Con người

26.01.2015

"Càng học tiếng Hàn, bạn càng thấy nó thật thú vị. Tuy không dễ dàng để có thể nhận ra và thấu hiểu những ý nghĩa và cảm xúc ẩn chứa bên trong ngay khi đọc các tác phẩm văn học cổ điển, thành ngữ bốn chữ của Trung Quốc hay các tác phẩm dân gian đặc thù nhưng mỗi khi làm được điều đó tôi lại cảm thấy hạnh phúc".

Cô Sophie Bowman nói với một nụ cười e thẹn.
Cô là người dịch cuốn "Hãy để tôi là một bông hoa trong trái tim bạn", bộ sưu tập mới xuất bản của hơn 50 bài thơ được viết bởi nhà văn khuyết tật, một bộ sưu tập ban đầu được giới thiệu là "Sosdae Munhak" và công bố bởi Hiệp hội Nghệ sĩ khuyết tật Hàn Quốc .

소피 바우먼씨는 런던 대학 재학 시절 한국어를 우연히 제2외국어로 선택한 후 한국에 대한 열정으로 번역가의 길을 택한 것을 ‘운이 좋았다’고 말했다.

Sophie Bowman nói rằng đó là một "sự trùng hợp may mắn" khi cô lựa chọn con đường trở thành dịch giả bởi có một niềm đam mê đối với Hàn Quốc sau khi vô tình chọn tiếng Hàn là ngôn ngữ thứ hai tại Đại học London.



Cô đã tình cờ lựa chọn tiếng Hàn Quốc- một ngôn ngữ xa lạ để tìm hiểu khi cô đang theo học chuyên ngành Nhân chủng học tại Viện nghiên cứu về phương Đông & châu Phi (SOAS) thuộc Đại học London. Kể từ khi ra quyết định đó, cô đã học tiếng Hàn tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Anh và thậm chí đã đến thăm Hàn Quốc, đăng kí học tại Viện Ngôn ngữ Hàn Quốc của Đại học Yonsei để có thể tìm hiểu sâu hơn về ngôn ngữ này , và từ đây cô đã dành tình cảm sâu đậm cho ngôn ngữ thứ hai đó.

Sự quan tâm của cô không chỉ dừng lại ở ngôn ngữ Hàn Quốc mà còn mở rộng về cả xã hội Hàn Quốc và văn học Hàn Quốc. Cô đã lấy được bằng thạc sĩ về nghiên cứu Hàn Quốc khi theo đuổi sở thích về văn học của đất nước này. Từ năm 2012, cô chuyển tới sống ở Hàn Quốc, bắt đầu công việc giới thiệu các tác phẩm văn học Hàn Quốc ở nước ngoài bằng cách dịch sang tiếng Anh.

Korea.net đã có buổi trò chuyện với cô để chia sẻ về cuộc sống ở Hàn Quốc, ngôn ngữ Hàn Quốc và về văn học Hàn Quốc nói chung.

소피 바우먼씨가 한국문학과 문학 번역작업이 어렵지만 매우 즐거운 일이라고 밝히고 있다. 왼쪽은 그가 최근에 옮긴 시집 ‘너의 꽃으로 남고 싶다’.

Bowman cho biết học và dịch văn học Hàn Quốc là không dễ dàng, nhưng mà cô rất thích nó. Cuốn sách ở trên bên trái là cuốn "Hãy để tôi là một bông hoa trong trái tim bạn" mà cô dịch sang tiếng Anh.


- Điều gì khiến bạn học tiếng Hàn?
Tôi chỉ nghĩ rằng tiếng Hàn Quốc là một ngôn ngữ kỳ lạ khi tôi đang học tại SOAS tại Đại học London. Không nhiều người chọn học tiếng Hàn vào thời điểm đó, so với bây giờ. Đó là một sự trùng hợp, nhưng tôi nghĩ rằng tôi đã may mắn khi lựa chọn như vậy. Vì vậy, đó là một sự trùng hợp may mắn.

