"Mỗi người ai cũng đều có batuk của riêng mình".
Baduk là từ thuần Hàn để chỉ trò chơi cờ vây, một trò chơi thể hiện trí tuệ và chiến lược của người đánh ở các quốc gia châu Á cổ đại. Lúc đầu, khi mới nghe qua, nhiều người sẽ nghĩ đến đây là câu chuyện có liên quan đến thế giới của bộ môn cờ vây. Tuy nhiên, với lối kể chuyện thông qua góc nhìn của một người công nhân bình thường, "Misaeng" (未生: cuộc sống bất khả thi) thực sự là một trong những tác phẩm truyện tranh trực tuyến tự sự nổi tiếng nhất nói về cuộc sống hàng ngày.
Bộ
truyện tranh kể về câu chuyện của một người đàn ông tên là Jang Geu-rae - người
có giấc mở trở thành một tuyển thủ cờ vây nhưng không thành và phải bắt đầu cuộc
sống mới với thân phận là một nhân viên giới văn phòng. Rất nhiều độc giả bày tỏ
sự thông cảm đối với những sự thật nghiệt ngã và khó khăn mà nhân vật chính gặp
phải, đồng thời ủng hộ sự đấu tranh để vượt qua nghich cảnh, thích nghi với môi
trường làm việc mới của nhân vật. Người hâm mộ cũng đánh giá rất cao việc tác
giả so sánh cuộc sống hàng ngày của người lao động với bộ môn cờ vây. Vào năm
ngoái, bộ phim truyền hình được sản xuất dựa trên nguyên tác gốc của bộ truyện
tranh đã đạt tỉ lệ xem rất cao, mặc dù không hề có nội dung về tình yêu hay
nhân vật anh hùng nào. "Misaeng" và nhân vật chính "Jang
Geu-rae", kể từ đó đã trở thành hai từ khóa quan trọng, đại diện cho nhiều
khía cạnh của xã hội Hàn Quốc hiện đại.
Tác giả của "Misaeng" là Yun Taeho - người đã rất nổi tiếng với những tác phẩm trước đó của mình như bộ phim kinh dị "Rêu" và "Người trong cuộc", một câu chuyện về đề tài
tham nhũng trong xã hội. Những tác phẩm đó của ông đều được chuyển thể thành phim và đã gặt hái được rất nhiều thành công cũng như nhận được nhiều giải thưởng lớn.
Gần đây, ông đã nhận được giải thưởng cao quý nhất của Lễ trao giải truyện tranh Bucheon cho cuốn tiểu thuyết đồ họa "Trận chiến Incheon" tái hiện lại quá trình lịch sử trải dài từ khi Hàn Quốc thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Nhật Bản cho đến Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Korea.net đã có buổi gặp gỡ và trò chuyện với Yoon để tìm hiểu thêm về cuộc sống, suy nghĩ của ông về thế giới của nghệ thuật truyện tranh và về niềm tin của ông đối với những tác phẩm truyện tranh.
Yun Tae-ho, tác giả của cuốn truyện nổi tiếng 'Misaeng' nói rằng trở thành một họa sĩ truyện tranh là số phận của ông.
Điều gì đã khiến ông quyết định trở thành một họa sĩ truyện tranh?Khi còn nhỏ, tôi đã đọc các tác phẩm truyển tranh của thầy Huh Young-man mà lớn lên. Điều đó khiến tôi quyết tâm
trở thành một họa sĩ truyện tranh. Tuy nhiên, tôi tin rằng cho dù có không đọc được những tác phẩm của ông, tôi
vẫn sẽ trở thành một họa sĩ vẽ
truyện tranh. Gia đình tôi không đủ điều kiện để có thể chu cấp cho tôi khi học tại trường Đại học Mỹ thuật, nhưng tôi thích vẽ, thích những đường nét nguệch ngoạc của graffiti, vì vậy tôi đoán cho dù thế nào tôi cũng
vẫn sẽ trở thành một tác giả truyện tranh.Ông có thể vui lòng cho biết tên tác giả và tác phẩm truyện tranh mà ông yêu thích và điều gì khiến ông ấn tượng với những tác giả, tác phẩm đó?
