Chính phủ Hàn Quốc đã tập trung vào việc thiết lập các dịch vụ chính phủ điện tử từ năm 1987 khi ban hành luật mở rộng việc cung cấp máy tính để bàn và thúc đẩy việc sử dụng mạng máy tính để cung cấp các dịch vụ chính phủ chất lượng cao và thuận tiện hơn cho công dân. Nhờ những nỗ lực liên tục để phát triển các công nghệ liên quan, hệ thống chính phủ điện tử của Hàn Quốc hiện đang nhận được lời khen ngợi từ khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi giới thiệu cuộc hành trình này, từ bước chân đầu tiên cho đến những thành công nhất định của ngày hôm nay, và tương lai hợp tác quốc tế các dịch vụ chính phủ trực tuyến của Hàn Quốc. Đây là phần thứ hai của một loạt những vài viết chia sẻ về việc chính phủ Hàn Quốc chia sẻ hệ thống chính phủ điện tử của mình với thế giới bao gồm các hệ thống thông quan điện tử Uni-Pass. |
Gần đây, rất nhiều người tiêu dùng ở Hàn Quốc có thể mua hàng hoá trẻ em, cà phê, quần áo, đồ gia dụng và các loại hàng hóa khác trực tiếp từ các cửa hàng và các trang web nước ngoài. Mặt khác, ngày càng nhiều người tiêu dùng nước ngoài mua sắm trực tiếp mỹ phẩm hay quần áo từ Hàn Quốc thông qua các thiết bị di động. Theo thống kê của Hải quan Hàn Quốc (KCS), người tiêu dùng Hàn Quốc đã mua 1,55 tỷ USD hàng hóa từ các trang web mua sắm ở nước ngoài năm ngoái. Trong khi đó con số này là 472 triệu USD trong năm 2011 và đến năm 2014 đạt 1,544 tỉ USD. Tương tự như vậy, số lượng hàng hóa Hàn Quốc được bán cho người tiêu dung nước ngoài năm ngoái 2015 ước tính đạt 161,39 triệu USD, tăng 261.9% so với 44,59 triệu USD của năm 2014. Đây còn gọi là xuất khẩu thông qua giao dịch điện tử. Trong năm 2013, con số này lài 23,96 triệu USD, 2012 là 10,63 triệu USD, và 4,42 triệu USD trong năm 2011.
Người tiêu dùng thích mua trực tiếp hàng ở nước ngoài bởi vì họ có thể mua hàng với giá thấp hơn với chi phí phân phối trong nước. Hình thức mua sắm như vậy đã trở thành một xu hướng tiêu dùng mới tại Hàn Quốc. Đằng sau sự bùng nổ đó là việc phát triển hệ thống thông quan điện tử của chính phủ Hàn Quốc, được gọi là Uni-Pass. Hệ thống này giúp đơn giản hóa các thủ tục cho vận chuyển, xuất nhập khẩu, và làm thúc đẩy thương mại điện tử quốc tế.
Uni-Pass là một hệ thống thông quan điện tử lớn làm giảm thời gian và chi phí để xử lý xuất nhập khẩu, thuế quan và thông quan
Uni-Pass là hệ thống thủ tục hải quan điện tử của Hàn Quốc. Đó là một mạng lưới trực tuyến cho phép người dùng đăng ký hàng để được mua hoặc bán bất cứ nơi nào trên thế giới, và giúp thực hiện các thủ tục thông hải quan, và nộp thuế trực tuyến mà không cần phải đến bất kỳ cơ quan hải quan hoặc cơ quan thuế nào. Hệ thống này là hệ thống một cửa có thể thực hiện tất cả các thủ tục cần thiết. Dịch vụ từ đăng ký để bán hoặc mua một hàng hóa được thực hiện trực tuyến. Nhờ Uni-Pass, chỉ mất hai phút để xử lý bán hàng cho một khách hàng ở nước ngoài, trước đây là hơn một ngày. Chỉ cần 3~5 giờ để hoàn thành việc đăng ký mua một hàng hóa trực tuyến ở nước ngoài hoặc để lấy lại tiền thuế, trong khi trước đây phải mất hơn hai ngày. Theo cơ quan hải quan, Uni-Pass tiết kiệm 20 tỷ USD mỗi năm cho vận chuyển và xử lý thuế và xử lý hàng hóa.
Uni-Pass kết nối với 260.000 nhà bán lẻ trực tuyến và 71 cơ quan đối ngoại có liên quan, bao gồm cả các công ty thương mại, các công ty vận tải biển, hàng không, giao nhận hàng hóa, ngân hàng và các tổ chức chính phủ, tất cả được kết nối qua hệ thống mạng. Nó cho phép người sử dụng để hoàn thành tất cả các thủ tục cần thiết thông qua một hệ thống "uni- thống nhất" duy nhất để "pass-vượt qua" thông quan hải quan. Hệ thống cung cấp thông tin đi và về thông tin về tàu và máy bay, hệ thống thông tin hành khách và hệ thống theo dõi hàng hóa. Uni-Pass cũng cung cấp thông tin về các yêu cầu cần thiết cho xuất nhập khẩu.
