Giải thưởng âm nhạc tại Đức-trung tâm của nền nhạc cổ điển đã được trao cho một người Hàn Quốc.
Ngày 15/5 vừa qua, danh ca nổi tiếng Lee Chun-hee (67 tuổi) đã nhận được giải nhà phê bình âm nhạc Đức với đĩa nhạc 'Arirang và dân ca'.
Đĩa nhạc này đã được ra mắt tại khoảng 60 quốc gia trên thế giới trong đó có Pháp thông qua Đài tiếng nói quốc gia nước Pháp vào tháng 1 vừa qua. Đĩa nhạc bao gồm 11 ca khúc dân ca Gyeonggi tiêu biểu như 'Gin Arirang', 'Gu Arirang', 'Arirang', 'Noraegarak', 'Changbutaryeong', 'Nodeulgangbyeon'(Ven sông Nodeul), 'Thái bình ca',... là những bài hát mà danh ca Lee Chun-hee đã hát trong suốt quãng thời gian 50 năm ca hát của mình.
Danh ca Lee Chun-hee người đã đi trên con đường âm nhạc dân ca Gyeonggi trong suốt 50 năm qua. (Ảnh: Jeon Han)
Danh ca Lee nói về cảm xúc của mình khi nhận giải: "Không thể diễn tả hết niềm cảm kích của tôi bằng lời. Khi tôi nhận được cuộc điện thoại từ Đức vào buổi sáng và nghe tin mình được nhận giải, những ngày tháng đã qua bất chợt ùa về cùng một lúc và tôi đã tuôn trào nước mắt".
Bà chia sẻ: "Trước khi coi nó là giải thưởng, là niềm vui của riêng cá nhân tôi thì tôi nghĩ rằng đây là 'niềm vui của cả nền âm nhạc dân ca Gyeonggi'. Đó là giây phút thực sự cảm động đối với tôi".
Giải nhà phê bình âm nhạc Đức được coi là giải thưởng âm nhạc được biết đến rộng rãi không chỉ ở Đức mà cả ở Châu Âu. Sau khi được thành lập vào năm 1980, hàng năm giải thưởng có sự tham gia của hội đồng ban cố vấn với hơn 145 người gồm các nhà phê bình âm nhạc, học giả âm nhạc, các nhà làm truyền hình người Đức tuyển chọn ra các tác phẩm đạt giải thuộc 29 lĩnh vực khác nhau.
Học giả âm nhạc người Đức thành viên của Ban cố vấn Jan Jeichow đánh giá: "[đĩa nhạc của Lee Chun-hee] chứa đựng những bài dân ca có bối cảnh mang tính tín ngưỡng thần linh đã biến đổi thành hình thái mang tính nghệ thuật".
Danh ca Lee Chun-hee đang biểu diễn bài 'Arirang' tại buổi công diễn 'Arirang-hương vị và vẻ đẹp phồn thịnh văn hóa Hàn Quốc' diễn ra tại Nhà Xanh ngày 27/10 năm ngoái. (Ảnh: Jeon Han)
Danh ca họ Lee là nghệ sĩ âm nhạc theo đuổi nền âm nhạc dân ca Gyeonggi trong suốt 50 năm. Bất chấp hoàn cảnh gia đình khó khăn và sự phản đối của bố mẹ, bà đã từng là một cô thiếu nữ cố chấp nhất quyết không chịu từ bỏ niềm đam mêm ca hát của mình.
Tại một học viện dạy dân ca mà bà vô tình biết đến, bà đã gặp danh ca dân ca Gyeonggi Lee Chang-bae và từ đó bắt đầu sự nghiệp ca hát của mình. Đi suốt quãng đường ca hát trong suốt 10 năm cùng với người thây Lee Chang-bae, sau đó bà nhận được sự dạy dỗ từ bậc thầy Ahn Bi-chwi vừa là danh ca bậc nhất thời bấy giờ đồng thời cũng là người sở hữu tài năng về thể loại dân ca Gyeonggi khiến tài năng của bà càng ngày càng phát triển.
Tiếp nối người thầy Ahn Bi-chwi của mình, bà trở thành người sở hữu tài năng dân ca Gyeonggi năm 1997 ở độ tuổi 50 và được công nhận danh hiệu 'danh ca' từ đó.
