Khoa học - Công nghệ

02.12.2014

Vào tháng 8 năm 2014, do ảnh hưởng của cơn bão Nakri lượng mưa trên đảo Jeju đạt mức kỉ lục hơn 1000 mm.

Mặc dù mưa lớn kỷ lục, tuy nhiên, hòn đảo lớn nhất của Hàn Quốc đã không bị thiệt hại nhiều. Các chuyên gia nghiên cứu đồng ý rằng điều này là do cấu trúc địa chất độc đáo của đảo Jeju, giúp hòn đảo không phải đối mặt với các thiệt hại. Là một đảo núi lửa, các lớp đất của Jeju bao gồm nhiều lớp hỗn hợp với đá núi lửa, tro núi lửa, cát, sỏi, cho phép nước mưa dễ dàng thấm vào lòng đất.

현무암이 바닥에 깔린 성산일출봉 입구. 제주도에서 흔히 볼 수 있는 현무암은 이 섬이 화산활동으로 생성되었다는 점을 상기시킨다.

Cuối lối vào Seongsan Ilchulbong được phủ bằng đất đỏ bazan. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy đất bazan trên đảo Jeju, điều đó nhắc nhở du khách rằng hòn đảo này được tạo nên thông qua hoạt động núi lửa.


Dol Hareubang là những bức tượng hình người của đảo Jeju, và các bức tường đá đen của đảo đều được làm từ đá bazan, là một loại đá núi lửa có bề mặt xốp chủ yếu được hình thành trong quá trình hoạt động núi lửa. Ngoài đất đá bazan, ta có thể nhìn thấy rất nhiều hệ quả khác trên khắp hòn đảo được tạo nên do hoạt động của núi lửa trong quá khứ , trong đó bao gồm các lớp sâu của địa tầng, như Oreum, hoặc ngọn núi lửa nhỏ , gumburi (miệng núi lửa ) và nhiều hang động hình thành nên từ nham thạch.

Dấu vết xuất hiện hoạt động núi lửa có thể được nhận thấy rõ ràng trong tầng đất đá. Một ví dụ hoàn hảo là vùng núi lửa Suwolbong . Tọa lạc tại cảng Gosan, phía nam của hòn đảo, từ những khối đá này có thể thấy một khu vực rộng lớn của mặt cắt tầng đia chất khúc tiếp giáp với bãi biển. Các lớp đất bao gồm lớp trầm tích và các lớp khác chồng lên hình thành sau hoạt động núi lửa. Nếu quan sát cẩn thận hơn, những lớp đá núi lửa bị ép đẩy do sự bùng nổ của một ngọn núi lửa dưới biển đang bị kẹt giữa các mỏ đất, và thâm nhập vào các lớp đất khác. Điều này phần nào đó đã cho ta thấy cường độ hoạt động của các ngọn núi lửa trước kia.

Jeju_Suwolbong_L1.jpg

제주시 고산포구의 수월봉 화산쇄설층. 수성화산분출에 의해 하늘 높이 날아간 암편들이 여러겹의 지층을 뚫고 있다.

Đá núi lửa tại mỏ Suwolbong gần Gosan Port trên đảo Jeju ngày càng cao hơn do sức ép từ sự phun trào của một ngọn núi lửa dưới nước.



Trên những con đường mòn và đường leo núi khắp hòn đảo ta đều có thể nhìn thấy những dấu vết để lại từ hoạt động núi lửa. Một trong những nét tiêu biểu có thể gọi là sản phẩm du lịch tượng trưng của hòn đảo, ẩn trong con đường mòn đi bộ Olle, chúng ta có thể nhìn thấy màu sắc khác nhau của bề mặt đất, chuyển từ màu đen sang đỏ. Đất đen là đất bazan được tạo nên trong quá trình làm nguội nhanh chóng của dung nham. Đất đỏ, được gọi là scoria ,một dạng như bã sắt, là kết quả sau quá trình phun trào của núi lửa hình thành từ ejecta, đá, tro và khí dưới lòng đất. Có thể nhìn thấy hình dạng màu sắc khác nhau của các bãi biển trong khi đi bộ dọc theo những con đường mòn, từ những bãi biển cát trắng chuyển màu thành cát đen, tất cả đều do hoạt động núi lửa trên đảo.

올레길을 걷다보면 다양한 색깔의 토양과 그 위에 뿌리를 내린 식물들을 살펴 볼 수 있다.

Đi theo con đường Olle có thể nhìn thấy những màu sắc khác nhau của đất cũng như các loại thực vật sống trên đó.


제주도의 붉은 토양 위에 핀 들꽃. 스코리아로 불리는 제주도의 붉은 토양은 화산폭발 시 발생한 가스와 함께 쌓인 결과물이다.

제주도 중문관광단지 해안에 있는 주상절리대. 육각형 기둥이 겹겹이 층을 이루고 있다. 현무암질 용암류가 급격히 식으며 발생하는 수축작용으로 만들어졌다.