Khi còn bé, vì ở nông thôn nên tôi đã không có cơ hội để có thể đọc nhiều truyện tranh hay tiểu thuyết đồ họa. Tôi đã có vài cuốn truyện tranh của Huh Young-man, vì vậy tôi chỉ đọc đi đọc lại những quyển truyện đó trong vài năm liền. T
ôi thích phong cách vẽ, cách xây dựng cốt truyện của ông.
Trong các tác phẩm truyện tranh của mình, ông dường như thường để cho các nhân vật phải đối mặt với rất nhiều những tình huống khó khăn, ví dụ như một học sinh trung học không thể trở thành tuyển thủ cờ vây chuyên nghiệp hay một người đàn ông đã ly dị và đánh mất tất cả mọi thứ, kể cả gia đình của mình. Lý do gì khiến ông luôn muốn đặt nhân vật vào nghịch cảnh như vậy? Về mặt xây dựng cốt truyện theo quan điểm sản xuất truyện tranh, một cuốn truyện với những nhân vật có nhiều yếu điểm sẽ thú vị và hấp dẫn hơn. Về mặt cá nhân, tôi cho rằng không có quá nhiều người có được một cuộc sống thoải mái, dễ dàng. Cho đến giờ tôi chưa từng thấy ai như vậy.
Tôi có rất nhiều ý tưởng về những nhân vật trưởng thành từ gian khó. Thay vì những ý đồ sắp đặt, tôi có xu hướng viết về các nhân vật mà tôi cảm thấy quen thuộc.
'Misaeng' đã nhận được sự
đánh giá cao từ các độc giả khi
đề cập đến câu chuyện về cuộc sống tẻ nhạt lê thê của một
nhân viên văn phòng đau khổ và cách nhân vật vượt qua khó khăn, đặc biệt là
khi tác giả so sánh cuộc sống với thế giới của những ván cờ vây.
Từ "Misaeng", "Rêu", "Trận chiến Incheon" và mới đây nhất là "Pain", ông đã cho ra đời những tác phẩm với nội dung đa dạng khác nhau. Vậy ông có thể cho biết nguồn cảm hứng nào đã giúp ông có những sáng tạo đó?
Với "Rêu", tôi đã
nghĩ rằng mình nên làm một bộ phim kinh dị sau khi trải qua thời kỳ đau khổ bởi
cuộc khủng hoảng tiền bạc trong suốt một thời gian dài. Về "Misaeng", ban đầu đây là đề xuất của phía
nhà xuất bản. Họ đã đề nghị tôi sáng tác một câu chuyện về người nhân viên làm công và trò chơi cờ vây. "Trận chiến Incheon" bắt đầu từ mối quan tâm của tôi với thế hệ trẻ trong quá khứ, những người cho thấy xu hướng hướng tới chủ nghĩa cực đoan cố hữu và bảo thủ. Khi nhìn vào những cuốn sách lịch sử, có thể thấy nhóm người trẻ này xuất hiện ngay lập tức sau khi Hàn Quốc giành được độc lập. Tôi nghĩ rằng họ đã làm theo những ước muốn của mình để tồn tại nhiều hơn là đi theo bất kỳ tư tưởng nào. Ngày nay, vẫn còn các nhóm người tương tự tồn tại trực tuyến, chỉ là họ không đột ngột xuất hiện. Sau khi suy nghĩ sâu sắc về họ, tôi quyết định xậy dựng một câu chuyện bắt đầu từ thời kỳ độc lập. Có vẻ như chính phủ trong quá khứ đã không giải quyết tốt vấn đề độc lập và sau độc lập một cách thích hợp. Những người dân đã phải chịu nhiều tổn thất và hy sinh trong quá trình này. Khi nhìn kỹ vào lịch sử, những người dân Hàn Quốc có thể sống một cuộc sống sung túc, đầy đủ và thoải mái hơn sau khi kết thúc chiến tranh. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải chịu nỗi đau chia cắt trong suốt thời gian qua. Tôi nghĩ rằng tất cả những hạn chế của chúng ta đều bắt nguồn từ sự chia rẽ dân tộc. Đây là lý do tại sao tôi viết "Trận chiến Incheon".