- Bạn quyết định dịch văn học Hàn Quốc sau khi học tiếng Hàn Quốc hơn bảy năm. Tại sao bạn lại lựa chọn một công việc thách thức như vậy ?
Tôi bắt đầu học tiếng Hàn vào năm 2007. Sau khi lấy được bằng thạc sĩ, tôi học tại Viện Ngôn ngữ Hàn Quốc của Đại học Yonsei. Tôi làm việc tại một công ty Hàn Quốc trong năm 2012. Tôi là người duy nhất có thể nói tiếng Anh ở đó. Trong khi làm việc, tôi đã nghiên cứu rất nhiều về Hàn Quốc và bắt đầu dịch một số tác phẩm. Kể từ đó, tôi đã tham gia một khóa học chuyên sâu tại Viện Văn học dịch Hàn Quốc để tìm hiểu nhiều hơn về dịch thuật.

- Có nguyên nhân cụ thể nào khiến bạn đặc biệt dành sự quan tâm và tình cảm cho văn học Hàn Quốc hay không? Nếu có hãy cho biết nguyên nhân đó là gì?
Trong khi đang theo học tại Đại học London, sự quan tâm của tôi về Hàn Quốc trở nên lớn dần. Hầu hết các cuốn sách về Hàn Quốc tôi đọc khi học thạc sĩ đều được viết bởi người phương Tây. Tuy nhiên, khi đọc văn học Hàn Quốc tôi nhận thấy rằng những cuốn sách được viết bởi người Hàn Quốc có nội dung thú vị hơn những cuốn sách được viết bởi người phương Tây, ví dụ như những câu chuyện từ những người có kinh nghiệm lịch sử Hàn Quốc thực tế. Có một sự khác biệt lớn giữa các học giả nước ngoài viết một cuốn sách về Hàn Quốc và các tác giả Hàn Quốc viết về văn hóa của họ. Cuốn tiểu thuyết Hàn Quốc đầu tiên tôi đọc là "Vị khách" của Hwang Seok-young. Nó đã được dịch rất tốt và nhận được nhiều ý kiến khen chê trái chiều. Sau đó, tôi đọc nhiều sách của các nhà văn Hàn Quốc, bao gồm cả Park Wansuh và đã có thể hiểu sâu hơn một chút về Hàn Quốc. Tại thời điểm đó, tôi không nghĩ mình sẽ trở thành một dịch giả văn học Hàn Quốc. Tuy nhiên, một giáo sư, người phỏng vấn tôi cho chương trình KLTI đã thấy niềm đam mê trong tôi. Trên thực tế, việc đọc, hiểu và dịch những tầng ý nghĩa trong các tác phẩm văn học Hàn Quốc không phải là điều dễ dàng, tuy nhiên lại rất thú vị. Tôi thực sự thích công việc này.

- Có bất kỳ lý do gì khiến bạn chọn dịch "Sosdae Munhak" - một bộ sưu tập các bài thơ được viết bởi các nhà thơ khuyết tật?
Một người bạn của tôi biết Giáo sư Bang Gui-hee và chúng tôi đã cùng nhau ăn tối. Sau đó, giáo sư Bang đề nghị công việc và gửi cho tôi hai hoặc ba bài thơ. Một trong số đó là tác phẩm "Tôi đã từng có mười con mắt" của Son Byeong-Geol mà tôi ấn tượng sâu sắc. Nhiều người trong số chúng ta nghĩ rằng mắt để nhìn mọi thứ, nhưng đối với một số người khác, điều đó lại không phải. Tôi dịch một vài bài thơ đầu và nói với giáo sư Bang rằng tôi thấy công việc này rất thú vị và tôi thực sự rất thích nó. Đó là sự khởi đầu và tôi đã phải mất bốn tháng để dịch tổng cộng 53 bài thơ.

