Góc nhìn chuyên gia

14.11.2019


GS Yuji Hosaka (Khoa Chính trị học, Đại học Sejong)


Một quyết định mới của Nhật Bản rằng chấp nhận sử dụng lá cờ Húc Nhật kỳ (cờ Mặt trời mọc) tại các địa điểm tổ chức Thế vận hội Mùa hè Tokyo 2020 (Olympic Tokyo 2020) đang khiến mâu thuẫn giữa Hàn Quốc và Nhật Bản ngày càng nghiêm trọng nhiều hơn.

Về điều này, cả chính phủ và nhân dân Hàn Quốc đã lên tiếng kêu gọi cấm sử dụng lá cờ này với lý do đây là một biểu tượng của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản. Tuy nhiên chính phủ Nhật Bản hay Ban tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo năm 2020 cho rằng Húc Nhật kỳ đã được sử dụng rất rộng rãi và lâu dài trên toàn quốc Nhật Bản. Do đó, vấn đề này đã gây ra nhiều tranh cãi giữa hai nước.

Lý do chính tại sao Hàn Quốc xem Húc Nhật kỳ như một vấn đề lớn là Nhật Bản đã sử dụng nó thường xuyên khi xâm lược lãnh thổ của các nước khác trong quá khứ kể từ cờ mặt trời mọc đã trở thành lá cờ chính thức của quân đội Nhật Bản từ năm 1870. Vì vậy, nó vẫn được coi là một vật tượng trưng cho tội ác chiến tranh, cũng giống với chữ Vạn của Đức Quốc Xã.

Sau khi Thế chiến II kết thúc, khối đồng minh thời chiến tranh này đã xử lý những hành động của Đức một cách triệt để nhưng Nhật Bản được tiến hành khá lỏng lẻo nhiều hơn. Cụ thể, Tư lệnh Tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP), tướng Douglas MacArthur của Mỹ đã từ chối các yêu cầu từ các quốc gia khác như Úc để xử tử hoàng đế Nhật Bản. Thay vào đó, Mỹ đã cho phép hoàng đế Nhật Bản sẽ sống tiếp và giữ quyền hành của mình để tạo ra cơ hội cai trị toàn nhân dân Nhật Bản một cách suôn sẻ và trơn tru.

Bộ tư lệnh của tướng Douglas MacArthur cũng không chấp nhận yêu cầu của khối đồng minh để xóa bỏ Đền Yasukuni, một biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt khiến Nhật Bản tiếp tục gây ra cuộc chiến tranh, mà chỉ đáp ứng điều này thông qua việc biến Đền Yasukuni thành một tập đoàn tôn giáo bình thường.

Trong khi đó, do việc Chiến tranh lạnh ở Đông Bắc Á ngày càng trở nên gay gắt hơn và Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, bộ tư lệnh đã đảo ngược các chính sách để dân chủ hóa của Nhật Bản và công bố quyết định phóng thích những nhân vật cực hữu phía Nhật Bản, những người giống với Đức Quốc xã. Điều này là do Mỹ cần thiết Nhật Bản sẽ đóng vai trò một pháo đài chống cộng.

Do những quá trình như vậy, Nhật Bản không bao giờ nhận hình phạt thích đáng cho một quốc gia phạm tội ác chiến tranh và cũng không có hành động nào được thực hiện để giải quyết vấn đề về Húc Nhật kỳ. Lá cờ này thậm chí đang được sử dụng là biểu ngữ của hải quân Nhật Bản, có tên chính thức là Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF).

Cờ mặt trời mọc bắt đầu gây tranh cãi ở Hàn Quốc sau năm 2000 khi các cổ động viên Nhật Bản sử dụng nó để ủng hộ đội tuyển quốc gia của họ trong các trận bóng đá giữa Hàn Quốc. Trước đó thì rất ít người Hàn Quốc đã có thông tin về lá cờ này.

Kết quả, những vấn đề liên quan đế Húc Nhật kỳ đã được đưa ra lại do bóng đá, là một môn thể thao có quá nhiều người hâm mộ cuồng nhiệt.

Khi người Hàn Quốc nhìn thấy nhóm cổ động viên Nhật Bản sử dụng cờ mặt trời mọc ở trước mắt của mình để cổ vũ các tuyển thủ quốc gia của họ, nhiều người dân Hàn Quốc bắt đầu coi hành động như vậy là sự chế giễu đối với Hàn Quốc và cũng lên án như một biểu tượng cho tham vọng xâm chiếm của Nhật Bản. Do đó, nó bị cấm tại các sân vận động diễn ra trận bóng đá.

Người dân Hàn Quốc cũng đã phẫn nộ về việc người Nhật mang theo một biểu tượng của cuộc xâm lược vào địa điểm tổ chức các trận bóng đá mà không liên quan gì đến chính trị hay quân đội.

Khi Nhật Bản tiến hành Chiến tranh Thái Bình Dương trong Thế chiến II với việc tấn công Trân Châu Cảng, đại tướng lục quân Hideki Tojo đã kiêm chức Thủ tướng. Tại Phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh Tokyo sau chiến tranh, tổng số 28 người bị xếp vào nhóm tội phạm chiến tranh hạng A. Trong số đó, 16 người thuộc lục quân và 3 người từ hải quân, vì thế lực lượng lục quân Nhật Bản thường được đánh giá là nhóm phạm tội ác chiến tranh mạnh mẽ hơn so với hải quân.

Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản (JGSDF), được mô phỏng theo quân đội Nhật Bản cũ, đã tập trung và nhận thức rõ ràng về việc loại bỏ các thói quen và văn hóa của quân đội cũ, dẫn đầu Chiến tranh Thái Bình Dương trong Thế chiến II. Việc sử dụng hình ngôi sao- một biểu tượng của lực lượng lục quân cũ của Nhật Bản, đã trở thành một điều cấm kị tuyệt đối.

Dù không đầy đủ, nhưng chúng tôi có thể nghĩ rằng những cử chỉ này ngụ ý sự hối hận của Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản cho cuộc chiến tranh xâm lược trong quá khứ.

Tuy nhiên, Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản vẫn kết nối mạnh mẽ với quân đội cũ vì đã có sự tham gia sâu sắc của nhiều nhân sự hải quân khi ra mắt.

Trong số các truyền thống, Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản vẫn theo vài điều bao gồm không chỉ sử dụng lá cờ mặt trời mọc mà còn ăn cà ri vào cuối tuần. Ban nhạc thuộc lực lượng này cũng đã bảo tồn nhiều truyền thống khác của hải quân cũ Nhật Bản như biểu diễn các bài hát quân sự được chơi trong cuộc chiến tranh xâm lược do Nhật Bản. Tôi thấy điểm này rõ ràng đã kích hoạt vấn đề.


Việc sử dụng cờ mặt trời mọc trong Lực lượng Tự vệ Nhật Bản (JSDF) hiện đang được quy định theo việc áp dụng luật JSDF theo Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản. Thay đổi cờ sẽ yêu cầu sửa đổi luật, nhưng việc sửa đổi như vậy rõ ràng là không thể tiến hành đối với chính quyền Abe cánh hữu, nơi tuyên bố rằng cuộc chiến tranh xâm lược của Nhật Bản đã là “cuộc chiến giải phóng châu Á”.

Và phía Nhật Bản luôn khẳng định thiết kế của lá cờ đã được sử dụng rộng rãi trong lịch sử, tuy nhiên điều này chỉ đơn giản là một giải thích phóng đại.

Sau khi xã hội chiến binh Nhật Bản đã được bắt đầu vào thế kỷ 12, một số chiến binh ở khu vực Kyushu đã sử dụng một mô hình tương tự như cờ mặt trời mọc làm biểu tượng quân sự, nhưng nhìn chung, lá cờ này không được sử dụng thường xuyên.

Vì nó được sử dụng như một lá cờ quân sự, cờ mặt trời mọc cũng có nguồn gốc từ những hành vi xâm chiếm. Lá cờ này cung cấp một mô hình chung ở Nhật Bản sau năm 1870, khi quân đội Nhật Bản cũ sử dụng mô hình với 16 tia làm cờ quân đội. Thêm vào đó, vào năm 1889 hải quân Nhật Bản cũng đã chọn lá cờ có một thiết kế khác so với lá cờ mặt trời mọc cũ về mặt vị trí của mặt trời.

Tuy nhiên, Đức, một trong những nước bại trận trong Thế chiến II đã cấm sử dụng chữ Vạn của Đức Quốc Xã. Ngày nay, quân đội Đức sử dụng biểu tượng chữ thập sắt, một truyền thống được truyền lại từ các hiệp sĩ Đức từ thế kỷ 12. Nước này đã loại trừ việc sử dụng chữ Vạn để bảo vệ mô hình truyền thống của họ. Điều này có thể là do thiết kế chữ thập sắt được quốc tế chấp nhận như một biểu tượng chung trong các lĩnh vực Cơ đốc giáo. Tuy nhiên, ý kiến cho rằng mô hình mặt trời mọc là một truyền thống được lịch sử chấp nhận giống với chữ thập sắt hoàn toàn không thuyết phục. Vì trong lịch sử Nhật Bản, lá cờ này chỉ được sử dụng bởi một vài chiến binh chứ không phải được sử dụng ở quân đội nói chung.

Cuối cùng, vấn đề cốt lõi là việc cho phép sử dụng cờ mặt trời mọc bên trong sân vận động tổ chức các trận thi đấu của Olympic Tokyo sẽ là một sự khiêu khích chính trị lớn.

Vì vậy, ý kiến của Nhật Bản rằng sử dụng lá cờ này tại Thế vận hội năm 2020 sắp tới sẽ không liên quan đến chính trị là rất vô lý. Tại sao Nhật Bản muốn sử dụng một lá cờ tượng trưng cho sự gây hấn tại một sự kiện thể thao lớn để gây rắc rối?

Tôi kết luận điều này sẽ có hại nhiều hơn có lợi đối với Nhật Bản.

Giáo sư Yuji Hosaka hiện đang giảng dạy khoa học chính trị tại Đại học Sejong ở thành phố Seoul. Ông đã nhập quốc tịch Hàn Quốc từ Nhật Bản, và cũng là giám đốc của Viện nghiên cứu đảo Dokdo.

Biên dịch: Phóng viên Korea.net Park Hye Ri