Con người

03.02.2014

Tại châu Âu, quê hương của âm nhạc cổ điển, có một người phương Đông đã nhận được sự đánh giá như là ‘người nhạc trưởng khơi dậy được những cảm xúc bằng âm nhạc’. Đó chính là nhạc trưởng người Hàn Quốc - Lee Young Chil (44 tuổi).

Lee Young Chil hiện đang hoạt động rất tích cực tại các nước châu Âu như Luân Đôn, Ba Lan, Nga, Séc, Hungary, Serbia, Bulgaria. Từ năm 2006 ông đã được mời đảm nhận vai trò là nhà chỉ huy lâu dài của dàn nhạc giao hưởng Plovdiv State Philharmonic Orchestra tại Bosnia và từ năm 2007 ông cũng là nhạc trưởng dàn nhạc Bohemian Symphony tại Paraha- Cộng hòa Séc.

Lee_Young_Chil_01.jpg
지휘하고 있는 이영칠 씨 (사진제공: 메노뮤직)

Nhạc trưởng Lee Young Chil đang chỉ huy dàn nhạc (Nguồn ảnh: Meno music)


Năm 2009 và năm 2010 ông là nhạc trưởng của dàn nhạc giao hưởng Sofia Philharmonic Orchestra và Pleven Philharmonic Orchestra, năm 2011 và năm 2012 ông đã được tiến cử là nhạc trưởng của dàn nhạc giao hưởng Janacek Philharmonic Orchestra và Opole Philharmonic Orchestra. Lý lịch tiêu biểu như trên đã chứng minh cho năng lực của ông. Ngoài ra, ông cũng đã chỉ huy dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng trên thế giới như Moscow Philharmonic Orchestra và NHK Symphony.

Trong giới âm nhạc cổ điển, có rất nhiều người có tài năng thiên phú từ khi còn bé nhưng ông lại không bắt đầu với con đường âm nhạc từ khi còn bé và ông cũng không tốt nghiệp trường đại học về âm nhạc hay trường trung học cơ sở về nghệ thuật danh tiếng nào của Hàn Quốc.

Từ lúc bắt đầu với con đường âm nhạc, ông cũng không định hướng để trở thành nhà chỉ huy âm nhạc. Khi 19 tuổi ông mới bắt đầu học thổi kèn cor, sau đó vào năm 1989 ông đã sang Mỹ để có thể trở thành một nghệ sỹ kèn cor. Ông hoàn thành xong chương trình cử nhân, thạc sỹ vào năm 1996 và 1997 tại trường Đại học NewYork. Năm 2000 ông đã tốt nghiệp tiến sỹ chuyên nghành nhạc hòa tấu tại trường Đại học State University of New York.

Nhưng bất chợt vào một ngày ông đã không chơi kèn cor nữa mà ông muốn chuyển sang chuyên nghành chỉ huy. Năm 2003, ông đã bắt đầu theo học chuyên nghành chỉ huy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Sofia Bunggaria.

Ông cho biết rằng “Vì lúc đó tôi không có tiền nên tôi đã chọn Sopia nơi có học phí rẻ. Tôi nghĩ cuộc đời của con người chỉ có hạn thôi, nên tôi đã làm tốt con đường tôi chọn”.

Từ đó, ông đã chỉ huy hơn 300 lần tại 10 quốc gia châu Âu và trở lên rất nổi tiếng. Ông cho biết rằng “Khi lên sân khấu và giới thiệu mình là nhạc trưởng Lee Young Chil thì khi đó tôi cảm thấy rất tự hào khi mình là người Hàn Quốc”.

Lee Young Chil đã tham gia chỉ huy dàn nhạc Moscow Philharmonic trong chương trình chào mừng năm mới tại Nga vào ngày 25/1 vừa qua. Dàn nhạc Moscow Philharmonic được thành lập năm 1951 và là Dàn nhạc giao hưởng Quốc gia Nga. Dàn nhạc Moscow Philharmonic đã trải qua sự dìu dắt của các nhạc trưởng lỗi lạc như Franz Konwitschny, Kirill Petrovich Kondrashin, Zubin Mehta, Lorin Maazel.