Hệ thống thông quan điện tử này có thể được tìm thấy tại văn phòng thủ tục hải quan tại các sân bay hay hải cảng. Cảng New Busan đã từng gặp khó khăn về thủ tục hải quan do khối lượng hàng hóa phát triển nhanh chóng. Năm 2014, điều này đã thay đổi nhờ việc áp dụng hệ thống thông quan Uni-pass. Hệ thống mới đáng chú ý khi rút ngắn thời gian xử lý hải quan từ 4 giờ trước đây nay chỉ còn mất 1 giờ. Các hệ thống thông quan điện tử mới được lắp đặt tại các cảng phía nam và phía bắc bến cảng, áp dụng đối với hàng hóa đăng ký nhập khẩu không có điều nghi vấn sau khi được kiểm tra. Hệ thống cho phép đăng ký nhập khẩu tại chỗ, làm cho quá trình hải quan dễ dàng hơn và đơn giản hơn. Trong quá khứ, công chức hải quan phải đi qua 6 khu vực thủ tục hải quan hai lần một ngày trong bán kính khoảng 15 km- và phải mất hơn bốn giờ để đăng ký nhập khẩu, trong khi điều đó tốn thời gian và không thực sự cần thiết.
Uni-Pass cũng giúp thuận tiện hóa xuất khẩu bao gồm bán hàng trực tuyến. Nếu một công ty có lượng hàng xuất khẩu trung bình một ngày là 500 mặt hàng, mỗi mặt hàng lại mất năm phút xử lý xuất khẩu thì những phiền phức có thể khiến các công ty này từ bỏ đăng ký chính thức, vì nó mất quá nhiều thời gian và quá nhiều áp lực, trong khi họ không thể nhận được các khoản trợ cấp của chính phủ cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Xem xét những khó khăn như vậy, chính phủ Hàn Quốc đã cắt giảm các hạng mục khai báo bao gồm từ 57 mục còn 37 mục được áp dụng vào năm 2014. Chính phủ Hàn Quốc đã vận hành hệ thống xuất nhập khẩu thương mại điện tử cho phép các công ty để đăng ký lên đến 100 mặt hàng cùng một lúc. Hệ thống mới này yêu cầu các công ty xuất khẩu phải nộp một bảng tính Excel với thông tin về các hình thức đăng ký xuất khẩu cho 100 trường hợp đăng ký tại Uni-Pass, làm thủ tục quá trình xuất khẩu được đơn giản hóa rất nhiều.
Uni-Pass không phải được hình thành trong một sáng một chiều. Nó được phát triển như là kết quả của những nỗ lực không ngừng của chính phủ để thiết lập một mạng lưới hải quan trực tuyến. Năm 1974, Cục Hải quan Hàn Quốc (KCS) đã phát triển thế hệ đầu tiên của hệ thống CNTT để giúp khởi động mạng thông tin tích hợp quản lý hải quan và quản lý thống kê hải quan. Năm 1984, cơ quan hải quan phát triển thế hệ thứ hai hệ thống thông quan điện tử trao đổi tự động hóa(Electric Data Interchange, EDI). Năm 2000, các KCS phát triển thế hệ thứ ba hệ thống thông quan điện tử Uni-Pass.
Ủy viên Dịch vụ Hải quan Hàn Quốc Yoon Young-sun (bên phải) và người đồng cấp Ecuador mình ký hợp đồng xuất khẩu hệ thống thông quan điện tử của Hàn Quốc đến Ecuador, tại Nhà Xanh vào tháng 9 năm 2010. Tổng thống Hàn Quốc và Ecuador có mặt và chứng kiến lễ ký kết.
Cốt lõi của hệ thống thông quan điện tử thế hệ thứ ba này, là việc thành lập một mạng lưới trực tuyến một cửa để xử lý xuất nhập khẩu và hậu cần. Uni-pass được phát triển để xử lý một số lượng ngày càng tăng tại các cơ quan hải quan. Uni-Pass sử dụng hình thức dữ liệu điện tử tiêu chuẩn của Tổ chức hải quan Thế giới (WCO) và Liên Hiệp Quốc sử dụng đây như hệ thống tiêu chuẩn quốc tế. Uni-pass gây được sự chú ý khi có thể được áp dụng ở bất kì quốc gia nào. Uni-Pass đã được công nhận trên toàn thế giới về hiệu suất và độ an toàn. Ngân hàng Thế giới đánh giá trong 6 năm liền xếp hạng nhất cho hệ thống uni-pass ở hạng mục đánh giá môi trường doanh nghiệp lĩnh vực thông quan hành chính.