Ý tưởng để tôi viết nên 'Pain' là suy nghĩ về thế hệ của cha tôi rằng "Thời đó ngay cả tên trộm cắp dường như cũng phải sống chăm chỉ". Có thể họ
làm việc xấu ở bên ngoài, nhưng khi về nhà họ vẫn là những người cha, người mẹ tốt đối với con cái. Có thể thấy rằng xã hội Hàn Quốc vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi thời đại công nghiệp hóa. Giờ đây, những bậc cha mẹ không thể ngủ đủ giấc và phải làm việc để kiếm tiền nuôi dạy con cái. Những người con trưởng thành rồi cũng sẽ sống một cuộc sống tương tự như vậy, làm việc - kiếm tiền -nuôi con. Cuối cùng, có vẻ như rằng tiền là tất cả mọi thứ trên thế giới, và sở dĩ có điều này là do thời đại ngày nay được xác định bởi sự phát triển kinh tế. Văn hóa không phải là thứ mà chúng ta có thể quay lại tận hưởng, thưởng thức sau khi cuộc sống trở nên khá giả. Ngay cả khi nghèo khó, chúng ta vẫn cần phải tận hưởng những lợi ích của văn hóa. Con người cần phải biết cách để có thể biến mình trở thành một người có thể cân bằng được giữa cuộc sống, sinh tồn và văn hóa. Tuy nhiên, các thế hệ ông cha chúng ta trong quá khứ đã dành cả cuộc đời mình để cống hiến cho đất nước thêm giàu mạnh rồi sau đó lại sống một cuộc sống lãng phí khi mà ngay cả thời gian đọc một cuốn sách hay xem một bộ phim họ cũng không có. Vì lý do này, tôi muốn mô tả về những người bị ám ảnh về tiền bạc. Nếu chỉ nắm bắt những ý tưởng tư duy một cách chắc chắn của bản thân, tôi có thể viết về những câu chuyện nhân sinh trong cuộc sống. Tôi chưa bao giờ bắt gặp tác giả nào chỉ tập trung vào một ý tưởng.
Nhân vật chính Jang Geu-rae của "Misaeng" là người nhận được nhiều sự đồng cảm từ những nhân viên văn phòng. Vậy qua "Misaeng" ông muốn gửi gắm điều gì? Tôi chưa từng trải qua cuộc sống của một nhân viên văn phòng, bởi vậy tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ gửi gắm thông điệp gì. Xuất phát điểm là dự án của công ty, sau đó tôi đã rất hối hận khi ký hợp đồng đồng ý để nhà xuất bản cho đăng tác phẩm dài kỳ. Nhân viên văn phòng đều là những người có hiểu biết và có kiến thức hơn tôi và tôi hoàn toàn không hiểu gì về thế giới của họ. Tôi cũng hoàn toàn không thể phỏng vấn hay lấy thông tin từ bất kỳ một ai. Khi thực hiện tác phẩm, tôi đã chuẩn bị tâm lý rằng "đây sẽ là một trải nghiệm kinh khủng như địa ngục". Tuy nhiên, sau khi đã nắm bắt được chủ đề, tôi nhận ra rằng cuộc sống của những nhân viên văn phòng cũng không có sự khác biệt quá lớn với cuộc sống của chúng tôi. Họ dành phần lớn thời gian ban ngày để làm việc và sau đó trở về nhà ngay vào buổi tối. Họ luôn mong muốn hoàn thành tốt công việc và có xu hướng làm việc quá sức, đó không phải là điều quá khác biệt với chúng tôi. Tôi đã nghĩ rằng "cho dù với nhân viên văn phòng hay tác giả truyện tranh đi chăng nữa, cuộc sống rồi cũng sẽ trở nên khác biệt và khó khăn hơn khi bước vào độ tuổi 30, 40". Tôi hoàn toàn không có ý định sẽ gửi gắm hay truyền đạt bất kỳ một bài học nào thông qua câu chuyện. Một số người sẽ phản ánh cuộc sống của họ bằng cách nhìn vào hành vi của những người khác, mặc dù họ không cố ý. Bởi vậy, tôi nghĩ mình có thể làm cho độc giả khám phá ra chính bản thân thông qua tác phẩm truyện tranh của tôi.