Sau khi kết thúc chương trình biểu diễn tại Nga, Korea.net đã có buổi gặp gỡ nhạc trưởng Lee Young Chil và lắng nghe những chia sẻ về cuộc đời ông đã trải qua để có thể trở thành nhạc trưởng.



Conductor_Lee_Young_Chil_Interview_03.jpg
지휘자 이영칠 씨 (사진: 전한 기자)

Nhạc trưởng Lee Young Chil (Ảnh: Phóng viên đưa tin)


1. Vào ngày 25/1 vừa qua, ông lại được đứng trên sân khấu cùng dàn nhạc giao hưởng Moscow Philharmonic Orchestra . Vậy ông có cảm giác như thế nào?

Nước Nga là đất nước mà bất cứ ai, tất cả những người gắn bó với âm nhạc cổ điển đều muốn được trên sân khấu tại đây dù chỉ một lần. Và dàn nhạc Moscow Philharmonic là dàn nhạc giao hưởng lớn nhất của Nga. Đây là lần thứ 3 tôi được xuất hiện trên sân khấu cùng dàn nhạc này. Chương trình biểu diễn lần này là một chương trình của các nghệ sỹ trẻ triển vọng tại Moscow. Trong số 1300 chỗ ngồi của chương trình đã chật kín khán giả là người Nga và còn có cả 4 người Hàn Quốc đã đến xem chương trình. Tôi đã có suy nghĩ rằng “Nếu sau này có cơ hội nào đó để tôi và các nghệ sỹ của Hàn Quôc có thể được cùng biểu diễn trên sân khấu này thì tốt biết bao’. Hiện nay vẫn chưa có nhiều nghệ sỹ Hàn Quốc có khả năng xứng đáng để có thể đứng trên các sân khấu tại nước Nga. Tôi mong rằng tôi có thể cùng với các nghệ sỹ trẻ của Hàn Quốc có cơ hội đứng trước các khán giả nước ngoài và biểu diễn trên một sân khấu lớn như vậy.

2. Ông có những hoạt động rất tích cực trên các sân khấu biểu diễn của châu Âu như Anh, Nga, Cộng hòa Séc, Hungary, Serbia, Bulgaria. Vậy đến bây giờ điều gì là ông nhớ nhất và quãng thời gian nào là ông cảm thấy hạnh phúc nhất?

Khoảng thời gian mà tôi nhớ nhất là khi tôi là nhạc trưởng trong chương trình hòa nhạc chào năm cũ và chương trình hòa nhạc mừng năm mới vào năm ngoái tại Hamburg. Chương trình hòa nhạc chào năm cũ (ngày 31/12) và chương trình hòa nhạc mừng năm mới (ngày 1/1) là một trong những sự kiện lớn nhất ở châu Âu. Tôi đã được mời để tham gia vào chương trình lớn đó. Đặc biệt, tôi đã được chỉ huy ‘dàn hợp xướng’, Bản giao hưởng Quê hương số 9, một trong những bản nhạc khó nhất của Beethoven.

Việc nhạc trưởng người Hàn Quốc như tôi được mời để có thể đứng trên sân khấu trong lễ hội âm nhạc lớn nhất tại Đức chính là một điều rất đặc biệt. Sau mỗi chương trình, những thiên tài xuất sắc của châu Âu thường được các khán giả cúi chào ngưỡng mỗ chứ không chỉ là đứng dậy vỗ tay. Và khi đó, tôi cũng đã được khán giả tán dương như vậy. Khoảnh khắc đó tôi thật sự hạnh phúc. Đây là lần đầu tiên một nhạc trưởng người Hàn Quốc xuất hiện trong chương trình này. Tôi thật sự đã rất cảm động.

3. Ông đã bắt đầu học thổi kèn cor khi ông 19 tuổi và sau đó ông sang NewYork Mỹ để học chuyên nghành kèn cor. Vậy có lý do gì để từ một nghệ sỹ kèn cor chuyển sang làm nhạc trưởng chỉ huy các nghệ sỹ biểu diễn kèn cor?