Danh ca Lee Chun-hee (thứ 2 từ trái sang) cùng với tổng thống Park Geun-hye (thứ 4 từ bên phải sang) cùng các nghệ sĩ tham gia chương trình đang cùng nhau hát bà Arirang trong buổi biểu diễn 'Arirang-hương vị và vẻ đẹp phồn thịnh văn hóa Hàn Quốc' diễn ra tại Nhà Xanh ngày 27/10 năm ngoái. (Ảnh: Jeon Han)
Hiện tại bà đang tập trung cho việc giảng dạy cho các học sinh tại Trường nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc và trường đại học. Chúng tôi đã có buổi gặp gỡ và lắng nghe những chia sẻ về sự nghiệp ca hát 50 năm qua của danh ca Lee Chun-hee.
- Bắt đầu học hát dân ca Gyeonggi ở tuổi 15 và cho đến nay bà đã theo đuổi dân ca Gyeonggi được 50 năm. Vậy dân ca Gyeonggi là gì? Dân ca Gyeonggi có thể nói là 'âm nhạc của Seoul'. Đó là thể loại âm nhạc lấy khu vực Gyeonggi-do và Seoul làm trung tâm. Âm của dân ca Gyeonggi rất thánh thót. Âm thanh của nó rất thanh, sáng và trong. Nó có sức hấp dẫn cực kì lớn.
- Mối nhân duyên của bà với dân ca Gyeonggi như thế nào? Tôi là người gốc Seoul. Tôi được sinh ra tại Seoul và chỉ sống ở Seoul cho đến bây giờ. Có thể chính vì thế mà tôi đặc biệt thích dân ca Gyoenggi. Khi tôi còn bé, dân ca Gyeonggi là thể loại âm nhạc đại chúng. Dân ca Gyeonggi được phát rất nhiều trên đài, và khi lần đầu tiên nghe nó tôi đã rất thích cái âm thanh trong và sáng đó. Mỗi lần tôi nghe nó trong tôi đều đọng lại dư âm mà tôi không thể giải thích được vì sao. Mỗi lần đi qua nơi nào đó và nghe được âm thanh của nó tôi đều nán lại và nghe cho đến hết rồi mới đi.
Khi đó tôi không hề biết là có học viện dạy hát dân ca Gyeonggi. Vì tôi thích âm nhạc nên tôi đã học ở trung tâm dạy âm nhạc đại chúng trong 3 năm nhưng sau khi biết rằng có cả trung tâm dạy dân ca thì tôi đã chuyển sang đó. Tại đó tôi đã gặp thầy Lee Chang-bae.
Một ngày nọ thầy Lee Chang-bae đã hỏi tôi: "Rốt cuộc đối với em âm nhạc là gì?". Tôi đã ngày đêm luyện tập không biết mệt mỏi để tìm ra câu trả lời. Thời đó do không có máy ghi âm tôi luôn luôn chỉ nghe được một lần sau đó thuộc âm và luyện tập. Ngay cả khi đi trên đường tôi cũng luôn lẩm nhẩm hát nên có nhiều lúc tôi bị đâm vào cả cột điện.
Danh ca Lee Chun-hee đang dạy dân ca Gyeonggi cho các học sinh. (Ảnh: Jeon Han)
- Tôi tò mò không biết dân ca Gyeonggi thu hút bà ở điểm nào Lần đầu tiên khi tôi nghe nhạc dân ca Gyeonggi toàn thân tôi đã nổi da gà. Khi tôi hát theo nhạc đệm của thầy, thầy đã nói 'hóa ra con bé đã học ở đâu đó trước khi đến đây' và không tin rằng đó là lần đầu tiên tôi học hát dân ca. Tôi bắt đầu cảm thấy nhàm chán sau khi học được 3 tháng. Khi học tôi cảm thấy rất thích và thú vị nhưng tôi đã nghĩ 'học cái này xong rồi để làm gì'. Việc cầm một chiếc trống Janggu, ngồi thành vòng tròn và học hát trong một không gian chật hẹp giống như phòng gác mái thực sự trông rất khổ sở.
Dù mang mối lo âu nhưng ngày hôm sau khi được hát cùng với thấy là tất cả những suy nghĩ đó đều biến mất hoàn toàn, và hàng trăm hàng nghìn lần tôi lặp đi lặp lại suy nghĩ 'quả nhiên là mình đã lựa chọn đúng' khiến trong tôi liên tục xảy ra mâu thuẫn. Tuy nhiên càng học tôi lại càng thích nó. Đến mức khiến tôi nổi da gà.