Phạm vi chủ đề trong các tác phẩm của ông rất rộng, từ những việc nhỏ, vụn vặt hàng ngày cho đến những sự kiện to lớn vĩ đại của lịch sử. Dường như ông luôn tràn đầy ý tưởng sáng tác. Qua đó có thể thấy ông đã đọc rất nhiều tài liệu, tích lũy kinh nghiệm từ những cuộc hội thoại, trò chuyện và cho đến khi một tác phẩm được ra đời, ông đã phải lo lắng, suy nghĩ rất nhiều. Vậy lý do ông luôn chọn những đề tài nặng nề và có phần hơi tiêu cực là gì?
Nếu như tôi học đại học thì đó sẽ là vào năm 1988, nhưng trên thực tế tôi đã không đi. Dù sao thì tôi cũng không thể thoát khỏi sự phản ánh của những người sống trong thời đại ấy. Từ tình hình bất ổn chính trị trong quá trình dân chủ hóa, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cho tới sự phát triển của CNTT để phát triển nhanh chóng như xã hội ngày nay, tôi không thể chỉ nghĩ về bản thân mình mà không xem xét xã hội xung quanh. Tôi không có ý bình luận về xã hội thông qua các tác phẩm của mình, đây là tất cả những gì tôi đã học được khi lớn lên. Không phải tôi muốn viết về những vấn đề nặng nề, nghiêm trọng nhưng tôi thực sự chỉ có những ý tưởng xoay quanh chủ đề này. Mỗi khi suy nghĩ về những câu chuyện hạnh phúc và vui vẻ, tôi lại nghi ngờ bản thân "mình muốn trở nên như vậy sao". Dường như tôi không thể giống với những tác giả truyện tranh trẻ ngày nay.
Tác phẩm "Trận chiến Incheon" đã mô tả một cách sống động sự mâu thuẫn giữa phái ở lại và phái chạy trốn bằng cách vượt qua sông Hàn sau khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra. Đây là một trong những phần đau đớn của lịch sử Hàn Quốc hiện đại mà các sách giáo khoa lịch sử không phải lúc nào cũng đề cập đến. Bằng cách tiết lộ những tình tiết mà nhiều người muốn giấu đi đó, ông muốn chia sẻ những bài học gì? Tôi đã viết tác phẩm này dựa trên cuốn sách của Giáo sư Kang Chun-man đến từ Đại học Quốc gia Chonbuk và Niên giám của Viện Biên soạn Lịch sử Quốc gia Hàn Quốc. Tôi cảm thấy bất mãn với việc tại sao chỉ có một số ít những người đã từng đọc những cuốn sách của giáo sư Kang mới biết được những quan điểm này. Tôi muốn tất cả các độc giả, đặc biệt là độc giả trẻ, sẽ có thể trò chuyện và chia sẻ quan điểm với nhau thông qua truyện tranh. Về phần Niên giám của Viện Biên soạn Lịch sử Quốc gia Hàn Quốc, mỗi ngày có rất nhiều sự kiện được ghi chép lại. Khi xem xét tài liệu, ngoài sự kiện về phái vượt sông, còn có rất nhiều những sự kiện có tầm quan trọng về mặt lịch sử khác được ghi chép nên việc lựa chọn sự kiện nào làm tư liệu cũng khiến tôi vô cùng lo lắng và trăn trở. Việc phát hành một cuốn sách giáo khoa lịch sử sẽ phụ thuộc vào sự hiểu biết lịch sử của các nhà xuất bản sách giáo khoa, và họ bắt buộc phải chọn những sự thật để viết sách và xuất bản. Đó là một công việc vô cùng khó khăn. Đây là lý do tại sao các nhà xuất bản sách giáo khoa lịch sử là những người có trách nhiệm vô cùng nặng nề. Bởi vậy, về mặt này, tôi muốn chủ động đề cập đến những sự thật không được ghi chép rõ ràng trong nhiều sách giáo khoa. Tôi không coi đây chỉ là một bộ truyện tranh. Tuy nó có chứa đựng yếu tố hư cấu, nhưng đó chỉ là công cụ để có thể chuyển tải những sự thật lịch sử một cách chính xác hơn. Tôi muốn cung cấp những sự thật lịch sử chính xác thông qua tác phẩm này.
