đến mức có thể liên lạc được trong suốt 24 tiếng 365 ngày. Theo sự cam kết trong hội nghị thượng đỉnh liên Triều, văn phòng liên lạc liên Triều đã ra mắt tại thị trấn Gaeseong. Trong quá khứ phía Triều Tiên đã ngừng liên lạc với Hàn Quốc nhưng hiện tại Triều Tiên thường xuyên liên lạc và thảo luận về những vấn đề kể từ khi thiết lập văn phòng đó, điều này cũng chứng minh quan hệ liên Triều đang dần được nâng cao nhiều hơn so với trước đây.

Gần đây, mối quan hệ liên Triều đang được hồi phục nhanh đến mức có thể nói “chiến tranh hầu như đã chấm dứt” nhờ sự quyết định của Tổng thống Moon và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un. Trong đó có một tiến triển lớn nhất đã được đưa ra trong lĩnh vực quân sự giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo thông qua hội nghị thượng đỉnh liên Triều Bình Nhưỡng 19/9 đã ký kết một hiệp định thực hiện các thỏa thuận quân sự của Tuyên bố Bàn Môn Điếm, và thực thi những biện pháp nhằm mục tiêu dừng hành động thù địch lẫn nhau và xóa bỏ bầu không khí căng thẳng về mặt quân sự.

Hai nước cũng đang nỗ lực phi quân sự hóa trong Khu vực an ninh chung (JSA) – một tượng trưng của lịch sử chia cắt đất nước và đã rút các trạm gác nằm ở khu vực phi quân sự (DMZ). Hai nhà lãnh đạo đang đẩy mạnh thêm dự án khai quật hài cốt chung tại vùng đất chiến tranh 25/6 ác liệt. Và những kết quả hợp tác này sẽ gây ảnh hưởng lớn cho việc giảm sự căng thẳng về mặt quân sự và mang lại nền hòa bình trên bán đảo Hàn.

Nhìn lại lịch sử của mối quan hệ liên Triều trong quá khứ, quan hệ hai bên đã lặp lại việc phát triển và bị đình trệ tùy theo tình thế và điều kiện. Vấn đề nghiên cứu vũ khí hạt nhân của Triều Tiên phải được giải quyết vì nó có khả năng đe dọa một cách nghiêm trọng đối với an ninh và hòa bình của bán đảo Hàn cũng như cộng đồng quốc tế. Chính phủ Hàn Quốc được Tổng thống Moon Jae-in dẫn dắt vẫn khẳng định rằng sẽ tạo ra những điều kiện khiến Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân nhằm mục tiêu xây dựng thể chế mới có nền hòa bình bền vững. Nếu Triều Tiên sẽ loại bỏ vũ khí hạt nhân thì chính phủ Hàn Quốc có thể mở rộng quan hệ liên Triều, và cũng có thể thiết lập cộng đồng đầy tính hòa bình và thịnh vượng thông qua việc giúp Triều Tiên sẽ mở cửa nhà nước.

Việc xác nhận ý định phi hạt nhân hóa của Triều Tiên được đánh giá là thành quả quan trọng nhất trong hội nghị thượng đỉnh liên Triều vào năm ngoái. Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã bày tỏ ý phi hạt nhân hóa hoàn toàn thông qua hội nghị thượng đỉnh liên Triều đã được tiến hành ở Bàn Môn Điếm vào ngày 27/4 năm ngoái. Sau đó không lâu, hai nhà lãnh đạo đã có hội nghị thượng đỉnh Bình Nhưỡng 19/9, thông qua đó hai ông đã thảo luận kỹ lưỡng về vấn đề phi hạt nhân hóa và ghi lại trên thông cáo báo chí chung rằng phá vỡ bãi thử tên lửa và đài thử tên lửa ở Dongchang-ri. Nhớ lại thái độ quá khứ của Triều Tiên mà tuyệt đối không bàn thảo vấn đề phi hạt nhân hóa với chính phủ Hàn Quốc thì kết quả này cho thấy nhiều tiến triển lớn hơn.

Nhờ có sự nỗ lực như đã nói ở trên, hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên-Mỹ đã được tổ chức 2 lần. Hai nhà lãnh đạo Triều Tiên và Mỹ đã đạt thỏa thuận rất quan trọng để có thể phát triển quan hệ hai nước và phi hạt nhân hóa hoàn toàn trong hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên-Mỹ diễn ra ở Singapore vào ngày 12/6 năm ngoái. Tuy nhiều người đã bày tỏ niềm tiếc nuối về việc hội nghi thượng đỉnh giữa hai nước ở Hà Nội, Việt Nam vào tháng 2 không đạt thỏa thuận nào cả nhưng không phải hội đàm nào cũng kết thúc chỉ với một hoặc hai lần diễn ra. Mức độ hiểu biết về những vấn đề cần tranh luận giữa hai nước đã được mở rộng hơn và hai nước cũng sẽ có thể có những kết quả hài lòng sau khi hòa giải ý kiến với nhau.

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ từ ngày 11-12/4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã trao đổi ý kiến sâu sắc về vấn đề phi hạt nhân hóa với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Moon đã giải thích ý định tổ chức hội nghị thượng đỉnh liên Triều và ông Trump cũng yêu cầu suy nghĩ của phía Triều Tiên. Tôi dự đoán dù thế nào hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ 4 sẽ được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 1 năm hội nghị thượng đỉnh liên Triều 27/4. Nếu hai miền Triều Tiên có buổi gặp mặt thì Chính phủ Hàn Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy Triều Tiên xóa bỏ vũ khí hạt nhân và tham gia vào việc phục hồi quan hệ liên Triều. Khi sự nỗ lực giải quyết vấn đề phi hạt nhân hóa và sự nỗ lực khôi phục quan hệ liên Triều được đẩy mạnh song song thì nền hòa bình trên bán đảo Hàn sẽ trở nên củng cố hơn. Hơn nữa, các thảo luận này sẽ nâng cao xu hướng mang lại hòa bình trên khu vực bán đảo Hàn, Đông Bắc Á cũng như toàn cầu.

Cuối cùng, tôi rất mong đợi cộng đồng quốc tế sẽ ủng hộ và hợp tác đối với sự nỗ lực của chính phủ Hàn Quốc.