Xã hội

03.03.2017

Xem nội dung bằng ngôn ngữ khác
지난 2월 26일 홍콩 일간지 사우스차이나모닝포스트(South China Morning Post)가 북한의 수학 영재 리정열군이 홍콩을 통해 한국으로 간 탈북과정을 소개했다.

Ngày 26/2 vừa qua tờ South China Morning Post của Hongkong đăng câu chuyện chạy trốn khỏi Triều Tiên của thiên tài toán học Lo Jong-yol



Kể từ năm 1997, khi chủ quyền của Hồng Kông được chuyển trở lại Trung Quốc đại lục, không có người đào thoát khỏi Triều Tiên nào có thể tới Hàn Quốc qua Hongkong, cho đến khi Li Jong-yol thực hiện kế hoạch liều lĩnh và dũng cảm của mình vào ngày 17 tháng 7 năm 2016.

Báo South China Morning Post (SCMP) của Hồng Kông đã đưa tin chi tiết về cuộc chạy trốn khỏi Triều Tiên của Li dưới tựa đề "Làm sao thiên tài toán học Triều Tiên có thể thoát khỏi Hồng Kông" vào ngày 26 tháng 2.

Theo SCMP, Li, một trong những đại diện của Triều Tiên tại Olympic Toán học Quốc tế lần thứ 57 tổ chức tại Hongkong, một cuộc thi toán học hàng năm cho học sinh trung học, đã lợi dụng lúc giám thị sơ hở sau khi cuộc thi kết thúc để lẻn ra khỏi phòng ký túc xá Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông vào ngày 17 tháng 7 năm 2016. Li đã đi taxi đến sân bay quốc tế Hồng Kông vì anh ta nghĩ có thể tìm thấy nhiều người Hàn Quốc ở đó.

Khi đến sân bay, anh đến quầy của một hãng hàng không Hàn Quốc và nói với các nhân viên ở đó rằng anh ta là người Triều Tiên và anh ta muốn đến Hàn Quốc. Nhân viên quầy hãng hàng không lập tức liên lạc ngay tới Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Hongkong. Nhưng vì nguyên tắc các nhà ngoại giao không thể trực tiếp tham gia vào cuộc chạy trốn của một người đào tẩu, nên Li chỉ có thể tự đi taxi để đến lãnh sự quán Hàn Quốc nằm ở trung tâm thành phố.

Sau khi đến lãnh sự quán một cách an toàn, anh phải đợi hai tháng để chính phủ Bắc Kinh cho phép rời khỏi. Trong tháng đầu tiên, anh hiếm khi nói chuyện với bất cứ ai, dành thời gian chơi trò chơi điện tử hoặc tập luyện trên chiếc máy chạy bộ trong căn phòng nhỏ được cung cấp cho mình. Tuy nhiên, anh dần dần cởi mở hơn với nhân viên lãnh sự quán. Vào ngày 24 tháng 9, Li cuối cùng đã nhận được hộ chiếu mới và thị thực và đến Hàn Quốc.

Đối với Li, lúc đó 18 tuổi, cuộc thi toán học ở Hồng Kông là cơ hội cuối cùng để anh trốn thoát khỏi Triều Tiên. Bởi chỉ 1 năm nữa thôi là anh hết tuổi tham dự kỳ thi này.

Li phải nộp lại hộ chiếu Triều Tiên, không được phép sử dụng điện thoại thông minh, và được giám sát bởi các lãnh đạo nhóm. Nếu Li bị phát hiện khi cố trốn thoát khỏi Triều Tiên, Li và gia đình anh sẽ đối mặt với nguy hiểm nhưng Li đã không bỏ lỡ cơ hội cuối cùng tìm đến với tự do.

Mặc dù kế hoạch của Le có vẻ táo bạo và liều lĩnh, nhưng đó không phải là một ngẫu hứng. SCMP nói rằng Li đã quyết định trốn sang Hàn Quốc từ trước khi tham cuộc thi tại Hongkong.

Li đã từng hai lần giành huy chương bạc trong cuộc thi này - một lần ở Cape Town, Nam Phi, vào năm 2014 và một lần ở Chiang Mai, Thái Lan, vào năm 2015. Anh đã cảm nhận được sự khác biệt giữa hai miền Nam Bắc thông qua những người bạn Hàn Quốc gặp gỡ tại cuộc thi. Tại nhà của Li ở Gangwon-do, nằm ở phía nam của Triều Tiên cũng có thể bắt được tín hiệu truyền hình và radio từ phía bên kia biên giới đưa tin về thế giới bên ngoài cũng như cuộc sống của người dân Hàn Quốc.

Theo SCMP, trước khi đến Hongkong, Li đã nói với cha ông, một giáo viên toán trung học, về kế hoạch của mình. Mặc dù nguy hiểm có thể mang lại cho gia đình, nhưng người cha vẫn trao cho con trai một số tiền USD trị giá 200 USD, nói với con "không phải lo lắng, hãy cứ đi".

SCMP cũng đưa tin Li đã học các lớp về ngôn ngữ, văn hoá, xã hội và quan hệ quốc tế của Hàn Quốc và  sẽ nhập học tại trường đại học của Hàn Quốc vào đầu vào tháng 3.

Nhà báo Kim Young Sin
Ảnh: South China Morning Post
ysk1111@korea.kr