- Lí do gì khiến bà có quyết tâm rằng 'mình phải đi theo con đường này' và đâu là nguồn động lực lớn nhất giúp bà có thể đi theo con đường này trong suốt 50 năm qua? Đó là khi tôi gặp cô Ahn Bi-chwi sau khi theo học thầy Lee Chang-bae. Năm 1975 khi cô Ahn Bi-chwi chọn tôi làm học trò sau khi cô được chọn làm người sở hữu tài năng dân ca Gyeonggi, tôi đã nghĩ rằng 'đây là con đường của mình' và hạ quyết tâm.
Tôi không thể làm tốt nếu như không thích con đường này. Tôi không thể làm được nếu như tôi không 'điên'. Tôi đã phải chiến đấu với chính mình khi mọi việc không nhìn thấy đích mặc dù tôi đã rất hạ quyết tâm. Lần này lại khác. Tôi đã mang trong mình một mục tiêu là sẽ trở thành 'danh ca số 1' và nỗ lực cho đến bây giờ.
Một số người nghệ sĩ trên truyền hình từng nó tôi không có tố chất và coi thường tôi. Khi đó tôi lại càng chăm chỉ hơn. Với quyết tâm 'hãy khiến những điểm thiếu sót được thừa nhận bằng sức lực của mình, và phải trở thành một Lee Chun-hee số 1' tôi đã không ngừng luyện tập một cách nghiêm khắc với bản thân.
- Chắc hẳn có rất nhiều khó khăn trong sự nghiệp ca hát của mình, giây phút nào bà cảm thấy mệt mỏi nhất? Đó là vấn đề kinh tế. Tôi thực sự ngày ngày đều nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt 10 năm, 20 năm nhưng tôi đã không nhận được sự đền đáp xứng đáng. Tôi đã không được nhận sự đối đãi tử tế đến mức đáng xấu hổ. Vì điều đó mà tôi đã có rất nhiều trăn trở.
Đã có lần tôi phải đổi tuyến xe bus 2 lần nhưng vì không có tiền nên tôi chỉ đi xe bus một lần và đi bộ suốt một quãng đường dài. Tôi đã từng nghèo đói tới mức như vậy.
Thời gian trôi đi và đến năm 1996, năm của âm nhạc truyền thống đã bắt đầu. Khi đó tôi đã cực kì cảm động. Nước mắt tôi không ngừng rơi với suy nghĩ 'Sau khi nỗ lực như vậy cuối cùng thì ngày này cũng đến'. Kể từ khi đó những nghệ sĩ nhạc truyền thống bắt đầu trở nên bận rộn. Những nơi gọi mời nghệ sĩ nhạc truyền thống trở nên nhiều hơn và bắt đầu nhận được sự quan tâm nhiều hơn. Khoa âm nhạc truyền thống bắt đầu có mặt tại trường đại học, và tại các trung tâm văn hóa khu vực đã có những giờ học hát dân ca.
Khó khăn lại tìm đến với tôi một lần nữa. Đó là vào tháng 1 năm 1997 khi cô Ahn Bi-chwi qua đời. Kể từ sau khi trở thành học trò của cô, ngày ngày tôi đều bám theo cô. Cô không chỉ là thầy mà thực sự như một người mẹ, gia đình của tôi. Khi cô qua đời tôi có cảm giác như cả thế giới này sụp đổ vậy.
Danh ca Lee Chun-hee nói rằng 'âm nhạc là cuộc sống của tôi. (Ảnh: Jeon Han)
- Tôi nghe nói bà từng bị chứng sợ sân khấu nặng, vậy bà đã khắc phục nó như thế nào?Tôi đã khắc phục chứng sợ hãi bằng cách đứng lên ngồi xuống liên tục. Năm 1985 tôi có buổi công bố cho buổi diễn đầu tiên nhưng tôi đã luyện tập và lặp lại việc đứng lên ngồi xuống từ 1 năm trước đó để loại bỏ chứng sợ sân khấu. Luyện tập đẫm mồ hôi đến mức trong suốt 1 năm đến mức lộ rõ cả bắp chân, chứng sợ sân khấu của tôi đã biến mất. Thực lực của tôi đã được nâng cao đến mức tôi vẫn có thể hát được dù tôi có chạy tung tăng trên sân khấu và buổi phát biểu đã diễn ra thành công. Kể từ đó tôi bắt đầu được mọi người gọi là 'danh ca'.