Đa số mọi người đều nghĩ rằng nếu muốn đi theo con đường âm nhạc phải là những người có tài năng thiên phú. Nhưng lý do tôi đã bắt đầu với âm nhạc thì đơn giản chỉ là để vào đại học, để làm một việc gì đó chứ không phải tôi có tài năng chỉ huy. Tôi đã bắt đầu học kèn cor như vậy và sau hơn 10 năm biểu diễn kèn cor thì bất chợt vào một ngày nào đó tôi đã không còn thổi hay được nữa. Và tôi đã muốn trở thành một nhạc trưởng.

4. Trong giới nhạc cổ điển có rất nhiều người có tài năng thiên phú từ khi còn nhỏ. Ông đã bắt đầu đến với âm nhạc muộn hơn so với họ nhưng ông có bí quyết gì để có thể được mời để chi huy dàn nhạc giao hưởng của hơn 4 dàn nhạc tại hơn 4 quốc gia?

Tôi đã được sinh ra ở một nơi mà hầu như rất khó để có thể tiếp cận với âm nhạc. Bố mẹ tôi là những người kinh doanh và gia đình tôi không có ai liên quan đến lĩnh vực âm nhạc cả. Vì vậy khi tôi bắt đầu đi theo con đường âm nhạc, tất cả mọi người đều bảo tôi là ‘người khác người’. Nhưng tôi đã nghĩ rằng có những người sinh ra và vốn đã có ‘tài năng’ thì cũng có cả những người khi sinh ra mới phải triển bản thân mình. Có nhiều người suy nghĩ rằng nếu từ nhỏ mà không có tài năng thì không thể nào phát triển được nhưng thực tế lại không phải như vậy. Tôi đã nhận ra và suy nghĩ về ‘thiên tài âm nhạc’ Mozart. Ông đã viết được các tác phẩm chỉ trong một thời gian ngắn. Ông ấy đã có tác phẩm cuối cùng của sự nghiệp là bản thảo tác phẩm âm nhạc The Magic Flute đã được viết chỉ trong vòng 4 ngày 3 đêm.

Điều mà có thể làm đến tận ngày chết chính là nghệ thuật. Vì vậy, tôi nghĩ thời gian thì không quan trọng. Cùng với cảm giác mà ta có về âm nhạc thì phần còn lại sẽ đến từ những nỗ lực và sự học hỏi không ngừng nghỉ. Tôi không chỉ là một người chỉ huy dàn nhạc mà tôi còn biết được nhiều điều mới hơn về âm nhạc. Ngày nào tôi cũng muốn được chỉ huy dàn nhạc. Khoảng thời gian tôi được chỉ huy là khoảng thời gian tôi hạnh phúc và không thể có điều gì hạnh phúc hơn thế. Có lẽ chỉ vì đơn giản tôi chỉ thích âm nhạc của tôi và tôi đã nỗ lực học hỏi cho đến tận bây giờ nên tôi đã có thể đạt được vị trị như ngày hôm nay.

Conductor_Lee_Young_Chil_Interview_01.jpg
지휘자 이영칠 씨가 기념사진을 찍고 있다. (사진: 전한 기자)



5. Hình mẫu âm nhạc của ông là ai?

Đó là Karajan (Herbert von Karajan, 1908-89). Ông ấy có đóng góp rất lớn trong việc thành lập dàn nhạc giao hưởng Berliner Philharmoniker, dàn nhạc Đức được thành lập sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 và là dàn nhạc giao hưởng lớn nhất hiện nay. Tôi nghĩ rằng ông ấy đã làm được hoàn toàn 100% vài trò của một nhạc trưởng. Đó là người cứu sống âm nhạc cổ điển đã chết khi đó bằng chính sức mạnh của mình. Nhạc trưởng là người chịu trách nhiệm cả cuộc sống của các thành viên trong dàn nhạc. Karajan đã cho ra đĩa thu lại những phần biểu diễn của ông bằng máy hát và mở rộng được ranh giới của âm nhạc cổ điển. Ông ấy đã có những đóng góp rất lớn, hơn bất kỳ ai .