Sự chú ý của thế giới về Uni-Pass đã mang đến cơ hội xuất khẩu hệ thống này ra nước ngoài. Hàn Quốc lần đầu tiên xuất khẩu Uni-Pass tới Kazakhstan vào năm 2005. Kể từ đó, chính phủ Hàn Quốc đã xuất khẩu hệ thống này cho 10 quốc gia, bao gồm Ecuador, Mông Cổ, Tanzania và Cameroon. Tính đến năm 2015, xuất khẩu Uni-Pass đạt doanh thu trị giá 335,56 triệu USD. Năm 2010 Ecuador lần đầu tiên áp dụng hệ thống thông quan một cửa vào năm 2010 và sau đó thì hình thành hệ thống thông quan ECUAPASS. ECUAPASS đã được trao một giải thưởng sáng tạo của WCO(WCO Innovation Award) trong năm 2013 cho tiết kiệm thời gian và làm giảm chi phí vận chuyển.
Hàn Quốc và Cameroon ký hợp đồng xuất khẩu hệ thống Uni-Pass vào tháng 9 năm 2015. Hình ảnh, Ủy Kim Nak-hoe của KCS (trái) và Tổng cục trưởng cục Hải quan Cameroon, Minette Libom Li Likeng ký hợp đồng tại Yaounde, Cameroon.
Hàn Quốc và Cameroon đã ký một hợp đồng xuất khẩu trị giá 240 triệu USD cho hệ thống Uni-Pass hồi tháng 9 năm ngoái. Trường hợp của Cameroon khác với các trường hợp trước đây, vì nó bao gồm toàn bộ hệ thống Uni-Pass, không giống như các hợp đồng trong quá khứ hệ thống được xuất khẩu lần này bao gồm toàn bộ kĩ năng của hệ thống Uni-Pass. Cho đến nay, trường hợp của Cameroon là trường hợp xuất khẩu có quy mô lớn nhất cho một dịch vụ chính phủ điện tử của Hàn Quốc. Theo hợp đồng này, Hàn Quốc sẽ thiết lập một hệ thống thông quan điện tử đối với các quốc gia Tây Phi trong 3 năm và cung cấp dịch vụ quản lý, sửa chữa trong 12 năm. Tổng Giám đốc Hải quan Minette Libom Li Likeng Cameroon đánh giá, "Hệ thống Uni-Pass được nhập khẩu với toàn bộ các kĩ năng là một hệ thống mạnh mẽ có thể giải quyết được nhiều vấn đề hải quan". "Khi hệ thống được phát triển thành công, nó sẽ giúp thu thuế một cách dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại, và đóng góp vào sự phát triển kinh tế quốc gia".
Vào tháng 6 năm 2016, KCS giới thiệu thế hệ thứ tư hệ thống thông minh mạng lưới thông tin tổng hợp thông quan Hàn Quốc trên nền tảng điện thoại di động có thể thao tác khai báo xuất nhập khẩu một cách dễ dàng. Quan chức chính phủ, bao gồm Ủy viên Cheon Hong-uk, tham dự buổi lễ đánh dấu sự ra đời của hệ thống trên.
Uni-Pass vẫn luôn được tiếp tục phát triển. Vào tháng 6 năm nay, Cục Hải quan Hàn Quốc giới thiệu hệ thống Uni-pass thứ 4 bằng cách nâng cấp tính năng và bảo mật của hệ thống Uni-Pass hiện có. Hệ thống mới được giới thiệu được thiết kế để dễ dàng khai báo hải quan cho phép người dùng thao tác qua điện thoại thông minh. Bằng cách sử dụng hệ thống mới này, mọi người có thể nhận được thông tin về quản lý hải quan đối với từng trường hợp cụ thể. Đồng thời thực hiện đăng ký hải quan và thanh toán thuế đối với hàng hóa, đăng ký hồ sơ phân phối, khai báo buôn lậu hay các thủ tục hành chính khác một cách nhanh gọn tiết kiệm thời gian. Hệ thống mới cũng tăng tốc thủ tục hải quan để người tiêu dùng cá nhân có thể nhận được hàng hóa của mình mua đặt hàng từ các trang web nước ngoài trong vòng một vài ngày.
Hàn Quốc luôn nỗ lực hợp tác với thế giới về đến hệ thống thông quan điện tử. KCS đã làm việc với chính phủ Colombia và Peru để xuất khẩu Uni-Pass sau chuyến công du Tổng thống Park Geun-hye đến Nam Mỹ năm ngoái. Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với các nhà chức trách Ethiopia và Uganda về việc sử dụng hệ thống thông quan trực tuyến Hàn Quốc.
Phóng viên korea.net Yoon So Jeong
Ảnh: Cục Hải quan Hàn Quốc
arete@korea.kr