Trong khu du lịch biển đảo Jungun trên đảo Jeju có thể nhìn thấy các cột đá của vách đá Jusangjeolli. Những khớp cột này được tạo ra bởi dòng dung nham bazan.


Hoạt động núi lửa đã tạo ra nhiều cảnh quan đẹp như tranh vẽ. Vách đá Jusangjeolli , một điểm thăm quan của khu du lịch Jungmun trên phần phía nam của đảo Jeju, có phong cảnh rất đẹp và là đặc trưng của đảo. Những vách đá này có các khớp cột mà trông giống như hình cột trụ hoặc hình lục giác. Những khớp cột này đã được tạo ra khi dung nham ở khoảng 1000 độ C chảy từ miệng của một ngọn núi lửa và nguội đi nhanh chóng tạo thành đá nbazan. Các cột đá cao khoảng 30-40 mét và dài khoảng 1 km, đó là một trong những cảnh quan tự nhiên được hình thành lớn nhất tại Hàn Quốc.

맑은 날 바라본 한라산의 모습. 한라산은 해발 1,950m로 제주도 중앙에 위치한 휴화산이다.

Núi Hallasan vào một ngày nắng. Ngọn núi lửa cao 1950 m đã dừng hoạt động này là trung tâm của đảo Jeju.


제주도 동북쪽에 있는 성산일출봉. 해저화산의 수중폭발로 생겨난 오름이다.

Nằm ở ngoài khơi mũi phía đông của đảo Jeju, Seongsan Ilchulbong được tạo ra bởi sự phun trào của một ngọn núi lửa dưới nước. Đây cũng là một trong những Oreum (vùng núi lửa nhỏ ) nằm rải rác trên khắp hòn đảo.



Núi Hallasan, Seongsan Ilchulbong và hệ thống các hang động dung nham ngầm là những bằng chứng cho hoạt động núi lửa trên đảo Jeju Hallasan là ngọn núi trung tâm của hòn đảo. Ngọn núi này cao 1950 mét, là kết quả của giai đoạn kiến tạo thứ tư do hoạt động núi lửa diễn ra trong các đại dương xung quanh bán đảo Triều Tiên. Seongsan Ilchulbong là một vùng núi lửa nhỏ tạo ra sau sự bùng nổ của một ngọn núi lửa dưới nước. Nó cũng là nguyên nhân ra đời của vụ phun trào Surtseyan, một loại phun trào núi lửa diễn ra ở vùng biển nông. Hệ thống hang động dung nham được tạo ra khi dòng nham thạch bazan chảy ra biển từ khoảng 300.000 đến 100.000 năm trước. Ngày nay, 9 hang động đã được tìm thấy, trong đó có Manjanggul.

Hang động Manjanggul dài 7.416 km, rộng 23 m và chiều cao có thể lên đến 30 m. Đây là hang động đẹp nhất và lớn nhất trong hệ thống hang động dung nham Geomunoreum. Manjanggul là hang động dung nham được bảo quản rất tốt. Bên trong hang động có thể nhìn thấy các dòng chảy của dung nham trước kia trên các bề mặt các bức tường.

Đảo Jeju còn có 368 Oreum- vùng núi lửa nhỏ với mỗi vùng trong số đó có một ngọn núi nhỏ hình nón. Sangumburi là Oreum lớn nhất và lâu đời nhất trong số đó. Nó cao 120 mét so với mự nước biển và sâu 2 km, có đường kính miệng núi là 600 mét. Nó là ngọn núi lửa có miệng lớn bằng một đồng bằng duy nhất trên thế giới.

만장굴은 총 길이 7,416m, 최대 폭 23m, 최대 높이 30m에 달하며 제주도의 용암동굴을 대표한다. 사진은 만장굴 탐방로 내부 모습.

Hang động Manjanggul dài 7.416 km, rộng 23 m và chiều cao có thể lên đến 30 m, là một trong những hang động nham thạch lớn nhất và tiêu biểu của đảo Jeju


만장굴 내부에서는 용암의 흐름을 보여주는 용암유선을 곳곳에서 살펴볼 수 있다.

Bên trong hang Majanggul có thể nhìn thấy dòng chảy dung nham cùng lớp lớp thạch nhũ.


UNESCO đã công nhận đặc điểm địa chất núi lửa Đảo Jeju và giá trị của nó đối với nhân loại. Năm 2010, 9 khu vựctrên đảo, bao gồm cả núi Hallasan , hang Manjanggul, Seongsan Ilchulbong và vùng núi lửa Suwolbong , được công nhận là một trong những công viên địa chất thế giới. 4 năm sau đó, vào tháng 9 năm 2014, UNESCO đã bổ sung thêm ba lĩnh vực, bao gồm Đảo Biyangdo và đảo Udo vào danh sách các công viên địa chất toàn cầu củaJeju.

Yoon So Jeong- korea.net
Ảnh: Jeon Han- korea.net
arete@korea.kr