Ông đã từng trải qua rất nhiều khó khăn cá nhân, bao gồm cả việc sống vô gia cư trong một thời dài. Vậy khoảng thời gian khó khăn nhất trong quá khứ mà ông không thể quên là gì?
Nói thật là cuộc sống vô gia cư không hẳn quá khó khăn. Trong quá khứ, tôi đã luôn sống với một cảm giác mệt mỏi, nhưng sau khi kết hôn và sinh con, tôi đột nhiên cảm thấy hạnh phúc, điều đó khiến tôi phải đấu tranh để tìm ý tưởng mới vì tôi luôn luôn chỉ có thể tạo ra các tác phẩm với những năng lượng tiêu cực. Khi cuộc sống của tôi bất ngờ tràn đầy cảm giác hạnh phúc, tôi đã không biết phải làm gì vì trước đó tôi chưa bao giờ có kinh nghiệm về việc này. Đó là thời kỳ khủng hoảng của tôi kéo dài khoảng ba hoặc bốn năm, trước khi tôi bắt đầu sáng tác "Rêu".
Tác giả Yun Tae-ho đánh giá cao tính khả thi và khả năng tạo ra những nội dung mới thông qua sự kết hợp của kỹ thuật với hiệu quả truyền thông của truyện tranh trực tuyến.
Ở Hàn Quốc, truyện tranh đầu tiên được đăng tải trực tuyến và sau đó mới được xuất bản điện tử. Ngược lại, tại Mỹ, truyện tranh vẫn đang được xuất bản dưới định dạng tạp chí, chẳng hạn như Marvel Comics, sau đó được các nhà làm phim Hollywood chuyển thể thành những bộ phim bom tấn và nhận được những thành công vang dội. Vậy ông nghĩ sao về tương lai của truyện tranh trực tuyến? Sức hấp dẫn của truyện tranh trực tuyến là gì, thưa ông?
Việc đọc sách có thể có phần nào đó bất tiện. Bởi trước hết, chúng ta phải cầm đi cầm lại, và việc đến mua sách ở cửa hàng cũng thật phiền phức. Trong khi đó, chỉ cần một chiếc máy tính hay đơn giản hơn là điện thoại thông minh, chúng ta cũng có thể đọc được truyện tranh trực tuyến bất cứ lúc nào. Máy tính và điện thoại thông minh không chỉ dùng để đọc truyện tranh mà còn có thể làm được rất nhiều việc khác nữa nên chúng vô cùng tiện lợi.
Ngoài ra, với xuất bản trực tuyến, chúng tôi có thể ngay lập tức dễ dàng tiếp nhận và xem xét các ý kiến đánh giá của độc giả thông qua thông tin phản hồi họ để lại trên web. Trong khi đó, nếu ở trường hợp của truyện tranh truyền thống, việc này phải mất ít nhất ba tháng. Đối với những độc giả mới đọc truyện tranh, việc đi mua truyện nhiều khi cũng khá rắc rối. Về vấn đề này, truyện tranh trực tuyến và tiểu thuyết đồ họa có tiềm năng lớn và có rất nhiều điểm tiện lợi hơn. Giống như giờ đây, chúng ta không chỉ đưa những hình ảnh tĩnh của truyện tranh truyền thống lên web mà còn có thể dung hợp rất nhiều nội dung hỗn hợp với tất cả các loại truyền thông đa phương tiện. Hãy thử suy nghĩ về bộ phim "Avatar". Bạn không thể phân biệt được đâu là phim và đâu là hoạt hình. Truyện tranh trực tuyến cũng được tạo nên theo hình thức đó. Nó là sự kết hợp của truyện tranh, hình ảnh và hiệu ứng âm thanh để "tạo nên một nội dung mới thú vị", kết hợp nhiều ý tưởng từ tất cả các loại phương tiện truyền thông một cách thuận tiện hơn.
