‘Jipbap’ là món ăn thường được các bà mẹ chuẩn bị cho con mình hàng ngày cũng là món ăn đặc trưng nhất của Hàn Quốc đang ngày càng trở nên nổi tiếng trong ẩm thực xứ Hàn nhờ bàn tay biến hóa của các đầu bếp thuộc thế hệ dân di cư thứ 2.
Nói một cách đơn giản, ‘Jipbap’ là món cơm được nấu tại nhà hoặc là món ăn do các bà mẹ tự tay nấu. Để tìm hiểu tại sao món ăn mang đậm hương vị cá nhân này lại hấp dẫn với người gốc Hàn tại Mỹ như vậy, đài KBS đã thực hiện một phóng sự mang tên ‘ Jipbap tái sinh trên đất Mỹ’.

Anh Lee Han Sang, đầu bếp Nhà hàng Hàn Quốc ‘ NamuGaji’ tại thành phố San Fransisco, đang giới thiệu về món ăn lấy càm hứng từ món ‘ Jippab’ của mẹ anh hồi nhỏ, đang rất được những người gốc Hàn yêu thích. Hình ảnh lấy từ phóng sự ‘ Jippab tái sinh trên đất Mỹ’ của đài KBS.
Hình ảnh phóng sự mô tả sự lôi cuốn hấp dẫn khẩu vị người Hàn quốc khu vực nhà hàng Namu Gaji, thành phố San Fransisco. Anh Lee Han Sang và hai người em là Lee Han Seung và Lee Han Kuk đang điều hành nhà hàng này. Các món ăn ở đây hầu hết đều dựa trên các món mà mẹ anh từng tự tay chế biến. Để học cách nấu các món Hàn, anh Lee Han Sang đã về quê mẹ ở tỉnh Jeollabokdo, thăm nhà họ hàng và nếm thử các hương vị truyền thống Hàn quốc. Hương vị của mẹ anh và quê hương của bà đều trở thành nền tảng cho tất cả các món ăn của anh.

Đầu bếp Esther Choi, được nhắc đến rất nhiều trên tạp chí Food Holic của Mỹ, đang giới thiệu món mỳ Hàn Quốc với nước sốt món gà tần sâm của người bà tại hội chợ Chelsea, New York. Hình ảnh bên ( trái được ) cắt từ bài phỏng vấn trên Food Holic và Instagram của Mokbar.
Đầu bếp Esther Choi, tại New York, đang giới thiệu món mì được bắt nguồn từ món ăn mà bà cô vẫn thường làm. Ở khu Chelsea Market, cô gái này đang điều hành nhà hàng Mokbar chuyên về món mì Hàn Quốc có vị của nước gà tần sâm và nước sốt bà cô chế biến. Cô muốn giới thiệu về triết lí về ẩm thực mà cô học được từ người bà của mình đang ẩn chứa trong 8 món Kimchi nhà hàng tự chế biến. Đồng thời, cô cũng muốn đưa ra thêm nhiều hương vị của món Jipbap chứa đựng tấm lòng thành của người bà dành cho cô đặc biệt là đến người dân Mỹ. Cô nói ‘ Tôi muốn biến ẩm thực Hàn Quốc trở thành món ăn mà người dân trên thế giới đều muốn tìm đến mỗi ngày’.

Món ăn đầu tiên trên menu chính ở một nhà hàng ở Bang Utah, thành phố Salt Lake là ‘Cupbop’. Món ăn này đã trở thành món ăn gần gũi đối với người dân bang này. Hình ảnh lấy từ facebook.
Khi những người trẻ tại Bang Utah, thành phố Salt Lake xem phóng sự về món cơm đựng trong bát màu vàng ở Seoul 2 năm trước thì cụm từ ‘Cupbop’ càng ngày càng trở nên nổi tiếng. Ngành kinh doanh bắt đầu từ những chiếc xe tải chở thực phẩm cũng được phổ biến nhờ ngành dịch vụ ăn uống dành cho các công ty. Những sự kiện của doanh nghiệp với quy mô từ 500~600 người đều là các món ăn gần gũi, có thể tìm thấy một cách dễ dàng trong khu nông trại ở bang Utah. Cupbop đem tới cho nền văn hóa đa dạng của nước Mỹ các món ăn và cách chế biến ẩm thực Hàn quốc.
Tên gọi ‘Bop sim’ cũng xuất phát từ những sự kiện ăn uống như vậy. Matthew Bard Road tác giả cuốn sách ‘Korea Town’ giới thiệu về các nhà hàng Hàn Quốc và cách chế biến món ăn Hàn Quốc tại Mỹ đánh giá ‘ Các bạn đầu bếp trẻ (thế hệ người Hàn thứ 2) đang kế thừa văn hóa Hàn Quốc được học từ trong gia đình’ và ‘ Họ không chế biến món ăn theo cách truyền thống mà chế biến chúng bằng lòng nhiệt thành và nâng cao tiêu chuẩn ngành công nghiệp thực phẩm’.
Phóng viên Korea.net Lee Hana
hlee10@korea.kr