6. Khi tham gia biểu diễn cũng các thành viên trong Dàn nhạc giao hưởng châu Âu, có lẽ cũng có những lúc ông mệt mỏi vì có sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ.

Không có lúc nào như vậy cả. Là âm nhạc thì tất cả đều giống nhau. Không phải âm nhạc có những ký hiệu chung gọi là bản nhạc hay sao. Nếu đối phương mà không tôn trọng tôi thì họ đã coi thường âm nhạc của tôi. Để có thể tạo ra một tác phẩm âm nhạc hoàn hảo thì các thành viên trong dàn nhạc đều phải tôn trọng tôi. Người chỉ huy chính là người phát triển câu chuyện của dàn nhạc đó và hàng ngày hàng ngày đều phải luyện tập.

Đến bây giờ tôi đã có hơn 300 lần đứng trên sân khấu và tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về chỉ huy. Tôi không học thuộc các bản nhạc. Các tác giả giống như Beethoven là những người khuyết tật thính giác nhưng bạn nhạc của họ lại chứa đựng mọi thứ. Không nhìn bản nhạc của Beethoven tôi cũng có thể biểu diễn được nhưng nếu như vậy thì lại không thể đem đến đúng âm nhạc Beethoven đúng nghĩa.

Điểm mạnh của âm nhạc là thể hiện bằng cảm xúc. Vì vậy, mỗi tác phẩm do mỗi nhà nhạc trưởng chi huy lại khác nhau. Các tác phẩm của Tchaikovsky, đến giờ đã được nhiều nhạc trưởng sử dụng nhưng lý do mà các tác phẩm này có thể tiếp tục nhận được sự yêu mến đến tận bây giờ đó là các tác phẩm này đều giống nhau nhưng lại được biểu diễn bằng những tình cảm khác nhau.

7. Ngày càng có nhiều các nghệ sỹ, những người trẻ trong giới âm nhạc Hàn Quốc xuất hiện trên sân khấu thế giới giống như ông. Vậy ông có điều gì dặn dò họ?

Họ đều là những người rất chăm chỉ nên tôi không có điều gì đặc biệt để nhắn nhủ họ, nhưng trên tất cả tôi muốn nói rằng ‘Là người nghệ sỹ biểu diễn, hãy vượt lên trên thắng thua và cùng làm ra những tác phẩm âm nhạc mà khán giả thích và hãy phát triển thêm, luyện tập thêm các tác phẩm của riêng các bạn”.

Đối với họ, những cơ hội để có thể được đi xa hơn thì rất quan trong. Việc giành giải nhất trong một cuộc thi, không phải là điều quan trong nhưng nó lại giúp họ được xuất hiện nhiều hơn trên sân khấu quốc tế và đi xa hơn với những cơ hội đó. Một mình thì không thể làm được điều đó. Vì vậy nên sự hỗ trợ của chính phủ và vài trò của các nhạc trưởng là rất cần thiết.

Là một nhạc trưởng, tôi rất muốn cùng chung tay để âm nhạc Hàn Quốc có thể được biết đến nhiều hơn ở các nước khác. Chỉ biểu diễn những tác phẩm Hàn Quốc thì mới có thể thay đổi hình ảnh của âm nhạc Hàn Quốc một cách đầy đủ. Tuy là âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc nhưng cũng phải làm sao để người nước ngoài, người phương tây, người địa phương đó có thể dễ dàng hiểu được. Vì tôi là người Hàn Quốc nên cho dù tôi có thể hiện, biểu diễn âm nhạc nào đi chăng nữa thì nó cũng trở thành âm nhạc Hàn Quốc.

8. Kế hoạch sau này của ông là gì?

Tôi đang chuẩn bị cho tour biểu diễn tại Italy và châu Âu. Lần này là lần đầu tiên tôi biểu diễn ở châu Âu. Sau này nếu có cơ hội tôi muốn được đứng trên sân khấu của Hàn Quốc.

Phóng viên Korea.net
jiae5853@korea.kr