Khoa học - Công nghệ

12.02.2025

Bản sao chép của Thiên Kinh Qur’an thế kỷ 19 trước và sau khi phục chế. (Ảnh: Cơ quan lưu trữ quốc gia Hàn Quốc)

Bản sao chép của Thiên Kinh Qur’an thế kỷ 19 trước và sau khi phục chế. (Ảnh: Cơ quan lưu trữ quốc gia Hàn Quốc)



Bài viết từ Yoo Yeon Gyeong

Dạo gần đây, kỹ thuật phục chế tài liệu của Hàn Quốc đang tiếp thêm sức mạnh cho làn sóng Hallyu. Từ Taejong Sillok (Thái Tông thực lục, chữ Hán: 太宗實錄) trong thời Joseon thế kỷ 15 đến Thiên Kinh Qur’an thế kỷ 19 của Pakistan, Cơ quan lưu trữ quốc gia Hàn Quốc (NAK) ngày càng thu hút sự chú ý của toàn thế giới khi đạt được thành công trong việc phục hồi và phục chế các tài liệu lịch sử cổ xưa đã trải qua nhiều thế kỷ.

Để tìm hiểu những bí quyết về kỹ thuật phục chế tài liệu lịch sử của Hàn Quốc, một nhà báo Korea.net đã đến thăm trụ sở NAK chi nhánh thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi-do vào ngày 7/1/2025. Khi bước vào phòng phục chế, phóng viên Korea.net đã nhìn thấy 3-4 nhà nghiên cứu mặc áo blouse trắng đang bận rộn phục chế những ghi chép liên quan đến Cách mạng Nông dân Donghak (1894-1895), được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào năm 2023.

Trong quá trình phục chế, các nhà nghiên cứu đã tỉ mỉ lật từng trang giấy bị rách, ẩm mốc để đo kích thước, độ dày và độ pH, đồng thời sử dụng chiếc cọ mỏng, nhỏ để bôi dung dịch lên trang giấy.

Ngày 7/1/2025, một nhà nghiên cứu đã làm công tác phục chế những ghi chép liên quan đến Cách mạng Nông dân Donghak (1894-1895) tại trụ sở NAK chi nhánh thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi-do. (Ảnh: Yoo Yeon Gyeong / Korea.net)

Ngày 7/1/2025, một nhà nghiên cứu đã làm công tác phục chế những ghi chép liên quan đến Cách mạng Nông dân Donghak (1894-1895) tại trụ sở NAK chi nhánh thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi-do. (Ảnh: Yoo Yeon Gyeong / Korea.net)



Cho đến thời điểm hiện tại, NAK đã nhận được yêu cầu từ 150 tổ chức trong và ngoài nước để phục hồi và phục chế các bộ tư liệu quan trọng có tổng cộng 98.238 trang.

Trong số đó, NAK đã hỗ trợ việc phục chế các bộ tư liệu gồm 8.650 trang của 71 tổ chức, chẳng hạn như: Tuyên ngôn Độc lập ngày 1/3/1919, Đại từ điển tiếng Hàn, một tấm bưu thiếp viết bằng máu của Ahn Jung-geun (1879-1910).

Năm ngoái, NAK đã hoàn thành dự án kéo dài 9 tháng để phục chế bản sao chép của Thiên Kinh Qur’an thế kỷ 19 theo yêu cầu của chính phủ Pakistan.

Bản sao chép của Thiên Kinh Qur’an thế kỷ 19 trước (ảnh trên) và sau khi phục chế (ảnh dưới). (Ảnh: Cơ quan lưu trữ quốc gia Hàn Quốc)

Bản sao chép của Thiên Kinh Qur’an thế kỷ 19 trước (ảnh trên) và sau khi phục chế (ảnh dưới). (Ảnh: Cơ quan lưu trữ quốc gia Hàn Quốc)



Để phục chế Thiên Kinh Qur’an gồm 210 trang, các nhà nghiên cứu đã phân tích thành phần với các mảnh cực nhỏ được rơi ra trong khi các nhà nghiên cứu tháo rời từng trang. Sau đó, họ nhuộm Hanji (giấy truyền thống) có độ dày và mật độ tương tự với nước nhuộm làm bằng cách đun sôi trái thông Alder Cones, thay thế các phần bị hỏng. Cùng với đó, bìa Thiên Kinh Qur’an cũng được phục chế thông qua việc sử dụng da bò mỏng được nhuộm bằng màu tương tự.

“Các trang và gáy sách bị hư hỏng nghiêm trọng đến mức không giữ được hình dạng ban đầu, nhưng chúng tôi đã thành công trong việc phục chế bản sao chép của Thiên Kinh Qur’an bằng cách sử dụng vật liệu giống với bản gốc nhất. Chúng tôi đã loại bỏ các chất gây ô nhiễm khỏi bề mặt và bên trong của cuốn sách bằng cách sử dụng phương pháp vệ sinh ướt và khô để tăng khả năng đọc”, theo một nhà nghiên cứu NAK Na Mi-seon cho biết.

Vào năm 2023, NAK cũng đã tổ chức một chương trình đào tạo kỹ thuật phục chế các tư liệu lịch sử đối với các quan chức từ 11 tổ chức chính phủ Pakistan. Nhằm vinh danh những đóng góp như vậy, Chính phủ Pakistan đã trao tặng một kỷ niệm chương cho NAK.

Các nhân viên từ cơ quan lưu trữ Archives du Maroc vào tháng 11/2023 đã tập tháo gỡ băng dính tại trụ sở NAK chi nhánh thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi-do. (Ảnh: Cơ quan lưu trữ quốc gia Hàn Quốc)

Các nhân viên từ cơ quan lưu trữ Archives du Maroc vào tháng 11/2023 đã tập tháo gỡ băng dính tại trụ sở NAK chi nhánh thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi-do. (Ảnh: Cơ quan lưu trữ quốc gia Hàn Quốc)



Đáng chú ý, nhiều cơ quan nước ngoài như Bảo tàng Anh tại London đang yêu cầu NAK chia sẻ những bí quyết về kỹ thuật phục chế tài liệu. Từ năm 2008 đến tháng 11 năm ngoái, 537 chuyên gia từ 28 quốc gia đã được đào tạo tại NAK về kỹ thuật phục chế và quản lý tài liệu. 18 quốc gia cũng ký các thỏa thuận với NAK trong đó có Vương quốc Anh, Úc và Trung Quốc.

Chủ tịch NAK Lee Yong-chul cho biết: “Cơ quan lưu trữ quốc gia Hàn Quốc có kỹ thuật phục chế xuất sắc và thu hút ngày càng nhiều yêu cầu từ trong và ngoài nước để hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật phục chế tài liệu. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm hết sức mình với tinh thần trách nhiệm của một tổ chức chuyên nghiệp chuyên về lưu trữ và phục chế tài liệu để đảm bảo bảo tồn an toàn di sản quý giá của nhân loại”.

dusrud21@korea.kr