Thành thật mà nói, khi mới bước vào ngành công nghiệp truyện tranh trực tuyến, tôi hoàn toàn không có tín niệm rằng "xuất phát điểm phải là truyện tranh truyền thống". Điều này có thể được thay đổi theo thời gian, và đó chính là sức hấp dẫn nội dung trực tuyến. Sức hấp dẫn lớn nhất không có biên giới. Có thể dễ dàng nhận thấy điều này trong trường hợp của "Rêu", bộ truyện đã có cơ hội đến với những độc giả Mỹ sau khi được xuất bản thông qua Huffington Post. Tôi nghĩ rằng đây là một cơ hội tốt với tính khả thi cao và giảm bớt những hạn chế về sự thay đổi.

Tác giả Yun Tae-ho nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải tự nắm bắt rõ được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân đối với những người muốn trở thành tác giả truyện tranh.
Khi nhìn vào những tác phẩm của ông, có thể thấy dường như ông am hiểu về mọi lĩnh vực từ lịch sử, bối cảnh xã hội, nhận vật, cho đến chính trị. Vậy ông có thể giới thiệu cho những người muốn trở thành tác giả truyện tranh được biết, để trở thành một tác giả cần phải bắt đầu từ đâu và phải làm những gì?
Điều quan trọng nhất là phải biết rõ được khả năng, giới hạn và nắm bắt được đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu của bản thân. Sáng tác là phải liên kết tất cả mọi chuyện có liên quan. Nắm bắt rõ được bản thân để từ đó phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Trong trường hợp của tôi, ưu điểm là tôi xây dựng hệ thống nhân vật với tính cách rõ ràng và tôi có nhiều ý tưởng, nguyên liệu cho sáng tác. Nhưng ngược lại, cũng giống như nhiều trường hợp của các tác giả truyện tranh, tôi không có cơ hội để đọc nhiều sách hơn so với những người khác. Điều này lại càng đúng hơn đối với những tác giả truyện dài kỳ. Họ cần phải ngủ bất cứ khi nào có thời gian. Như tôi, đến hiện giờ đã 3 ngày không ngủ. Những người như vậy ít có cơ hội để trải nghiệm gián tiếp. Biết được điểm yếu của bản thân nên để nghiên cứu nhân vật, tôi thường chia sẻ rõ về tính cách và xây dựng cá tính hay hạn chế của nhân vật một cách mạch lạc. Nếu quy định rõ ràng về cá tính và yếu điểm của từng nhân vật, độc giả sẽ dễ dàng có thể đồng cảm với nhân vật hơn, bởi họ cũng đã từng có những va chạm, xung đột tương tự. Giống vậy, chỉ cần tác giả tự hiểu rõ và nắm bắt tốt bản thân, sẽ tìm được giải pháp. Việc bản thân không phải nhân tài không phải là yếu điểm mà điều quan trọng là phải tự nắm bắt và hiểu được mình mạnh về mặt nào và yếu kém về mặt nào. Sau đó phải bồi dưỡng, hun đúc điểm mạnh của bản thân. Tôi nghĩ rằng nhân văn học sẽ là công cụ hữu ích giúp chúng ta tự nhìn lại và nắm bắt được bản thân. Bởi vậy, những người thờ ơ với việc học tập, nghiên cứu sẽ không thể tự khám phá và hiểu rõ về bản thân được. Nếu muốn nhìn rõ bản thân, lười biếng học tập là không thể được.
Sức sáng tạo của truyện tranh là vô hạn. Vậy ngành công nghiệp truyện tranh có thể cống hiến những gì cho xã hội?