- Trong số 53 bài thơ đó có bài thơ nào để lại ấn tượng đặc biệt sâu đậm với bạn không?
Ngoài tác phẩm của Son Byeong-Geol, tôi còn ấn tượng với ba tác phẩm khác nữa. "Đau khổ và cuộc sống tươi đẹp trên đỉnh núi" của Kim Yul-do sáng tác dựa trên cuộc sống khó khăn thực tế của tác giả ở Seoul hơn 20 năm trước đây. Tôi cũng đã phải dịch tiếng gà trong tác phẩm "Này, gà" của Lee Myeong-yun. Quá trình chuyển giao của mùa xuân được mô tả như là quá trình sinh thành một bông hoa trong "Trồng cây mộc qua" của Nam In-u. Sau đó, có "Lao động của Camelia" viết bởi Mun Yeong-yeol. Không có tác phẩm nào trong tuyển tập than thở về những khuyết tật của các tác giả, thay vào đó, tác phẩm của học đều viết về những cảm xúc của con người, như niềm vui, nỗi buồn, tình yêu...Vì việc thấu hiểu và truyền tải các cảm xuacs của tác giả sang tiếng Anh là rất khó nên tôi rất tập trung vào phần này.

- Khả năng viết tiếng Hàn của bạn khá tốt, thậm chí là nhận xét từ quan điểm của một người bản xứ. Làm thế nào bạn có thể học đến mức như vậy? Bạn có bí quyết gì đặc biệt không?
Trong trường hợp các ghi chú của người dịch trong cuốn sách này, tôi đã viết từng câu bằng cả tiếng Anh và tiếng Hàn. Tìm hiểu về một ngôn ngữ là để giao tiếp và tiếp cận với thế giới bằng ngôn ngữ đó, như thông qua con người, truyền hình, tạp chí và những thứ tương tự vậy chứ không phải để nhận được một kết quả cao ở kì thi.

Trong trường hợp của tôi, tôi sống ở Hàn Quốc, gặp gỡ bạn bè Hàn Quốc và chủ yếu nói tiếng Hàn. Vì vậy, khi tôi trở về nhà ở London, gia đình và bạn bè của tôi thường đùa rằng tiếng Anh của tôi nghe có vẻ lạ. Tôi thậm chí còn nghĩ rằng tôi đã bị mắc kẹt ở giữa hai thứ ngôn ngữ và rằng nó có thể là một vấn đề về bản sắc, mặc dù nó không phải là xấu. Khi tôi đi ra ngoài để mua một cái gì đó hoặc gặp gỡ ai đó, khoảng 90% mọi người đều ngạc nhiên và nói: "Tiếng Hàn Quốc của bạn thật tốt". Tôi nghĩ rằng người Hàn Quốc cần phải làm quen với việc nhìn thấy nhiều người ngoại quốc nói tiếng Hàn giỏi.

Trong khi dịch, khi tôi gặp khó khăn trong văn học cổ điển, hoặc các câu thành ngữ, điển tích bốn chữ của Trung Quốc, tôi chủ yếu dựa vào từ điển. Một người bạn của tôi dạy chữ Hán ở trường cấp ba nên tôi thường gọi điện thoại hỏi cô ấy. Tuy nhiên, một số thành ngữ lại có nhiều bản dịch khác nhau, thậm chí là đối với cả những người Hàn Quốc. Tôi sẽ quyết định dịch theo ý kiến của họ hay là của tôi, và có khi tôi đúng, điều đó làm tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Đọc tác phẩm văn học Hàn Quốc viết bằng tiếng Hàn phải mất nhiều thời gian hơn bởi vì tôi phải tra từ mới trong từ điển cũng như tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ địa phương. Bây giờ, tôi phần nào có thể hiểu được ngôn ngữ địa phương từ Gyeongsang-do (Bắc và Nam tỉnh Gyeongsang). Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, tôi sẽ hỏi những người khác. Tôi đã từng tình cờ dịch một tác phẩm văn học có nhiều phương ngữ địa phương của Bắc Triều Tiên, điều này đã gây khó khăn vì không có từ điển để tra về những từ ngữ đó.