Bây giờ tôi có thêm một sự 'run rẩy' khác. Tôi căng thẳng vì niềm kì vọng về bản thân, vì trách nhiệm mà tôi đang gánh vác. Tôi đang luyện tập và cố gắng nhiều hơn nữa để không phải nghe câu nói 'danh ca mà chỉ làm được đến thế thôi'.
Cái gọi là sân khấu thực sự đáng sợ. Bất kể sân khấu nào dù nhỏ hay lớn đều khiến tim tôi đập loạn xạ. Vì thế tôi nói với học trò của mình rằng: 'Không có sân khẩu bé hay lớn. Mọi sân khấu đều là sân khấu lớn'. Dù sân khấu có nhỏ đến đâu thì vì khán giả có thể nghe giọng hát của tôi một cách rõ ràng ở vị trí rất gần nên dù ở bất kì sân khấu nào cũng đều phải nỗ lực hết mình, thận trọng đến từng ánh mắt, từng động tác tay.
- Hiện bà cũng đang biểu diễn tại sân khấu của các nước Châu Âu như Đức, Pháp và giới thiệu dân ca Gyeonggi đến với khán giả nước ngoài. Bà có cảm nhận được sự khác biệt trong phản ứng tại nước ngoài sao với 50 năm trước không? Hàng năm tại Pháp đều tổ chức 3 lễ hội lớn. Một trong số đó là 'Lễ hội tưởng tượng' diễn ra tại Paris của Pháp vào tháng 3 năm ngoái, và tôi đã biểu diễn trong lễ khai mạc. Tôi đã mang lên sân khấu những ca khúc có trong đĩa nhạc mà tôi được nhận giải nhà phê bình của Đức lần này. Mọi người gọi việc dân ca Gyeonggi mở màn cho một lễ hội lớn như vậy là 'kì tích'. Điều đó khiến tôi rất cảm động. Những ngày tháng gian khổ trong thời gian qua lướt qua nhanh như chiếc đèn kéo quân.
Thêm vào đó khi tôi biểu diễn trên sân khấu của riêng mình tại Đức tôi cũng đã có cảm nhận tương tự. Tôi cảm động trước thái độ nghe nhạc của những người Đức mặc dù họ hoàn toàn không biết tiếng Hàn. Tôi đã hát bài các bài như Arirang, Hwesingok(回心曲) và họ đã dành cho tôi những tràng pháo tay và sự tán thưởng không ngớt ngay khi tôi kết thúc buổi biểu diễn. Tôi thực sự thấy rất vui sướng.
- Giấc mơ mà bà muốn thực hiện là gì?Tôi muốn tạo nên một đoàn nhạc dân ca Gyeonggi nơi có thể trả lương tháng cho các thành viên trong đoàn. Âm nhạc truyền thống là thể loại khó để tiếp cận và sự thật là rất khó để đạt được nó. Hiện tại có nhà trẻ, trường cấp 2, cấp 3 về nhạc truyền thống tuy nhiên lại chưa có trường tiểu học. Nhạc truyền thống phải học ngay từ khi còn bé thì nền tảng mới vững và mới có thể đạt tới danh hiệu danh ca. Tôi tin rằng nếu có thêm trường tiểu học đào tạo nhạc truyền thống thì chắc chắn sẽ có thể nhiều danh ca nữa.
- 'Âm nhạc là gì?' câu hỏi của thầy Lee Chang-bae mà 50 năm trước bà vẫn chưa thể đưa ra đáp án, bây giờ bà đã tìm ra chưa?Tôi nghĩ rằng âm nhạc là sinh mệnh, là cuộc sống. Đã có nhiều lúc nhụt chí nhưng tôi nhụt chí không phải vì tôi ghét nó mà tôi chán nản vì nhiều thiếu sót của mình. Nghĩ lại về nó tôi mới thấy rằng 'À, hóa ra âm nhạc chính là cuộc sống của mình'. Tôi đang ước rằng tất cả mọi người đều cùng tôi mang âm nhạc vào trong cuộc sống của mình.
Đĩa nhạc 'Ariang và nhạc dân ca' của danh ca Lee Chun-hee người giành được giải nhà phê bình âm nhạc của Đức ngày 15/5 vừa qua. (Ảnh: Jeon Han)
Phóng viên Son Ji Ae
jiae5853@korea.kr