Chúng ta vẫn có thể sống mà không có truyện tranh hay tiểu thuyết đồ họa. Nhân loại sẽ không tổn hại gì nếu truyện tranh không còn tồn tại. Tôi chưa bao giờ thảo luận về truyện tranh theo một cách vĩ mô, nhưng truyện tranh là điều mà tôi có thể làm tốt nhất. Tôi hy vọng độc giả có thể cảm nhận được cảm giác cũng như thành tựu mà tôi nhận được từ công việc khó khăn này. Ước mơ của tôi là thông qua truyện tranh có thể đóng góp cho xã hội. Tôi hy vọng độc giả của mình có thể có cảm giác thành tựu thông qua các tác phẩm và năng lượng của tôi. Điều đó là như nhau với bất cứ ai.
Về tiềm năng sáng tạo của truyện tranh, tôi tin rằng chính sách hỗ trợ của chính phủ cho ngành công nghiệp nội dung mã nguồn là quan trọng. Ngành công nghiệp nội dung mã nguồn, chẳng hạn như truyện tranh hay văn học thuần túy, không làm nên nhiều lợi nhuận hay có nhiều màn trình diễn như phim ảnh, trò chơi video hoặc phim hoạt hình. Tuy nhiên, phim ảnh, trò chơi video và phim hoạt hình lại được làm từ truyện tranh. Đây là lý do tại sao chúng ta cần phải thúc đẩy lĩnh vực nội dung mã nguồn, chứ không phải các nội dung khác để tạo ra lợi nhuận trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Về vấn đề này, tôi hy vọng chính phủ có thể thực hiện các chính sách nhất quán và liên tục. Tôi cũng hy vọng rằng chính phủ sẽ có thể cải cách ở các mặt ít nhìn thấy, chẳng hạn như việc thiết lập trật tự thị trường và cải tiến hệ thống.
Cho đến giờ, tác phẩm nào là bộ truyện thành công nhất và tác phẩm nào ông cảm thấy gắn bó, có nhiều kỷ niệm nhất?
Hẳn là "Romance", tác phẩm đã được xuất bản trên một tờ báo hàng ngày vào năm 2002. Tiêu đề của bộ truyện ở Hàn Quốc có nghĩa là "quên đi tuổi già". Đó là bộ truyện nói về người cao tuổi và được sáng tác dựa trên câu chuyện tình yêu của cha mẹ vợ của tôi.
Có chủ đề nào hoặc lĩnh vực nào ông muốn nhất định phải xuất hiện trong các tác phẩm mới của mình?
Đến giờ, ngoài việc viết tiếp phần 2 của "Misaeng", tôi chưa nghĩ đến bất kỳ dự định nào khác. Bộ truyện dựa trên bối cảnh của một doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy tôi nghĩ sẽ tương đối khó khăn trong việc phỏng vấn hoặc thu thập tư liệu. Tôi đoán rằng có lẽ đó sẽ lại là một thời gian khủng khiếp khác. Một số tác giả sẽ có đầy đủ những ý tưởng cho tác phẩm của mình, nhưng tôi không phải người như vậy. Tôi luôn luôn sáng tạo ra tác phẩm với những ý tưởng lóe lên trong khoảng khắc.
Yun So-jeong - Korea.net Ảnh: Jeon Han, NULOOK Media, TvN
arete@korea.kr 
Bộ truyện tranh "Misaeng" (Ảnh trên) đã được chế tác thành bộ phim cùng tên và nhận được rất nhiều sự yêu thích của khán giả trong năm 2014. Hiện nay, bộ phim đã được bán cho hơn 40 quốc gia bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và các quốc gia Nam Mỹ...

"Rêu" kể về câu chuyện của một người đàn ông đã tiết lộ sự thật đằng sau cái chết của cha mình. Bộ truyện đã rất phổ biến trên mạng. Sau đó nó được làm thành một bộ phim.

Hình ảnh bộ truyện tranh "Trận chiến Incheon" đề cập đến giai đoạn lịch sử từ sau khi Hàn Quốc giành được độc lập cho đến chiến tranh Nam - Bắc Triều Tiên. Bộ truyện đã đạt được giải thưởng tại Lễ trao giải truyện tranh Bucheon.

Chữ ký và bức vẽ phác thảo của tác giả Yun Tae-ho.
Yun So-jeong - Korea.net Ảnh: Jeon Han, NULOOK Media, TvNarete@korea.kr