Tôi không thể nói tôi đã đọc rất nhiều, nhưng "Ai đã ăn hết tất cả Shinga?" của Park Wansuh có thể là một trong số đó. Tôi đọc cuốn sách trong năm 2010. Nó đã được dịch sang tiếng Anh, thể hiện rõ ràng được tiếng nói mạnh mẽ của nhà văn. Bằng cách đọc cuốn sách này, tôi đã có thể hiểu được lịch sử và xã hội Hàn Quốc. Vì vậy, tôi đã giới thiệu nó cho nhiều người xung quanh mình.

Một cuốn sách khác là "The Vegetarian" của Han Kang mà gần đây đã được dịch sang tiếng Anh. Cuốn sách khá phổ biến trong những ngày này, ngay cả ở Anh. Tôi nghĩ rằng nó nhận được sự yêu mến nhiều như vậy là do chứa đựng nhiều sự khác biệt: sự sắc nét và hấp dẫn đối với người nước ngoài và cách nhìn sáng tạo của người dịch.

Gần đây, tôi có dịch truyện ngắn "Sự thay đổi của bạn" viết bởi Kim E-hwan. Khi lần đầu tiên đọc cuốn sách, tôi cũng mất không nhiều thời gian và nó rất dễ hiểu. Tôi đoán đó là vì phong cách viết đơn giản và rõ ràng của tác giả.

Bây giờ, tôi đang dịch "Người phụ nữ lái chăn dê" của Jon Kyongnin. Không hề dễ dàng để có thể truyền tải hết những điều tác giả muốn gửi gắm một cách rõ ràng trong khi tác phẩm có sử dụng nhiều biểu hiện và cách diễn tả kỳ lạ độc đáo. Tôi nghĩ rằng sau khi dịch xong cuốn sách này, tiếng Anh của tôi cũng sẽ được cải thiện rất nhiều.

- Ai đã đặt tên tiếng Hàn cho bạn? Liệu nó có ý nghĩa đặc biệt gì không ?
Khi tôi học tại Viện Ngôn ngữ học Hàn Quốc Yonsei vào mùa hè, tôi đã tổ chức một bữa tiệc sinh nhật với bạn bè. Một số người trong số đó đã ở lại với tôi đến khuya nhất quyết đề nghị rằng tôi nên có tên tiếng Hàn. Họ chọn cho tôi cái tên "So-hee" có âm tương tự như tiếng đầu tiên trong tên của tôi. Sau đó chúng tôi chọn "Ban" là họ bằng tiếng Hàn của tôi bằng cách ghép chữ cái đầu tiên và chữ cái cuối cùng trong họ thật của tôi. Mẹ bạn tôi đã lựa chọn các ký tự Trung Quốc cho tên tiếng Hàn của tôi với những ý nghĩa tốt. Sau đó, ông nội của cô ấy thậm chí còn viết tên tiếng Hàn của tôi theo lối thư pháp và tôi thực sự rất cảm động.

- Bạn có khó khăn gì khi sống tại Hàn Quốc? Ngược lại, bạn có thấy những mặt tốt khi sinh sống tại đây không? Nếu vậy, chúng là gì?
Tôi đã sống ở Hàn Quốc kể từ năm 2011. Lúc đầu, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ bạn bè của mình. Tôi đã luôn sợ hãi khi nói đến vấn đề visa hoặc di trú vì tôi chưa bao giờ có kinh nghiệm trước đó. Hiện tại, tôi không gặp nhiều khó khăn lắm vì tôi có thể nói tiếng Hàn. Tôi có nhớ nhà, vì ở đây thực sự rất khác so với cuộc sống của tôi ở London. Tôi nhớ gia đình và bạn bè rất nhiều. Nếu nói đến những điểm tích cực, mặt tốt của cuộc sống ở Hàn Quốc là giao thông công cộng thuận tiện và taxi giá rẻ, Hàn Quốc có một hệ thống giao hàng nhanh chóng mà sẽ mang lại bất cứ thứ gì bạn muốn vào ngày hôm sau ngay sau khi bạn thực hiện một đơn đặt hàng và thực tế cuộc sống ở đây là mọi thứ đều nhanh. Tôi đoán những ngày này tôi đã quen với một lối sống như vậy.

