Trong 24 tiết, tiết thứ 3 gọi là tiết kinh chập(驚蟄) rơi vào khoảng ngày 5 tháng 3 dương lịch là thời khắc mà vạn vật thức tỉnh sau giấc ngủ đông. Lúc này các sinh vật của bắc bán cầu tỉnh dậy sau giấc ngủ đông và khí áp cao mang tính chất lục địa suy yếu dần.Tại bán đảo Triều Tiên mặc dù khí áp cao lưu động và hõm sâu của vùng khí áp mang tính chu kì và liên tục lặp lại khí hậu nóng lạnh tuy nhiên nhiệt độ từ từ tăng lên.
Sau tiết kinh chập vua chúa thời kì Joseon cùng nhau tổ chức lễ hội mừng vụ mùa đầu tiên. Đồng thời ban lệnh cấm giết hại côn trùng và diệt cỏ sau tiết kinh chập.
Tiết kinh chập là khi loài ếch thức dậy sau giấc ngủ đông vì vậy nó còn mang ý nghĩa báo hiệu khí hậu đã trở nên ấm áp.
Còn có một phong tục nữa vào thời kì này để cầu mong có sức khỏe tốt người ta vớt trứng của ếch và kì nhông tại các nơi nước đọng trên núi hoặc ruộng để ăn.

Trong 24 tiết, tiết thứ 3 vào khoảng 5 tháng 3 âm lịch gọi là tiết kinh chập(驚蟄) .
Kinh chập cũng là thời kì thuận lợi cho việc xây đắp vì vậy mà người ta thường trát hay xây tường vào thời gian này. Đặc biệt với những nhà có nhiều rệp để diệt chúng người ta trát bùn lên tường và đặt những bát nước pha tro ở góc nhà.
Vào tiết kinh chập người ta còn xem vỏ trấu để dự đoán mùa màng cả năm.
Với những người bị bệnh đường ruột hoặc bệnh bên trong người ta thường uống nước ép nhựa cây phong. Nước ép nhựa này được cho là chỉ phát huy tác dụng chữa bệnh khi được ép lấy vào những ngày thời tiết đẹp, vì vậy người ta sẽ không ép lấy nhựa uống vào những ngày thời tiết không tốt. Sau tiết kinh chập rất khó để lấy nhựa của cây phong và nếu có lấy được thì loại nhựa ép này cũng không có tác dụng chữa bệnh.
Phóng viên korea.net Gregory Eaves
Dịch : Phóng viên korea.net Tea Sol
Ảnh: Từ điển bách khoa toàn thư Hàn Quốc
gceaves@korea.kr