- Tôi nghe nói bạn rất thích leo núi. Bạn thường ghé thăm những ngọn núi nào và tại sao bạn lại thích đi đến đó?
Tôi đã đến núi Jirisan khoảng 8 hoặc 10 lần. Tôi có thể leo lên đến đỉnh hoặc khoảng giữa núi. Tôi hay đến đó khi qua Cheongju hoặc Namwon. Tôi hay đến núi Bukhansan thường xuyên hơn, nhưng Jirisan là điểm yêu thích của tôi. Ngọn núi ấy rất dễ leo, trong trường hợp đi từ Nogodan thì chỉ mất khoảng một giờ để đến đó. Nó rất cao và bạn có thể thưởng thức một khung cảnh tuyệt vời.

- Trong thời gian sống ở đây, thông qua những trải nghiệm về cuộc sống ở Hàn Quốc và những tác phẩm văn học, bạn có ấn tượng gì về con người cũng như xã hội Hàn Quốc không?
Thật khó để nói một cách khái quát vì mỗi cá nhân đều khác nhau. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, cuộc sống đô thị làm cho mọi người ít thân thiện. Khi ở những vùng ngoài Seoul, tôi có thể nhận thấy nhiều người tử tế, họ yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau và chia sẻ thức ăn. Đó là một ví dụ điển hình, việc chia sẻ thực phẩm có thể bắt gặp thường xuyên hơn khi ở ngoại thành hơn là trong thành phố.

- Chúng tôi rất cảm ơn tình cảm của bạn dành cho văn học Hàn Quốc. Văn học Anh, quê hương của bạn, đã có ảnh hưởng lớn đối với văn học Hàn Quốc. Xin hãy nêu một số tiểu thuyết hay những bài thơ của các tác gia người Anh bạn muốn giới thiệu tới độc giả Hàn Quốc.
Tôi không rõ lắm về các tác giả đương thời, nhưng tôi rất thích thơ. Tôi muốn giới thiệu với các bạn một vài nhà thơ như Seamus Heany, người đã đoạt giải Nobel, và Philip Larkin. Tôi thực sự yêu khoa học viễn tưởng. Cuốn sách yêu thích của tôi là "Hướng dẫn của người xin quá giang tới dải ngân hà" của Douglas Adams. Cuốn sách này rất nổi tiếng trong giới khoa học viễn tưởng. Nó đã được dịch sang tiếng Hàn, nhưng tôi muốn tự bản thân mình sẽ dịch nó trong tương lai, nếu có thể.

- Trong tương lai bạn có bất cứ kế hoạch hay mong muốn gì liên quan đến văn học Hàn Quốc không?
Bắt đầu từ tháng 3 này, tôi sẽ tham gia nghiên cứu tại Khoa Văn học Hàn Quốc tại Đại học nữ sinh Ewha trong khoảng hai năm. Mục tiêu của tôi là có thể đọc được nhiều tác phẩm văn học Hàn Quốc và viết bằng tiếng Hàn càng nhiều càng tốt. Chuyên ngành của tôi là Phê bình văn học Hàn Quốc đương đại, tập trung hơn vào tìm hiểu các văn bản, việc đó cũng rất quan trọng trong dịch thuật. Mục tiêu chính của tôi là để nâng cao khả năng đọc hiểu sách tiếng Hàn.

Yoon So Jeong- korea.net
Ảnh: Jeon Han- korea.net
arete@korea.kr

Để tìm hiểu thêm thông tin kiến thức về văn học Hàn Quốc và dịch thuật, vui lòng truy cập trang web của Viện Văn học dịch thuật Hàn Quốc (http://www.klti.or.kr)